Những vấn đề cần cẩn trọng khi dùng thuốc Lovenox chống đông máu
Giới thiệu về thuốc Lovenox và công dụng
Thuốc chống đông Lovenox có chứa hoạt chất Enoxaparin. Đây là hoạt chất được sử dụng cho các bệnh nhân đang gặp vấn đề liên quan đến sự đông máu. Đặc biệt là ở khu vực chân trong trường hợp người bệnh không thể đi lại được. Hoạt chất Enoxaparin còn được gọi là chất làm loãng máu, tuy nhiên nó không có tác dụng này.
Hoạt chất Enoxaparin thuộc heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH). Nó sẽ làm cho máu mất thời gian đông hơn bằng việc ngăn chặn yếu tố Xa trong cơ thể. Do đó giúp chống hình thành huyết khối trong cơ thể. Vì vậy, thuốc Lovenox đang được sử dụng trong những trường hợp sau đây:
- Điều trị dự phòng cho người bệnh trong phẫu thuật có mức độ nguy cơ cao hoặc trung bình.
- Phòng ngừa đông máu ở tuần hoàn ngoài cơ thể khi người bệnh cần chạy thận nhân tạo.
- Điều trị dự phòng cho người bệnh bị huyết khối tĩnh mạch sâu nằm liệt giường do những bệnh lý như: Suy hô hấp cấp, suy tim, nhiễm trùng cấp tính, rối loạn thấp khớp cấp tính hoặc xuất phát từ những nguyên nhân, nguy cơ khác có liên quan đến huyết khối tĩnh mạch.
- Điều trị cho người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp như một phương pháp bổ trợ điều trị tiêu cục máu đông kết hợp chống đông máu. Thuốc cũng được sử dụng cho những người bệnh đang được điều trị bằng can thiệp mạch vành qua da.
Hiện tại, Lovenox được sản xuất dưới các dạng bơm tiêm nạp sẵn không chất bảo quản, bơm tiêm khắc ngấn nạp sẵn và lọ thuốc tiêm đa liều. Mỗi loại sẽ có nhiều mức hàm lượng khác nhau để lựa chọn.
Thuốc chống đông Lovenox có khá nhiều dạng hàm lượng và bào chế khác nhau
Những vấn đề cần cẩn trọng khi dùng Lovenox
Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị bằng thuốc chống đông Lovenox, người bệnh cần lưu ý về những vấn đề sau đây. Đặc biệt là những phản ứng sau khi sử dụng thuốc để kịp thời xử lý.
Sử dụng thuốc với liều lượng bao nhiêu?
Thuốc được sử dụng theo đường tiêm dưới da, không sử dụng theo đường tiêm vào bắp. Lúc tiêm, người bệnh cần ở tư thế nằm. Bác sĩ có thể tiêm vào các vị trí như trước – bên, sau – bên phải và trái của thành bụng.
Liều lượng dùng của thuốc sẽ phụ thuộc vào bệnh lý điều trị. Liều dùng được cung cấp sau đây dành cho người lớn và chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn, hướng dẫn từ bác sĩ. Cụ thể như sau:
Phẫu thuật mổ hở: Liều khuyến cáo 40mg/lần tiêm, trước khi chuẩn bị sau phẫu thuật 2 tiếng để ngăn ngừa nguy cơ bị biến chứng huyết khối. Thời gian điều trị khoảng 7 – 10 ngày.
Phẫu thuật khớp háng, đầu gối: Bắt đầu với 30mg/lần tiêm, cứ 12h tiêm một lần dưới da. Liều đầu tiên bắt đầu sau khi phẫu thuật xong từ 12 – 24h khi quá trình cầm máu sau phẫu thuật đã được thiết lập. Thời gian điều trị từ 7 – 10 ngày. Bác sĩ có thể chỉ định liều 40mg/lần/ngày cho người bệnh cần được xem xét về phẫu thuật khớp háng trong tối đa 3 tuần.
Điều trị cho người bệnh cấp tính: Liều khuyến cáo 40mg/lần/ngày với các bệnh nhân điều trị nội khoa. Thời gian điều trị khoảng 6 – 11 ngày.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc không có thuyên tắc phổi: Liều khuyến cáo 1mg/kg/lần, 12 giờ tiêm 1 lần. Đối với người bệnh điều trị nội trú (có thuyên tắc phổi hoặc bị huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính) có thể tăng liều lên 1.5mg/kg/lần, 12 giờ tiêm một lần.
Đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không sóng Q: Phối hợp 1mg/kg/lần cùng với 100 – 325mg Aspirin/ngày. Sử dụng cách nhau 12 tiếng/lần.
Điều trị nhồi máu cơ tim cấp tính: Liều tiêm duy nhất khuyến cáo 30mg tiêm tĩnh mạch + 1mg/kg tiêm dưới da. Sau đó mỗi 12 giờ tiêm thêm 1mg/kg dưới da, liều dùng tối đa 100mg trong 2 lần đầu tiên và điều chỉnh liều sau đó.
Người bệnh suy thận: Xem xét và giảm liều lượng phù hợp so với người bình thường.
Trong trường hợp quên hoặc quá liều thuốc Lovenox, bạn cần báo ngay cho bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ có những biện pháp xử lý cho phù hợp với tình trạng phản ứng của người bệnh. Quá liều có thể gây ra xuất huyết ở người bệnh, vì vậy cần đặc biệt lưu ý.
Bác sĩ sẽ là người chỉ định liều lượng sử dụng Lovenox phù hợp với người bệnh
Ai nên cẩn trọng khi dùng thuốc Lovenox
Thông báo cho bác sĩ trước khi bạn được tiêm thuốc Lovenox nếu thuộc một trong nhóm đối tượng sau:
Chống chỉ định:
- Người bị quá mẫn, dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với enoxaparin, các heparin hoặc dẫn xuất của nó. Người bị dị ứng với rượu benzyl.
- Người bị tổn thương hữu cơ dễ bị chảy máu, người bị rối loạn đông máu.
- Người bị chảy máu tích cực, chảy máu không/khó kiểm soát.
Nhóm đối tượng cần thận trọng:
- Người bệnh có bệnh lý suy thận nặng, làm ảnh hưởng khả năng đào thải của thuốc.
- Người vừa bị xuất huyết não trong vòng 24h, người đang có van tim nhân tạo.
- Người lớn trên 65 tuổi, trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng.
- Người có cân nặng dưới 40kg.
- Người bị nhiễm trùng màng tim, viêm nội mạc do vi khuẩn, đang bị loét dạ dày, ruột.
- Vừa tiến hành các cuộc phẫu thuật liên quan đến cột sống, não trong thời gian gần đây.
- Phụ nữ có thai, đang có ý định mang thai, cho con bú: Tuy không có số liệu hay bằng chứng lâm sàng cho thấy Lovenox ảnh hưởng đến nhóm này, nhưng người bệnh nên báo cho bác sĩ để cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng.
Tác dụng phụ không mong muốn của Lovenox
Thuốc Lovenox sau khi sử dụng hoặc điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tùy vào mức độ nguy hiểm, sẽ có những cách xử lý khác nhau. Người bệnh có thể theo dõi các tác dụng phụ và cách xử lý khi gặp phải như sau:
Nhóm tác dụng phụ thường gặp
Nhóm này bao gồm các phản ứng như tiêu chảy, buồn nôn, thiếu máu, cảm thấy lo lắng, hoang mang hoặc bị bầm tím, đau, đỏ, kích ứng ở vị trí tiêm thuốc. Những phản ứng phụ này thường không quá nghiêm trọng và sẽ hết khi cơ thể quen với thuốc hoặc khi ngừng điều trị. Tuy nhiên, nếu những phản ứng này làm người bệnh khó chịu, hãy thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý.
Nhóm tác dụng phụ ít gặp
Những phản ứng trong nhóm này có mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng nào trong nhóm này, cần ngay lập tức báo cho bác sĩ hoặc trung tâm cấp cứu, y tế gần nhất. Nhóm này bao gồm các phản ứng như:
- Chảy máu bất thường hoặc chảy máu không ngừng ở các khu vực như mũi, miệng, trực tràng, âm đạo, do vết thương hoặc ở vị trí tiêm.
- Người dễ bị bầm tím, có các vết bầm, đốm màu tím hoặc đỏ ở dưới da.
- Chảy máu nướu răng, chảy máu cam, chảy máu âm đạo, nôn ra máu (hoặc màu như bã café) hoặc nước tiểu/phân có máu. Đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết bất thường.
