Bệnh nang thận xảy ra khi xuất hiện các túi chứa nước tại thận. Nếu không được can thiệp đúng cách, bạn sẽ phải chọc hút nang để điều trị tình trạng này. Vậy nang thận là gì? Nên làm gì để làm nhỏ nang, tránh “đụng dao kéo”? Có cách nào phòng ngừa nang thận tiến triển không? Bài viết chi tiết về nang thận hôm nay sẽ giải đáp giúp bạn.

Nang thận là gì? Có bao nhiêu loại nang thận?

Nang thận là một túi kín chứa đầy chất lỏng. Túi này phát triển trong thận. Một số nang thận nhỏ đến mức bạn không thể nhìn thấy chúng nếu không có kính hiển vi. Trong khi những trường hợp khác, nang có thể phát triển to bằng một quả bóng bàn. Khi phát triển lớn hơn, nang thận có thể đè lên những cơ quan lân cận và gây đau. Bạn có thể bị một hay nhiều nang trên 1 hoặc cả 2 thận. 

Có nhiều loại bệnh nang thận khác nhau. Tuy nhiên, có 3 dạng nang thận chính với các đặc điểm khác nhau như:

Nang thận đơn độc

Nang đơn độc là nhóm phổ biến nhất, với những nang riêng lẻ hình thành trên vỏ thận. Chúng có thành mỏng, chứa chất lỏng giống như nước. Các nang đơn độc này không làm hỏng cấu trúc hoặc ảnh hưởng quá nhiều đến chức năng của thận. 

Nang thận đơn giản thường được phát hiện tình cờ trong quá trình chụp ảnh ổ bụng. Tỷ lệ hiện mắc bệnh nhóm này khá khác nhau giữa các nghiên cứu, dao động từ 5 - 41%.

Thận nhiều nang (từ 2 trở lên)

Thận nhiều nang là kết quả của sự tắc nghẽn nhiều đơn vị thận. Bệnh là một tình trạng rối loạn bẩm sinh, không liên quan đến bất thường gen. Nhóm bệnh này thường gặp nhất ở tuổi niên thiếu, tần suất 1/3000, hay gặp ở bé trai và thường chỉ bị một bên thận. 

Bệnh thận đa nang 

Thận đa nang là một bệnh di truyền nặng, có thể lây truyền theo kiểu lặn hoặc trội trên nhiễm sắc thể thường. Dạng lặn có tỷ lệ 1/20000 và thường dẫn đến tử vong do thận to quá mức, gây chèn ép phổi. Dạng trội xảy ra ở 1/800 người, gây bệnh nặng ở tuổi trưởng thành. 

nang-than-thuong-it-gay-nguy-hiem.webp

Nang thận thường ít gây nguy hiểm

Nang thận hình thành như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, các bác sĩ chưa biết đầy đủ về những nguyên nhân gây nang thận. Nhiều học giả cho rằng, nang thận có thể hình thành do một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân như sau: : 

  • Mỗi quả thận có khoảng một triệu ống nhỏ thu thập nước tiểu. Các nang có thể bắt đầu hình thành khi một ống bị tắc, sưng lên và chứa đầy chất lỏng. Nguyên nhân gây tắc nghẽn các ống nhỏ này thường do: Viêm nhiễm, bị sỏi thận, xơ hóa,... 
  • Nguy cơ có nang thận tăng lên khi bạn già đi. Đến 40 tuổi, khoảng 25% số người sẽ mắc chứng bệnh này. Đến 50 tuổi là khoảng 50%. Nam giới có nguy cơ phát triển nang thận cao hơn nữ giới.
  • Ngoài ra, nang ở thận là một tình trạng có tính di truyền trong gia đình.

Xác định bệnh nang thận như thế nào?

Nang thận trái hay phải thì đều ít có biểu hiện lâm sàng. Bệnh thường được phát hiện qua siêu âm một cách tình cờ hoặc thông qua các biến chứng. Vì vậy, để xác định được nang thận, bác sĩ sẽ căn cứ thông qua một số dấu hiệu lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác.

Triệu chứng bệnh nang thận

Những dấu hiệu, triệu chứng nang thận lâm sàng có thể kể đến như:

  • Bị sốt kèm rét run khi có nhiễm trùng tại nang thận hoặc chảy máu.
  • Đau lưng 2 bên hoặc giữa xương sườn và xương chậu (đau âm ỉ do các cơ quan khác bị chèn ép, có thể trở nên nghiêm trọng nếu u nang bị vỡ).
  • Đau ở bụng trên.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Nước tiểu lẫn máu hoặc có màu đậm.
  • Thận to, sờ thấy được.
  • Nhức đầu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Bị huyết áp cao (do chèn ép động mạch thận).

