Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận. Vậy suy thận do đái tháo đường biểu hiện như thế nào? Cách cải thiện và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết này!

Vì sao bệnh đái tháo đường gây suy thận?

Bệnh đái tháo đường là tình trạng thiếu insulin - hormone giúp điều chỉnh mức độ glucose trong máu hoặc cơ thể không có khả năng sử dụng đúng lượng insulin bình thường, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Nồng độ glucose cao cản trở chức năng của cầu thận, khiến protein rò rỉ từ máu vào nước tiểu.

Ngoài ra, mức đường huyết tăng cao có thể khiến một số protein trong cầu thận liên kết với nhau. Những protein “liên kết ngang” này có thể kích hoạt quá trình tạo sẹo cục bộ, gọi là xơ hóa cầu thận.  Khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn, mô sẹo dần thay thế mô thận khỏe mạnh. Kết quả là thận ngày càng giảm khả năng lọc máu. Sự tổn thương này của thận có thể dần dần tiến triển thành suy thận.

Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận

Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận

Ngoài nguyên nhân do tổn thương mạch máu, bệnh suy thận tiến triển có thể do tổn thương dây thần kinh và nhiễm trùng. Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các dây thần kinh gửi tín hiệu báo khi bàng quang đầy. Bàng quang đầy có thể khiến nước tiểu trào ngược vào thận và gây tổn thương các bộ lọc thận. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang.

Tuy nhiên, không phải ai bị đái tháo đường cũng tiến triển sang bệnh suy thận. Các yếu tố nguy cơ chính có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh suy thận là:

  • Kiểm soát đường huyết kém.
  • Huyết áp cao không được kiểm soát.
  • Đái tháo đường type 1, khởi phát trước 20 tuổi.
  • Đái tháo đường type 2, khởi phát từ tuổi trưởng thành.
  • Tiền sử mắc bệnh suy thận do đái tháo đường.
  • Nghiện hút thuốc lá.
  • Mức cholesterol trong máu cao.
  • Béo phì.

Triệu chứng nhận biết bệnh suy thận ở người bị đái tháo đường

Thường không thấy triệu chứng sớm của bệnh thận do đái tháo đường. Các triệu chứng có xu hướng rầm rộ khi bệnh suy thận tiến triển, bao gồm:

  • Huyết áp tăng.
  • Xuất hiện albumin/protein trong nước tiểu.
  • Sưng phù bàn chân, mắt cá chân, bàn tay hoặc mí mắt.
  • Đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm.
  • Nhầm lẫn hoặc khó tập trung.
  • Hụt hơi.
  • Giảm cảm giác thèm ăn.
  • Ngứa da dai dẳng.
  • Yếu, xanh xao và thiếu máu.

Sưng phù bàn chân là triệu chứng suy thận do đái tháo đường

Sưng phù bàn chân là triệu chứng suy thận do đái tháo đường

Biến chứng của bệnh suy thận do đái tháo đường

Các biến chứng của bệnh suy thận mạn do đái tháo đường có thể phát triển dần dần trong nhiều tháng hoặc nhiều năm gây:

  • Tích tụ chất lỏng trong phổi (phù phổi).
  • Tăng kali máu.
  • Nguy cơ biến chứng tim mạch cao, có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Tổn thương các mạch máu của mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt (bệnh võng mạc tiểu đường).
  • Thiếu máu do thận không sản xuất đủ hormone erythropoietin.
  • Xuất hiện vấn đề liên quan đến dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương.
  • Rối loạn xương và khoáng chất do thận không đủ khả năng duy trì sự cân bằng canxi - photpho của máu.

Suy thận do đái tháo đường - Điều trị thế nào?

Bệnh suy thận do đái tháo đường sẽ được chỉ định các biện pháp nhằm hạ huyết áp và kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, đột quỵ, bao gồm:

  • Thuốc ức chế SGLT2 bao gồm dapagliflozin (farxiga), giúp kiểm soát lượng đường trong máu. 
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) bao gồm ramipril, quinapril và lisinopril. Thuốc thường dùng cho người mắc bệnh đái tháo đường để ngăn ngừa biến chứng, ngay cả khi huyết áp của họ bình thường.
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) hoạt động tương tự như thuốc ức chế men chuyển. Chúng có thể được dùng thay thế nếu người bệnh gặp tác dụng phụ do dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin.

Tuy nhiên, nếu huyết áp của người bệnh vẫn ở mức 130/80 mmHg trở lên thì có thể phải dùng một hoặc nhiều loại thuốc bổ sung để hạ huyết áp xuống giới hạn cho phép. Nếu không được điều trị đúng cách, suy thận nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối và người bệnh cần điều trị bằng lọc máu hoặc ghép thận.

Người bị suy thận giai đoạn cuối cần điều trị bằng lọc máu hoặc ghép thận

Người bị suy thận giai đoạn cuối cần điều trị bằng lọc máu hoặc ghép thận

>>> XEM THÊM: Người bệnh suy thận khi nào phải chạy thận?

Thảo dược giúp cải thiện và ngăn ngừa suy thận do đái tháo đường

Hiện nay, để cải thiện và ngăn ngừa suy thận do đái tháo đường, nhiều người lựa chọn kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2017 đã chứng minh, dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa và tổn thương thận. Dành dành còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sinh học cao, giúp hạ huyết áp. Sản phẩm còn là sự kết hợp với các thảo dược quý khác như:

  • Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận do đái tháo đường, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric.
  • Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện tình trạng giữ nước và giữ natri, làm chậm diễn tiến của suy thận.
  • Bạch phục linh: Lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng.
  • Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi thận bị suy.
  • Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, giúp bổ thận.
  • Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận, triệt tiêu các superoxide (gốc tự do), bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy.

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện và phòng ngừa suy thận do đái tháo đường

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện và phòng ngừa suy thận do đái tháo đường

Do đó, sản phẩm giúp cải thiện triệu chứng - biến chứng suy thận, làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn ngừa suy thận do đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh về thận. Không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả, sản phẩm còn nhận được sự quan tâm và tin tưởng của người dùng. Có đến 92,9% số người được khảo sát hài lòng về khả năng cải thiện triệu chứng suy giảm chức năng thận (theo khảo sát của VN-Economy năm 2021).

Trên đây là những thông tin về bệnh suy thận do đái tháo đường. Nếu đang mắc tình trạng bệnh thận, suy thận hoặc có nguy cơ cao dẫn đến suy thận, bạn nên thăm khám sớm và điều trị đúng cách để cải thiện kịp thời. Đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa suy thận tiến triển. Nếu như bạn vẫn còn câu hỏi cần được giải đáp, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi!

Bình luận