Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh suy thận. Vậy cụ thể người mắc suy thận độ 2 nên ăn gì là tốt nhất? Cùng tìm hiểu lời khuyên dinh dưỡng từ chuyên gia qua bài viết dưới đây!

Suy thận độ 2 nguy hiểm như thế nào?

Suy thận độ 2 là tình trạng thận đã bị suy giảm chức năng lọc khoảng 40 – 50% so với bình thường. Người bị suy thận giai đoạn 2 có mức tổn thương thận nhẹ và tốc độ lọc máu chỉ còn 60 - 89 ml/phút. Vì mức độ không quá nặng nên thường không có triệu chứng nào cho thấy thận bị tổn thương. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Xương xốp do thận không lọc được các chất cặn bã nên phốt pho ứ đọng trong máu dẫn đến xương bị thiếu canxi, trở nên yếu, giòn và lão hóa.
  • Thiếu máu do không sản xuất hồng cầu.
  • Suy tim do chức năng thận suy giảm nên huyết áp tăng đột ngột.
  • Đột quỵ do thận không thể loại bỏ hết các chất độc khiến chúng bám vào thành mạch, làm mạch máu bị tắc nghẽn, tăng nguy cơ đột quỵ.

Bệnh nhân suy thận độ 2 được chỉ định điều trị nội khoa. Việc kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị. 

Suy thận độ 2 được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa

Suy thận độ 2 được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa

Người mắc suy thận độ 2 nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp thận khỏe hơn, làm chậm quá trình oxy hóa và tiến triển của bệnh. Vậy người mắc suy thận độ 2 nên ăn gì? Gợi ý về một số chế độ ăn cho người suy thận độ 2 như sau:

Ăn đủ protein

Cơ thể cần đạm để tạo cơ và sửa chữa các mô. Tuy nhiên, người bị suy thận nên cân nhắc sử dụng lượng protein hàng ngày vừa đủ vì quá nhiều protein có thể khiến các chất cặn bã tích tụ trong máu. Người bệnh nên bổ sung lượng protein khoảng 0.6 - 0.8 g/kg/ngày. Nên ưu tiên đạm thực vật, giảm đạm động vật. Hạn chế thịt đỏ như thịt heo, thịt bò,…

Tinh bột

Lượng tinh bột chiếm 50 - 60% năng lượng. Người bệnh suy thận độ 2 nên ưu tiên các loại tinh bột ít đạm như khoai lang, sắn, miến. Hạn chế gạo, mì, bắp,… 

Chất béo

Chất béo chiếm 25 - 30% năng lượng. Ưu tiên dùng chất béo không bão hoà như dầu thực vật, dầu cá. Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol như thịt xông khói, da gà, mỡ heo,…

Ăn ít kali

Lượng kali mà bệnh nhân suy thận nạp vào cần dựa trên mức độ hoạt động của thận và các loại thuốc đang sử dụng. Bác sĩ điều trị sẽ chỉ định số lượng kali phù hợp để dùng mỗi ngày. Nếu cần giảm kali thì nên hạn chế thức ăn nhiều kali như chuối, mít, cam, rau chân vịt, bơ, nước dừa,… 

Chế độ ăn cho người suy thận độ 2 cần lưu ý gì?

Chế độ ăn cho người suy thận độ 2 cần lưu ý gì?

Hạn chế ăn muối

Chức năng thận bị suy giảm nên không thể lọc natri tốt như bình thường. Nếu lượng natri trong cơ thể tăng lên dẫn đến tăng huyết áp. Do đó, người bệnh suy thận độ 2 nên hạn chế dùng thức phẩm nhiều muối. 

Phốt pho

Bệnh nhân suy thận mạn tính cần chú ý lượng phốt pho tiêu thụ, vì chất này có thể tích tụ trong máu, khiến xương yếu, gây đau nhức xương khớp. Một số thực phẩm giàu photpho như sữa, trứng,… người bệnh nên hạn chế.

Canxi

Tránh ăn những thực phẩm giàu canxi như hải sản, nghêu, sò, tôm, cua,...

Nên uống nhiều nước

Khi bị suy thận giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ khuyến cáo uống nhiều nước mỗi ngày. Nếu bệnh nhân bị phù nề và giảm đi tiểu thì nhu cầu nước bằng lượng nước tiểu cộng thêm 500ml. 

Vitamin và khoáng chất 

Vitamin và khoáng chất rất quan trọng cho người suy thận để tăng cường sức đề kháng. Người bệnh nên chọn thực phẩm giàu sắt, vitamin B, C. 

>>> XEM THÊM: Suy thận độ 2 có phải chạy thận nhân tạo không?

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả

Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều người bị suy thận nói chung và suy thận độ 2 nói riêng lựa chọn kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2017 đã chứng minh, dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa và tổn thương thận. Dành dành còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sinh học cao, giúp hạ huyết áp. Sản phẩm còn là sự kết hợp với các thảo dược quý khác như:

  • Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận do đái tháo đường, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric.
  • Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện tình trạng giữ nước và giữ natri, làm chậm diễn tiến của suy thận.
  • Bạch phục linh: Lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng.
  • Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi thận bị suy.
  • Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, giúp bổ thận.
  • Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận, triệt tiêu các superoxide (gốc tự do), bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy.

Sản phẩm chứa các thảo dược giúp hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Sản phẩm chứa các thảo dược giúp hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Do đó, sản phẩm giúp cải thiện triệu chứng - biến chứng suy thận, làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn ngừa suy thận do đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh về thận. Không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả, sản phẩm còn nhận được sự quan tâm và tin tưởng của người dùng. Có đến 92,9% số người được khảo sát hài lòng về khả năng cải thiện triệu chứng suy giảm chức năng thận (theo khảo sát của VN-Economy năm 2021).

Bài viết đã giải đáp băn khoăn “người bị suy thận độ 2 nên ăn gì?”. Đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa suy thận tiến triển. Nếu như bạn vẫn còn câu hỏi cần được giải đáp, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi!

Bình luận