Sỏi thận xuất hiện khi có sự tích tụ của các chất thải không được đào thải hết và tích tụ lại trong thận hoặc niệu quản. Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp của đường tiết niệu. Tại Việt Nam, khoảng 10% dân số đã từng ít nhất một lần bị sỏi thận trong đời. Vậy làm sao để nhận biết sớm để điều trị, phòng tránh căn bệnh này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé. 

Sỏi thận là gì? Tổng quan về sỏi thận

Sỏi thận hay sỏi niệu là những khối rắn, hình thành từ quá trình lắng đọng và tích tụ của các phân tử chất khoáng có trong nước tiểu. Kích thước của viên sỏi thận có thể dao động từ vài micromet đến vài centimet. Sỏi thận có thể hình thành khi nồng độ muối, khoáng chất trong nước tiểu tăng hoặc lượng nước tiểu giảm.

Viên sỏi thận thường xuất hiện ở vị trí nào?

Những viên sỏi có kích thước nhỏ vẫn được thận lọc và đào thải ra ngoài bình thường. Tuy nhiên viên sỏi kích thước lớn không được lọc, hoặc trên đường di chuyển chúng hợp lại với nhau thành sỏi lớn hơn sẽ va chạm, thậm chí tắc đường dẫn niệu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dựa vào đường đi của đường dẫn nước tiểu, những vị trí hẹp tự nhiên do cấu trúc giải phẫu thường dễ xuất hiện sỏi thận. Do cấu trúc đường tiết niệu nam giới có nhiều vị trí phức tạp hơn nên tỷ lệ bị sỏi thận cũng cao hơn. Những vị trí này bao gồm:

  • Cổ đài thận.
  • Cổ bể thận.
  • Chỗ hẹp tại niệu quản: Đoạn thắt lưng tại 1/3 trên của niệu quản, Vị trí nội thành của bàng quang hay đoạn chậu hông bé.
  • Vùng bàng quang.
  • Ở niệu đạo: Hành niệu đạo, xoang tuyền liệt tuyến của nam giới.

Than-binh-thuong-va-than-bi-soi.webp

Ảnh minh họa thận bình thường và thận bị sỏi

Các loại sỏi thận thường gặp

Sỏi thận có thể được hình thành bởi nhiều nguyên tố khác nhau. Dưới đây là các dạng sỏi thường gặp nhất

Sỏi Calcium: Trong sỏi Calcium có 2 loại sỏi nhỏ gồm calcium oxalate và  calcium phosphate. Đây là loại sỏi phổ biến nhất trong các loại sỏi thận. Tỉ lệ sỏi Calcium chiếm đến khoảng 80% trong các loại sỏi thận. Sỏi Calcium Oxalate được hình thành từ sự kết hợp của Canxi và Oxalat. Thường có màu vàng, nâu và rất cứng. Trong khi đó Calcium Phosphate cũng tương tự, là sự hình thành của Calcium và phosphoric Acid, chúng không phổ biến bằng Calcium Oxalate.

Sỏi Struvite: Được gọi là sỏi nhiễm trùng, hình thành sau một đợt nhiễm khuẩn kéo dài do vi khuẩn có khả năng tạo Amonium từ Ure trong nước tiểu. Sự kết hợp của Amonium với phân tử Magie hay Phosphate tạo thành sỏi, đồng thời vi khuẩn sẽ bám vào viên sỏi. Đây là tình trạng sỏi nghiêm trọng và xảy ra nhiều ở nữ giới hơn nam giới.

Sỏi Acid uric: Acid uric xuất hiện khi quá trình chuyển hóa Purin trong cơ thể tăng lên. Loại sỏi này thường là hệ quả của chế độ ăn giàu purin, protein hoặc xuất hiện ở những bệnh nhân tiểu đường, bị bệnh gout hoặc đang thực hiện hóa trị.