Những biến chứng này có thể tăng dần cường độ, mức độ nếu nang thận bị vỡ hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng hoặc nghi ngờ về các triệu chứng này, cần gặp bác sĩ và tiến hành thăm khám, chẩn đoán ngay lập tức.

>>>XEM THÊM: Những biểu hiện đặc trưng của suy thận mạn

Xác định qua các chẩn đoán cận lâm sàng

Khi đã có một số biểu hiện lâm sàng trên, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác để xác định chính xác bệnh nang thận. Những chẩn đoán này có thể bao gồm như:

  • Chụp CT, MRI: Xác định về hình ảnh của khối u hoặc nang thận.
  • Siêu âm: Xác định nang qua sóng âm thanh.
  • Kiểm tra chức năng thận bằng xét nghiệm máu, xét nghiệm phân tích nước tiểu.

nang-than-co-the-gay-dau-hong-khu-vuc-suon-lung.webp

Nang thận có thể gây đau hông, khu vực sườn - lưng

U nang thận có nguy hiểm không? Các biến chứng hay gặp 

Nang ở thận hầu hết thuộc loại lành tính, bệnh thường tiến triển chậm, ít nguy hiểm hay biến chứng. Một số trường hợp nang có thể phát triển to và gây đau nhiều. Nang thận chỉ nguy hiểm khi phát hiện muộn và bệnh đã tiến triển sang các biến chứng khác. Nang thận phải hoặc trái có thể dẫn đến các biến chứng khá nguy hiểm, bao gồm:

  • Nhiễm trùng trong nang thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Vỡ nang.
  • Tắc nghẽn đường của nước tiểu ra khỏi thận.
  • Nang thận có thể làm hỏng cơ quan này từ từ theo thời gian. Khoảng một nửa số người mắc bệnh nang thận này sẽ bị suy thận khi 60 tuổi.
  • Biến chứng sỏi thận, chiếm tỷ lệ 11 - 34%.
  • Ung thư thận (chủ yếu là ung thư tế bào thận, đôi khi là ung thư nhú thận).
  • Gây bệnh huyết áp cao: Khoảng 50% người bị thận đa nang mắc tăng huyết áp khi đi khám lần đầu. Số còn lại cũng sẽ xuất hiện tăng huyết áp sau này. Bệnh huyết áp cao có thể kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

nang-than-co-the-dan-den-tang-huyet-ap.webp

Nang thận có thể dẫn đến tăng huyết áp

Cách điều trị để tránh phải chọc hút nang thận 

Bác sĩ thường sẽ xác định về nguyên nhân, tình trạng nang thận, các dấu hiệu và biến chứng của bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp. Cụ thể sẽ có những cách điều trị như sau.

Đối với nang thận có kích thước nhỏ

Thông thường, nếu nang nhỏ, ít gây triệu chứng thì không cần can thiệp điều trị bằng các biện pháp y khoa. Người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị tại nhà (ăn uống, thói quen sinh hoạt). Tuy nhiên cần khám bệnh định kỳ mỗi 6 tháng để theo dõi diễn biến của nang để can thiệp điều trị kịp thời.

Điều trị bằng thuốc Tây kết hợp

Ngoài các trường hợp trên, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị khác. Ví dụ như:

  • Kháng sinh: Điều trị nhiễm khuẩn thận với kháng sinh phù hợp.
  • Điều trị với thuốc hạ áp khi có tăng huyết áp (thường dùng nhóm ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II).
  • Dùng thuốc bổ sung đạm, trị thiếu máu khi có biến chứng suy thận.

Sử dụng thảo dược để hạn chế chọc hút nang

Bên cạnh quá trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược để hỗ trợ làm nhỏ nang, hạn chế chọc hút, phòng ngừa tái phát hiệu quả. Trong đó, có loại thảo dược Dành dành đã được nghiên cứu và chứng minh tốt cho người bị bệnh nang thận.

>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?

Theo đông y, dành dành thường dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, giúp điều hòa huyết áp, đẩy mạnh lưu thông máu tăng cường chức năng thận, hạn chế bệnh ở thận tiến triển sang những giai đoạn sau, làm giảm nhu cầu chạy thận. Theo nghiên cứu năm 2017, tác giả Xiaobo Li và cộng sự (Trung Quốc) công bố, thành phần từ dịch chiết quả và thân cây dành dành có tác dụng tăng cường chức năng thận, giảm xơ hóa thận tiến triển thông qua ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô và trung mô. Để nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh lý nang thận và ngăn ngừa biến chứng suy thận thì người bệnh nên sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính dành dành kết hợp với đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo, mã đề, bạch phục linh,...

