Nguyên nhân khàn tiếng thường gặp và cách khắc phục hiệu quả
Khàn tiếng khiến giao tiếp bị ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới công việc, cuộc sống. Hiểu rõ các nguyên nhân khàn tiếng sẽ giúp bạn có phương pháp cải thiện hiệu quả, sớm lấy lại giọng nói như ban đầu. Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khàn tiếng do bệnh lý
Khàn tiếng là một triệu chứng phổ biến và không phải là bệnh. Hiện tượng này thường là kết quả của các tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên. Cụ thể:
- Viêm thanh quản: Trong hầu hết các trường hợp, khàn tiếng đều liên quan đến viêm thanh quản. Nguyên nhân khàn tiếng này xuất phát từ việc dây thanh quản bị tổn thương do phải làm việc quá sức, kích thích hoặc nhiễm trùng. Những biểu hiện khi thanh quản bị viêm là khàn tiếng, đau họng, nuốt vướng…
- Tổn thương thực thể ở dây thanh: Nếu dây thanh quản có bất kỳ tổn thương nào thì đều dẫn đến những sự thay đổi thiếu tự nhiên trong lời nói. Theo đó, hạt xơ, polyp hay u nang là những khối u lành tính phát triển trên thanh quản có thể làm dây thanh âm rung động không đều, từ đó dẫn đến khàn tiếng, hụt hơi khi nói. Đây là hệ quả của việc sử dụng giọng nói liên tục, thường gặp ở những người có đặc thù công việc phải nói nhiều như giáo viên, ca sĩ…
- Trào ngược dạ dày: Khi dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, nó sẽ tràn qua cổ họng và kích thích các dây thanh quản. Điều này làm tổn thương niêm mạc họng, thanh quản, gây ra khàn tiếng, đau họng.
- Ung thư: Đôi khi, khàn tiếng cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số loại ung thư như ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp… Sau một thời gian, bệnh nhân có thể bị mất giọng hoàn toàn, kèm theo các triệu chứng như ho ra máu, khó thở…
Nguyên nhân khàn tiếng thường do các bệnh lý tại dây thanh
>>> Xem thêm: U nang thanh quản có sao không? Mách bạn cách chữa không cần mổ
Các nguyên nhân khàn tiếng khác
Ngoài những nguyên nhân gây khàn tiếng từ bệnh lý thì một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể làm biến đổi giọng nói. Chẳng hạn:
- Lạm dụng giọng nói: Do tính chất công việc phải sử dụng giọng nói thường xuyên như giáo viên, ca sĩ… rất hay bị khàn tiếng do dây thanh quản chịu áp lực liên tục, lâu ngày dẫn đến khàn tiếng.
- Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia... đều khiến cơ thể mất nước và kích ứng dây thanh âm.
- Ăn uống không đúng cách: Ăn đồ cay nóng, uống nước lạnh… đều có thể làm bỏng niêm mạc họng, thanh quản và vô tình gây ra những thay đổi tạm thời trong giọng nói.
- Dị ứng: Khi bị dị ứng, nếu dịch nhầy được sản xuất quá nhiều, nó có thể chảy xuống cổ họng gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc họng.
Dị ứng cũng có thể là một yếu tố gây khàn tiếng
>>> Xem thêm: Thuốc nam trị viêm họng mãn tính – 3 gợi ý dành cho bạn
Cách khắc phục khàn tiếng hiệu quả
Ngay khi thấy giọng nói trở nên khàn, trầm hơn bình thường, bạn nên sớm tìm ra nguyên nhân để loại bỏ.
Khắc phục từ nguyên nhân gây khàn tiếng
Bình thường, khàn tiếng sẽ tự thuyên giảm sau 5-7 ngày mà không để lại bất kỳ vấn đề nào. Trong trường hợp khàn tiếng kéo dài và nghi ngờ có thể do mắc một bệnh nào đó, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi.
Nếu khàn tiếng xuất phát từ các tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên như viêm thanh quản, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc, ví dụ kháng sinh, chống viêm để điều trị triệu chứng. Đối với các tổn thương thực thể (hạt xơ, polyp…), ngoài thuốc có thể kết hợp can thiệp phẫu thuật giúp lấy các khối u, trả lại sự rung động bình thường của dây thanh. Ngoài ra, ở người có tiền sử trào ngược dạ dày, cần kiểm soát axit trào ngược bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc giảm tiết axit.
Thay đổi lối sống giảm tác động đến giọng nói
Mặc dù không thể giúp bạn lấy lại giọng nói nhanh hơn nhưng những biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây sẽ phần nào cải thiện khàn tiếng, giảm bớt sự khó chịu tạm thời:
- Uống nhiều nước giúp làm ẩm cổ họng, thanh quản, tăng tiết dịch nhầy và giảm kích ứng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí hoặc hít hơi nước giúp đường thở thông thoáng hơn, giảm kích ứng cho thanh quản.
- Ăn uống đủ chất, nên ưu tiên các món dạng lỏng sẽ dễ nuốt hơn.
- Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thức uống chứa caffeine.
Tránh dùng thực phẩm chứa chất kích thích, phòng khàn tiếng
Nâng đỡ thanh quản, bảo vệ giọng nói bằng sản phẩm thảo dược
Tùy vào nguyên nhân gây khàn tiếng mà giọng nói sẽ phục hồi nhanh hay chậm ở mỗi người là khác nhau. Nhận thấy điều này, các sản phẩm hỗ trợ tốt cho thanh quản đã ra đời, giúp cải thiện chất lượng giọng nói hiệu quả và an toàn. Một trong số các sản phẩm tiêu biểu trên thị trường trong lĩnh vực này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm bào chế bằng công nghệ lượng tử, chứa thành phần chính rẻ quạt. Thảo dược này đã được chứng minh là chứa các kháng sinh, kháng viêm thực vật, giúp chống viêm, chống oxy hóa, cải thiện triệu chứng khàn tiếng, viêm thanh quản rất tốt.
Ngoài ra, Tiêu Khiết Thanh còn có sự kết hợp của các dược liệu khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi và bảo vệ dây thanh đang bị tổn thương. Nhờ đó, sản phẩm này giúp cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng: Ho, đau họng, khàn tiếng, mất tiếng viêm thanh quản hiệu quả, an toàn.
Tiêu Khiết Thanh - Giúp cải thiện khàn tiếng, viêm thanh quản
Trên đây là nguyên nhân cũng như cách đối phó với khàn tiếng, viêm thanh quản. Thay cho lời kết, hãy cùng Tiêu Khiết Thanh hưởng ứng ngày Giọng nói Thế giới 16/4. Tiêu Khiết Thanh tự hào 15 năm giúp giọng nói trong sáng, khỏe mạnh hơn.
Bình luận