Sỏi Cystine: Là loại sỏi ít gặp, được hình thành khi thận bài tiết quá mức axit amin cystine trong nước tiểu. Đây cũng là loại sỏi mang tính chất di truyền (nếu gia đình bạn có người bị sỏi Cystine, tỷ lệ bạn bị sỏi thận này sẽ cao hơn).

cac-loai-soi-than-thuong-gap.webp

Các loại sỏi thận thường gặp

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận

Trên thực tế, cơ chế để hình thành sỏi thận là do sự xuất hiện của các chất thải, vật chất rắn hoặc chất cặn nhiều quá mức so với lượng chất lỏng được hình thành trong thận. Những chất rắn lúc này bị kẹt lại ở thận hoặc ống niệu, kết tinh và tạo thành sỏi thận.

Nguyên nhân của sỏi thận thường không cụ thể hay đơn lẻ, mà sẽ là tập hợp của nhiều yếu tố nguy cơ khiến hình thành sỏi thận. Cụ thể, có những yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng bị sỏi thận như:

  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Chế độ ăn nhiều muối, nhiều mỡ làm tăng nồng độ các chất khoáng trong nước tiểu. Các thực phẩm chứa nhiều nhân purin cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện sỏi thận.

  • Không uống đủ nước

Nạp đủ lượng nước mỗi ngày đóng vai trò rất quan trọng cho việc lọc, bài tiết chất thải của thận. Khi lượng nước tiểu ít đi, nồng độ các chất khoáng tăng lên sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận hình thành.

  • Nhịn tiểu

Nhịn tiểu khiến thời gian lưu lại của các chất khoáng trong đường tiết niệu tăng lên. Các phân tử chất khoáng sẽ có cơ hội liên kết lại với nhau tạo thành sỏi thận.

  • Mất ngủ kéo dài

Trong thời gian ngủ là thời gian vàng để thận có thể sửa chữa các mô tế bào bị tổn thương. Ở những người mất ngủ, quá trình sửa chữa kém hiệu quả dẫn đến chức năng thận cũng bị ảnh hưởng.

  • Nhịn ăn sáng

Nhiều trường hợp bệnh nhân sỏi thận thừa nhận rằng họ từng, hoặc hay nhịn ăn sáng. Việc nhịn ăn sáng sẽ làm dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường tiêu hóa. Quá trình này diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng sỏi mật, sỏi thận.

  • Sử dụng thuốc

Sử dụng các thuốc điều trị bệnh, nhất là nhóm thuốc kháng sinh Beta – Lactam làm tăng nguy cơ xuất hiện sỏi thận. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin D, Vitamin C hay Calci không đúng theo chỉ định của bác sĩ cũng dễ dẫn đến sỏi thận.

che-do-dinh-duong-khong-khoa-hoc-va-luoi-uong-nuoc-co-the-gay-ra-soi-than.webp

Chế độ dinh dưỡng không khoa học và “lười” uống nước có thể gây ra sỏi thận

Dấu hiệu, triệu chứng sỏi thận không nên bỏ qua

Bệnh nhân sỏi thận có thể có hoặc không xuất hiện triệu chứng nào. Những dấu hiệu, triệu chứng dưới đây chứng tỏ việc sỏi thận di chuyển va chạm với đường niệu đạo hoặc tắc niệu đạo. Lúc này, những triệu chứng mà người bệnh có thể cảm nhận được như:

  • Xuất hiện những cơn đau, bao gồm: Cơn đau quặn thận xuất hiện đột ngột ở vùng cạnh lưng, lan ra phía trước và đi xuống dưới.Đau háng và vùng bụng dưới. Những cơn đau này có thể diễn ra theo từng đợt và tăng dần về tần suất và cường độ đau. Đau, nóng rát khi đi tiểu.
  • Triệu chứng thông qua nước tiểu: Hay buồn đi tiểu nhưng tiểu ít, tiểu rát hay tắc giữa dòng.Nước tiểu đục màu hay màu hồng.
  • Triệu chứng khác đi kèm: Ói mửa, sốt ớn lạnh do nhiễm trùng đường tiết niệu.

nhung-trieu-chung-dien-hinh-cua-benh-soi-than.webp

Những triệu chứng điển hình của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận nguy hiểm như thế nào?