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam 2021 có 92,9% người sử dụng sản phẩm có những thành phần thảo dược trên đều có trải nghiệm hài lòng hoặc rất hài lòng.

danh-danh-giup-cai-thien-chuc-nang-than-giam-nang-than.webp

Dành dành giúp cải thiện chức năng thận, giảm nang thận

Điều trị nang thận có kích thước lớn

Trường hợp nang thận có kích thước trên 6cm thì nên mổ vì nó gây chèn ép mô thận, lâu ngày gây ảnh hướng đến chức năng thận. Đối với những nang có kích thước nhỏ hơn nhưng gây biến chứng nhiễm trùng, xuất huyết trong nang, gây đau nhiều mà điều trị nội khoa không đỡ, tái phát nhiều lần thì cũng cần can thiệp ngoại khoa.

Hiện nay, có các phương pháp điều trị nang thận phổ biến dưới đây:

  • Chọc hút nang (liệu pháp xơ hóa): Đầu tiên cần gây tê cục bộ. Với hướng dẫn từ siêu âm, bác sĩ sẽ đặt một cây kim mỏng vào nang thận qua da và hút chất lỏng ra. Sau đó có thể bơm vào nang dung dịch làm xơ hóa. Phương pháp trên dễ tái phát, lên tới trên 80% sau 3 tháng thực hiện.
  • Mổ hở cắt chóp nang: Phương pháp này gây đau nhiều, thời gian nằm viện dài, để lại sẹo.
  • Phẫu thuật nội soi cắt chóp nang: Bạn sẽ được gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ nang thận qua nội soi. Đầu tiên cần hút hết dịch trong nang, sau đó cắt hoặc đốt các thành của nó. Bạn sẽ cần ở lại viện vài ngày sau khi phẫu thuật. Vết mổ rất nhỏ (0.5-1cm), đau ít, người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh.

Kết hợp chế độ ăn uống trong điều trị nang thận

Người bị nang thận có thể bổ sung một số loại thực phẩm sau vào khẩu phần ăn:

  • Thịt bò: Chứa nhiều protein và dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, cần bổ sung lượng đạm phù hợp.
  • Trứng: Giúp tăng cường vitamin D và axit amin. Lưu ý, chỉ nên ăn với số lượng vừa phải.
  • Người bị nang thận nên ăn bắp cải: Giàu vitamin B6, B12, vitamin K, axit folic và chất xơ. Chúng rất tốt cho quá trình phục hồi chức năng thận. 
  • Hành tây: Chứa nhiều flavonoids, có thể ngăn sự phát triển của các tổn thương thận. 
  • Nho và táo: Chúng rất giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch nên rất tốt cho những người có bệnh lý về thận. 
  • Tỏi: Có tính kháng viêm, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm nguy cơ viêm nhiễm trong nang thận. Ngoài ra, tỏi còn giúp lưu thông máu tốt hơn, hạn chế cholesterol.
  • Dầu ô liu:Dùng để thay thế mỡ động vật, bơ. Các dưỡng chất trong đó sẽ làm giảm nguy cơ nang thận bị biến chứng.
  • Bí ngô: Chứa nhiều tinh bột nhưng không làm tăng đường huyết, giúp thận lọc máu tốt hơn.
  • Các món luộc và rau xanh.
  • Uống đủ nước (khoảng 2 lít/ngày) sẽ hỗ trợ khả năng đào thải độc của thận, giúp cơ quan này hoạt động tốt hơn, hạn chế biến chứng của bệnh nang thận.

>>>XEM THÊM: Người bị suy thận nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát tình trạng bệnh?

Ngoài ra, người bị nang thận nên chú ý tránh ăn mặn, hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn, kiêng thịt đỏ, đồ chứa nhiều mỡ và cholesterol, thực phẩm giàu kali và đồ ăn cay nóng. Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc lá.

che-do-an-uong-dong-vai-tro-rat-quan-trong-trong-dieu-tri-nang-than.webp

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị nang thận

Nang thận nếu được phát hiện kịp thời vẫn có thể được điều trị khỏi và trở lại trạng thái bình thường. Do đó, bạn nên lưu ý đến các dấu hiệu của bệnh nang thận, trong trường hợp đã bị cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ và phối hợp các biện pháp xung quanh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nang thận và bệnh lý liên quan đến thận, vui lòng để lại thông tin dưới phần bình luận.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.healthline.com/health/kidney-cyst#causes-and-risk-factors
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
  3. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/kidney-cyst-causes-symptoms-treatments
  4. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14884-kidney-cysts 
  5. https://www.sciencedirect.com/topics/nursing-and-health-professions/kidney-cyst 

Bình luận