Những tiêu chuẩn chẩn đoán SUY THẬN là gì?
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận như thế nào là mối quan tâm của rất nhiều người khi mà căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến. Và nguy hiểm hơn là bệnh ít có những biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, người mắc thường chỉ phát hiện khi suy thận đã nặng.
Bệnh suy thận là gì?
Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng, khiến chất độc và nước dư thừa tích tụ lại trong cơ thể. Nguyên nhân suy thận có thể đến từ lối sống hoặc các yếu tố bệnh lý. Suy thận được chia làm 2 loại:
Suy thận dễ đe dọa tính mạng người mắc
Suy thận cấp: Đây là tình trạng thận mất chức năng hoạt động một phần hoặc hoàn toàn một cách nhanh chóng và đột ngột. Nếu điều trị sớm, người bị suy thận cấp có thể phục hồi.
Suy thận mạn: Là tình trạng chức năng của thận đã mất đi hơn 1/3 so với bình thường. Lúc này, thận bị tổn thương khá nặng và nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, người mắc có thể tử vong khi không được điều trị kịp thời bằng phương pháp chạy thận hoặc ghép thận. Vậy làm thế nào để chẩn đoán bệnh chính xác?
>>> Xem thêm: 5 điều lưu ý cho bệnh nhân suy thận
Các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận
Với y học hiện đại, tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận được xác định sau khi khai thác lâm sàng, làm xét nghiệm ure, creatinine máu. Cụ thể:
1. Chẩn đoán xác định
Tiêu chuẩn chẩn đoán này dựa vào một số nguyên nhân cấp tính dẫn đến suy thận như: Nhiễm độc, uống mật cá trắm, viêm cầu thận cấp, ngộ độc kali loại nặng,... với biểu hiện: Thiểu niệu, vô niệu; Rối loạn thăng bằng kiềm toan; Urê, creatinin máu tăng nhanh trong vài giờ đến vài ngày.
Chế độ ăn uống không lành mạnh dễ gây bệnh suy thận
2. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt xác định suy thận dựa trên các triệu chứng:
- Tăng urê do: Lượng protein vào cơ thể quá nhiều (có thể do khẩu phần ăn hoặc truyền nhiều acid amin);
- Xuất huyết đường tiêu hóa;
- Dùng corticoid hoặc tetracyclin;
- Tăng nồng độ creatinin máu
- Tiền sử có bệnh thận - tiết niệu;
- Tăng huyết áp, suy tim;
- Siêu âm có thể thấy 2 thận teo nhỏ hoặc thấy các nguyên nhân gây suy thận mạn khác (sỏi thận, thận đa nang),…
3. Chẩn đoán biến chứng
Một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán nữa đó chính là dựa vào các biến chứng mà suy thận gây ra như:
Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu tỷ lệ thuận với mức độ nặng - nhẹ của bệnh suy thận. Bởi khi thận bị tổn thương, các tế bào hồng cầu sụt giảm, gây ra tình trạng thiếu máu.
Bệnh tim mạch: Suy thận cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tim mạch, điển hình là tăng huyết áp, suy tim, rối loạn nhịp tim,… trong giai đoạn thiểu niệu/ vô niệu. Nếu lượng kali máu tăng cao thì có thể khiến tim ngừng đập hoặc chứng nhồi máu cơ tim,…
Mắc bệnh tim mạch tiềm ẩn nguy cơ suy thận rất lớn
Tiêu hóa: Suy thận là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng về đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy cấp,... khiến bệnh ngày càng nặng, tăng nguy cơ tử vong.
Thần kinh: Hội chứng tăng urê máu gây rối loạn thần kinh cơ, khiến người bị suy thận thiếu tập trung, thường xuyên đau đầu, chóng mặt, có thể co giật, hôn mê.
Chuyển hoá: Người bị suy thận rất dễ mất nước và rối loạn điện giải với biểu hiện: Tăng phospho, tăng calci máu, tăng magie máu, tăng acid uric… Nếu không được điều trị sớm và theo dõi chặt chẽ, người mắc có thể tử vong.
>>> Xem thêm: Suy thận cấp tính có thể tiến triển thành mạn tính
Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận
Chuyên gia khuyên người bị suy thận chỉ nên ăn từ 2 - 4g muối/ngày, giảm lượng đạm tiêu thụ và bổ sung nước tùy thuộc vào mức độ bệnh. Ngoài ra, người bị suy thận nên có chế độ tập luyện phù hợp và thường xuyên để nâng cao sức khỏe toàn trạng. Bên cạnh đó, nhiều người có xu hướng tìm đến các giải pháp tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung những thảo dược, tiêu biểu như cây dành dành.
Cây dành dành chữa suy thận hiệu quả
Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, dành dành được sử dụng làm thành phần chính, kết hợp với các vị dược liệu quý như mã đề, đan sâm, hoàng kỳ,… tạo nên sản phẩm tiện dùng cho mọi người. Sản phẩm có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy thận, cải thiện chức năng thận, bài trừ sỏi thận, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở bệnh nhân suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những bệnh nguy cơ: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận, viêm cầu thận,…
Trên đây là một số tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mà mọi người cần biết để nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Các chuyên gia khuyên bạn nên có chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý, kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cây dành dành để bảo vệ thận, ngăn ngừa suy thận càng sớm càng tốt!
Bình luận