Sỏi thận sẽ gây nguy hiểm nếu như người bệnh không được phát hiện, điều trị kịp thời. Sỏi thận sẽ di chuyển trong thận và niệu quản (nối giữa thận và bàng quang). Thông thường, khi sỏi thận tiến triển đến giai đoạn cuối sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Những biến chứng này có thể gồm: 

  • Gây nhiễm trùng nặng, đặc biệt gây ra nhiễm trùng huyết có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Gây tắc nghẽn tại thận: Đây là biến chứng cấp tính, tiên lượng nặng. Tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn khiến bể thận bị giãn to, sau 6 tuần làm tổn thương nhu mô thận không hồi phục. Sự tắc nghẽn này còn khiến người bệnh bị đau đớn mỗi khi đi vệ sinh, tiểu tiện.
  • Suy thận cấp: Do tình trạng tắc nghẽn nặng, có thể một hoặc cả 2 bên niệu quản đều bị tắc. Bệnh nhân có biểu hiện vô niệu. Các chất sản phẩm lọc của thận không được đào thải dẫn đến toan chuyển hóa, nồng độ kali, ure, creatinine tăng cao.
  • Suy thận mạn: Đây là hậu quả nặng nề nhất khi bị sỏi thận. Các đơn vị chức năng của thận đã bị xơ hóa, mất chức năng không hồi phục.

Cách điều trị sỏi thận hiệu quả

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ cần thực hiện các phương pháp xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp CT, X-quang để xác định bệnh và mức độ của bệnh. Dựa vào kích thước sỏi thận, nguyên nhân và yếu tố hình thành, bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp. 

Sỏi có kích thước nhỏ và ít triệu chứng 

Hầu hết, các bác sĩ sẽ ưu tiên những phương pháp không xâm lấn để điều với trường hợp sỏi thận nhỏ và không hoặc có ít triệu chứng. Các biện pháp được chỉ định để giúp làm giảm các triệu chứng, làm tan/đào thỏi thận. Bao gồm: 

  • Uống nước: Người bệnh được yêu cầu cung cấp đủ lượng nước cần thiết dựa trên nhu cầu của cơ thể và kích thước của sỏi thận. Uống nước đúng và đủ sẽ giúp nước tiểu được loãng hơn, ngăn ngừa được quá trình hình thành sỏi thận.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau chống viêm NSAIDS trong trường hợp này có hiệu quả tốt. Nếu tình trạng đau không cải thiện, cần cân nhắc dùng thuốc giảm đau Opioid (Morphin).
  • Các loại thuốc khác: Những loại thuốc này sẽ được chỉ định với mục đích chính giúp loại bỏ được sỏi thận. Ví dụ như Thuốc giãn cơ trơn (Buscopan) dùng đường tiêm tĩnh mạch.Sử dụng kháng sinh nếu bệnh nhân có nhiễm trùng (kháng sinh đặc hiệu với Gram âm như nhóm Cephalosporin, Quinolon hay Aminosid).

su-dung-thuoc-dieu-tri-soi-co-kich-thuoc-nho.webp

Sử dụng thuốc điều trị sỏi có kích thước nhỏ

Trường hợp sỏi to và có triệu chứng nghiêm trọng

Khi sỏi thận đã phát triển với kích thước lớn, không thể đào thải ra ngoài hoặc quá trình đào thải có thể gây chảy máu, tổn thương cho thận, nhiễm trùng,... Người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp ngoại khoa như:

  • Phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích: Sóng âm tạo ra độ rung động mạnh và làm sỏi bị vỡ nhỏ, thuận tiện cho việc đào thải.
  • Phẫu thuật: Bao gồm phương pháp mổ nội soi lấy sỏi và phẫu thuật mổ hở (thủ thuật lấy sỏi thận qua một vết rạch nhỏ trên lưng). Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định bằng phẫu thuật tuyến cận giáp nếu sỏi thận thuộc loại calcium phosphate do tuyến cận giáp phát triển mạnh gây ra.

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát bằng thảo dược

Trong quá trình thực hiện điều trị bằng Tây Y, nhiều người bệnh sỏi thận đã lựa chọn sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên để giúp hỗ trợ làm tan sản, ngăn ngừa tái phát. Các loại thảo dược thiên nhiên thường có ưu nhược điểm như sau:

  • Ưu điểm: An toàn, không can thiệp vào cơ thể, ít gây ra tác dụng phụ.
  • Nhược điểm: Cần sử dụng trong khoảng thời gian nhất định để có hiệu quả.