- Bị xuất huyết trong não: Mệt mỏi, suy nhược đột ngột, đặc biệt lưu ý khi nó xảy ra ở một bên cơ thể, cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội, giọng nói, hoặc thị lực gặp các vấn đề bất thường.
- Thiếu máu: Mệt mỏi bất thường, da chuyển màu xanh xao, cảm thấy khó thở, chóng mặt, choáng váng, tay và chân bị lạnh.
- Dị ứng, sốc phản vệ: Nổi phát ban, bọng nước, da bong tróc, ngứa, rát tại vùng bị dị ứng, khó thở, sưng phù một số bộ phận như mặt, môi, lưỡi, cổ họng.
- Xuất hiện cục máu đông vùng cột sống: Đau hoặc tê lưng, yếu cơ, đặc biệt ở phần dưới cơ thể, không thể kiểm soát được bàng quang, ruột.
Lovenox có thể gây ra tác dụng phụ xuất huyết bất thường
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng Lovenox
Khi sử dụng Lovenox với một số loại thuốc khác có thể làm tăng nồng độ kali trong máu, giảm tác dụng của thuốc hoặc tăng nguy cơ bị tác dụng phụ. Nếu trước khi được điều trị Lovenox, bạn đã hoặc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, vitamin nào, cần thông báo cho bác sĩ. Đặc biệt là những nhóm thuốc sau:
Nhóm thuốc làm tăng nồng độ kali trong máu: Thuốc lợi tiểu, chất ức chế enzym chuyển đổi, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chất ức chế Angiotensin II, các heparin hoặc dẫn xuất khác, trimethoprim, tacrolimus, ciclosporin,..
Nhóm thuốc làm thay đổi tác dụng, tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ:
- Tăng nguy cơ xuất huyết: Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm có chứa acid acetylsalicylic, NSAID toàn thân, Ticlopidine, Dextran đường tiêm.
- Tăng cường tác dụng chống đông: Các thuốc uống chống đông khác như Warfarin.
- Một số loại thuốc cần lưu ý: Corticoid, thuốc ức chế tập kết tiểu cầu (abciximab, Axit acetylsalic), …
Lưu ý từ chuyên gia khi dùng Lovenox chống đông máu
Để tránh nguy cơ bị xuất huyết và chảy máu cao hơn trong quá trình sử dụng thuốc Lovenox điều trị, người bệnh cần kết hợp thêm chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế bị thương tích, cần thận với việc chảy máu răng miệng. Bên cạnh đó để chống đông máu ở người bệnh đột quỵ, người mắc nên kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa nattokinase. Nattokinase là enzyme có nguồn gốc từ đậu tương lên men giúp tiêu sợi huyết, ngăn ngừa sự kết tập tiểu cầu, từ đó làm tan huyết khối. Nghiên cứu cho thấy, nattokinase giúp tiêu sợi huyết mạnh gấp 4 lần so với plasmin, đồng thời kích thích cơ thể tăng sản sinh các yếu tố chống đông máu, làm giảm độ nhớt máu. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn, các kết quả đều cho thấy tác dụng chống đông máu hiệu quả, an toàn, sử dụng càng lâu hiệu quả càng cao.
Nattokinase từ đậu tương lên men giúp ngăn ngừa sự hình thành huyết khối
Tạm kết
Thuốc Lovenox chủ yếu sẽ được bác sĩ trực tiếp sử dụng để điều trị cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý nhiều hơn đến các yếu tố tác dụng phụ, tương tác thuốc trong quá trình dùng. Hy vọng bài viết hôm nay đã cung cấp cho bạn được nhiều thông tin liên quan đến thuốc Lovenox. Nếu còn câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp,hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận để được giải đáp sớm nhất.
>>>XEM THÊM: Tổng hợp chi tiết về thuốc chống đông Pradaxa và 4 điều cần lưu ý
Tham khảo:
https://www.everydayhealth.com/drugs/lovenox
https://www.rxlist.com/lovenox-drug.htm#description
https://www.webmd.com/drugs/2/drug-1837/lovenox-subcutaneous/details
https://www.drugs.com/lovenox.html
https://www.mims.com/indonesia/drug/info/lovenox?type=full
Bình luận