Thận ứ nước độ 1 - Những thông tin quan trọng bạn cần biết
Thận ứ nước được chia làm 4 cấp độ, từ nhẹ đến nặng. Trong đó, thận ứ nước độ 1 cần được điều trị sớm để hạn chế nguy cơ tắc nghẽn đường tiểu, làm tổn thương thận nghiêm trọng. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và cách điều trị, kiểm soát hiệu quả.
Thận ứ nước độ 1 là gì?
Thận ứ nước độ 1 là nhẹ nhất trong hệ thống phân loại cấp độ thận ứ nước. Ở giai đoạn này, thận giãn nở nhẹ do một phần nước tiểu bị tắc nghẽn tại niệu quản. Khi lượng nước tích tụ quá nhiều, thận giống như một quả bóng bị bơm căng, dễ bị tổn thương dẫn đến suy thận cấp. Thận ứ nước kéo dài khiến người bệnh đối mặt với các vấn đề nguy hiểm như hội chứng ure huyết cao, rối loạn điện giải, tổn thương vĩnh viễn nhu mô thận, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng toàn thân, suy thận cấp, nguy cơ tử vong tăng cao.
Thận ứ nước cấp độ 1 là cấp độ nhẹ trong hệ thống phân loại thận ứ nước
Các nguyên nhân gây thận ứ nước được xác định do:
- Sỏi thận: Những viên sỏi thận ngăn dòng chảy nước tiểu qua các ống thận, niệu quản, khiến một phần hoặc toàn bộ lượng nước tiểu kẹt lại ở thận, làm thận ứ nước, tăng nguy cơ xuất hiện thêm nhiều sỏi.
- Tăng kích thước tuyến tiền liệt: Ở nam giới, tình trạng phì đại tuyến tiền liệt gây bí tiểu lâu ngày, làm thận ứ nước và cuối cùng là suy thận.
- Các bệnh lý liên quan đến niệu quản: U nang (ác tính hoặc lành tính), u cơ bàng quang,... làm tăng kích thước các cơ quan lân cận, chèn ép niệu quản khiến thận bị ứ nước.
- Bẩm sinh: Hẹp niệu quản, các tổn thương, dị tật liên quan đến niệu đạo có thể gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu.
- Mang thai: Sự phát triển của thai nhi trong tử cung có thể đè lên niệu quản, làm hẹp niệu quản, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông nước tiểu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu dễ mắc thận ứ nước vì vi khuẩn gây viêm niệu quản dẫn đến phù nề và tắc niệu quản, khiến nước tiểu ứ đọng tại thận.
Triệu chứng thận ứ nước độ 1
Một số triệu chứng thận ứ nước độ 1 đặc trưng bạn cần chú ý bao gồm:
- Cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
- Đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm.
- Cảm giác đau nhói nhẹ vùng hông và lưng dưới.
- Đi tiểu khó khăn, tiểu són hoặc đau khi đi tiểu.
Các triệu chứng thận ứ nước độ 1 có thể thay đổi theo thời gian và nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, có thể vô tình phát hiện bệnh khi chụp CT scan hoặc siêu âm thấy thận có dấu hiệu giãn nở từ 5 – 7mm. Một bên thận ứ nước cấp 1, các biểu hiện của bệnh không rõ rệt, người mắc thường không cảm thấy sự khác biệt vì 1 bên thận còn lại vẫn hoạt động tốt để bù trừ. Trong trường hợp cả 2 thận đều ứ nước, chức năng lọc máu bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng rõ rệt hơn.
Thận ứ nước cấp 1 có thể khiến bạn đau hông lưng
Cách điều trị thận ứ nước độ 1
Thận ứ nước độ 1 tuy nhẹ nhưng không nên chủ quan, cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt, hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Điều trị thận ứ nước dựa trên nguyên tắc giải quyết tắc nghẽn nước tiểu càng sớm càng tốt, ngăn chặn tổn thương thận vĩnh viễn, tránh trường hợp thận ứ nước trở nặng.
Nếu sỏi thận là nguyên nhân khiến thận ứ nước, kiểm soát lượng nước nạp vào kết hợp sử dụng thuốc lợi tiểu có thể giúp loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể. Trường hợp bị sỏi nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật lấy sỏi. Người bệnh thận ứ nước do bẩm sinh hoặc các vấn đề về hẹp đường tiết niệu có thể làm phẫu thuật, đặt sonde J.J. Trong trường hợp thận ứ nước do tắc nghẽn nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ nước ra khỏi thận bằng cách:
- Đặt sonde tiểu (ống thông tiểu) để loại bỏ nước tiểu ra khỏi thận, bàng quang, giảm áp lực, sưng tấy ở thận, cách này thường áp dụng cho nam giới bị thận ứ nước do phì đại tuyến tiền liệt
- Đặt stent để dẫn nước tiểu từ niệu quản xuống bàng quang nếu người bệnh vẫn đi tiểu được, không đau đớn.
- Đặt ống dẫn lưu để dẫn lưu nước tiểu từ thận ra ngoài cơ thể.
Đặt ống thông tiểu điều trị thận ứ nước
>>> XEM THÊM: Những triệu chứng thường gặp khi đặt ống JJ trong điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị thận ứ nước hiệu quả
Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, nhiều người bị thận ứ nước lựa chọn kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2017 đã chứng minh, dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa và tổn thương thận. Dành dành còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sinh học cao, giúp hạ huyết áp. Sản phẩm còn là sự kết hợp với các thảo dược quý khác như:
- Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận do đái tháo đường, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric.
- Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện tình trạng giữ nước và giữ natri, làm chậm diễn tiến của suy thận.
- Bạch phục linh: Lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng.
- Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi thận bị ứ nước.
- Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, giúp bổ thận.
- Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận, triệt tiêu các superoxide (gốc tự do), bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy.
Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị thận ứ nước an toàn, hiệu quả
Do đó, sản phẩm giúp cải thiện triệu chứng phù nề, tiểu đêm, tiểu khó, đau hông lưng,... do thận ứ nước, ngăn bệnh tiến triển nặng hoặc biến chứng sang suy thận. Theo khảo sát của VN-Economy năm 2021, có đến 92,9% số người được khảo sát hài lòng về hiệu quả của sản phẩm.
Bài viết đã cung cấp thêm thông tin về tình trạng thận ứ nước độ 1. Đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện, ngăn ngừa suy thận tiến triển. Nếu như bạn vẫn còn câu hỏi cần được giải đáp, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi!
Bình luận