Tuy vậy, một số bài thuốc vẫn được nhiều người lựa chọn. Trong đó có bài thuốc gồm các loại dược liệu quý như Dành dành, Mã đề, Râu mèo,... Theo nghiên cứu được tiến hành năm 2017, thảo dược dành dành được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa các tổn thương xơ hóa thận tiến triển. Sự kết hợp với các thảo dược có tác dụng lợi tiểu, bào mòn sỏi và bảo vệ thận như mã đề, râu mèo có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ bào mòn sỏi, đào thải sỏi thận, giảm các triệu chứng, biến chứng của sỏi thận như bí tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu đau, rát,... Theo khảo sát người sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chính dành dành của Tạp chí Kinh tế Việt Nam 2021 cho thấy có tới 92,9% người dùng hài lòng khi sử dụng.

danh-danh-vi-thuoc-quy-dung-cho-benh-soi-than.webp

Dành dành – vị thuốc quý dùng cho bệnh sỏi thận

>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?

Phòng ngừa sỏi thận tái phát như thế nào? 

Bên cạnh việc điều trị sỏi thận, chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống khoa học cũng góp phần quan trọng để sỏi thận không tái phát. Dưới đây là một số vấn đề người bệnh sỏi thận nên lưu ý để giúp phòng ngừa, ngăn chặn sỏi thận tái phát.

Nguyên tắc trong ăn uống cho người sỏi thận

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến sỏi thận. Vì vậy, để ngăn ngừa sỏi thận tái phát, người bệnh cần lưu ý:

  • Tránh đồ ăn mặn: Khi lượng muối nạp vào cơ thể nhiều, nồng độ ion Natri sẽ tăng cao trong nước tiểu. Điều này kéo theo nồng độ ion Calci cũng tăng theo, từ đó làm tăng nguy cơ sỏi thận. 
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhân Purin như thịt đỏ, nội tạng động vật.
  • Các thực phẩm chứa oxalat kể cả hoa quả và rau xanh như củ cải đường, các loại đậu hay khoai lang.
  • Ngoài ra, những người bệnh sỏi thận cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi muốn bổ sung các vitamin, khoáng chất từ thực phẩm bổ sung.
  • Uống đủ trên 2 lít nước mỗi ngày là điều rất cần thiết, kể cả người khỏe mạnh bình thường.
  • Các chất dinh dưỡng thiết yếu gồm protein, tinh bột, chất béo vẫn cần được bổ sung đầy đủ hàng ngày.

Thay đổi chế độ sinh hoạt, lối sống hàng ngày

Để giúp cơ thể có thể tăng cường được sự miễn dịch, thận có thể hoạt động tốt đúng với chức năng, người bệnh cũng cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt, lối sống phù hợp. Ví dụ như:

  • Nên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Thông thường từ 2 - 3 lít/người trưởng thành/ngày.
  • Không nên nhịn tiểu, cần giải quyết ngay khi có nhu cầu.
  • Thực hiện kiểm soát cân nặng, kiểm soát căng thẳng và điều chỉnh thói quen ngủ nghỉ phù hợp.
  • Tập luyện thêm các bài tập nhẹ nhàng không quá sức.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện được sỏi thận kịp thời.

Tóm lại, sỏi thận là bệnh nguy hiểm nhưng không khó chữa. Bạn có thể chủ động phòng tránh căn bệnh này từ việc thay đổi lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học, sử dụng các biện pháp hỗ trợ chứa cây dành dành. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn để có thể nhận biết phòng ngừa bệnh sỏi thận.

Nếu còn vấn đề cần được giải đáp về bệnh sỏi thận, vui lòng để lại thông tin dưới dưới phần bình luận.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.webmd.com/kidney-stones/ss/slideshow-hurt-kidneys
  2. https://www.healthline.com/health/kidney-stones
  3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
  4. https://emedicine.medscape.com/article/437096-overview
  5. https://www.nhs.uk/conditions/kidney-stones/ 
  6. https://kidneystonemelbourne.com.au/diagnosis/complications-kidney-stones
  7. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/diagnosis-treatment/drc-20355759
Dược sĩ Đào Ngọc

banner web sản phẩm.jpg

Bình luận