Khàn tiếng - Dấu hiệu tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm và cách khắc phục
Khàn tiếng là bệnh gì?
Khàn tiếng (còn gọi là khản tiếng hay khan tiếng) là sự thay đổi bất thường về cao độ, âm lượng của giọng nói. Tình trạng này xảy ra khi dây thanh âm chịu một sự tác động nào đó, dẫn tới rung động không đều hoặc phù nề. Dây thanh không khép kín làm âm thanh phát ra không rõ mà yếu ớt, nghe trầm và nhỏ.
Khàn tiếng có thể là một hiện tượng tạm thời và khá phổ biến, có khoảng ⅓ dân số có thể mắc khàn tiếng. Tuy nhiên, khi khàn tiếng thường xuyên, có thể bạn đã bị một số bệnh lý liên quan đến thanh quản.
Khàn tiếng kèm theo khô và ngứa họng
Những nguyên nhân làm bạn bị khàn tiếng
Nguyên nhân chính của khàn tiếng thường do đường hô hấp trên bị nhiễm virus. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa gây khàn tiếng là do suy giảm hệ miễn dịch, trong khi tế bào dây thanh âm quá nhạy cảm và mỏng manh. Vì thế, khi có sự tác động từ các yếu tố bên ngoài tấn công, dây thanh dễ bị tổn thương, từ đó ảnh hưởng đến vùng rung. Điều này làm không khí từ phổi qua thanh quản bị thay đổi, từ đó dẫn đến khàn tiếng, hụt hơi khi nói.
Ngoài ra, khàn tiếng cũng dễ xuất hiện hoặc trầm trọng hơn khi có sự tác động một vài yếu tố sau đây:
- Lạm dụng giọng nói quá nhiều: Thường gặp ở những đối tượng như giáo viên, ca sĩ, người bán hàng...
- Trào ngược dạ dày thực quản: Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản có thể làm tổn thương các mô thanh quản gây ra khàn giọng.
- Sử dụng các chất kích thích như: Hút thuốc lá, uống rượu bia…
- Dị ứng.
- Hít phải các chất độc.
- Ho kéo dài.
- Các tổn thương thực thể tại thanh quản: Hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang thanh quản… gây viêm, phù nề, tổn thương tại chỗ, ảnh hưởng đến sự rung động của dây thanh.
- Nguyên nhân khác: Nam giới tuổi dậy thì, stress kéo dài, mất nước…
Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân sâu xa gây khàn tiếng
Khàn tiếng có nguy hiểm không?
Thực tế, khàn tiếng là hiện tượng không quá nguy hiểm và không phải là bệnh lý. Tuy nhiên, nếu khàn tiếng kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm.
Những dấu hiệu kèm theo khàn tiếng cần lưu ý bao gồm:
- Khàn tiếng kèm theo có đờm: Khi khàn tiếng và đờm cùng xuất hiện có nghĩa là hệ hô hấp đã bị viêm và nhiễm trùng. Điều này làm tăng cấu trúc đường thở khiến niêm mạc dần phì đại, xơ hóa, nhạy cảm.
- Khàn tiếng nhưng không đau họng: Khàn tiếng và đau họng thường xuất hiện đồng thời cùng một lúc. Thế nhưng, cũng có trường hợp bị thay đổi giọng nói mà không đau họng, điển hình là: Suy giáp, liệt dây thanh quản…
Nhìn chung, khàn tiếng không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng và sẽ giảm dần nếu dây thanh âm được nghỉ ngơi.
Nếu không điều trị sớm, viêm nhiễm có thể phát triển thành ung thư. Lúc này, không chỉ khàn tiếng nặng mà ngay đến cả việc phát âm cũng rất khó khăn, thậm chí mất tiếng, khó thở và ho. Đến giai đoạn muộn, ho khạc đờm nhầy lẫn máu, đau vùng cổ, nuốt khó và sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở gây ho sặc sụa. Nhiều trường hợp phải cắt bỏ thanh quản, thậm chí nếu không điều trị triệt để, người bệnh chỉ sống thêm được vài năm.
>>> Xem thêm: U nang thanh quản có sao không? Mách bạn cách chữa không cần mổ
Cách trị khàn tiếng
Tùy vào nguyên nhân gây khàn tiếng mà có các biện pháp khắc phục tương ứng.
Bị khàn tiếng nên đi khám khi nào?
Thông thường, nếu được điều trị đúng thì khàn giọng, mất tiếng sẽ tự hết sau 5-10 ngày. Vì vậy, khi bị khàn tiếng từ 2-3 tuần (không có các dấu hiệu cảm cúm, cảm lạnh) mà xử lý bằng các biện pháp thông thường không đỡ thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Bởi rất có thể dây thanh quản đã bị xung huyết, viêm nhiễm nặng.
Ngoài ra, nếu khàn tiếng kèm theo một trong số các triệu chứng sau đây, bạn cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám. Triệu chứng bất thường kèm theo gồm:
- Ho ra máu, đau khi nói, nuốt, khó thở.
- Mất giọng hoàn toàn trong vài ngày.
- Có thể sờ thấy khối u ở cổ.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chứng khàn tiếng có thể xuất phát từ chính những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt của bạn. Do đó, trong thời gian này, bạn nên:
- Uống nhiều nước ấm giúp làm ẩm niêm mạc họng và xoa dịu cơn đau. Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn hay chứa caffein.
- Tránh các tác nhân có thể gây kích thích họng như: Khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc…
- Nên ăn các món mềm như cháo, súp… để hạn chế làm tổn thương thanh quản. Loại bỏ các yếu tố khiến bạn dị ứng khỏi môi trường sống, sinh hoạt.
- Sử dụng máy lọc không khí nhằm làm ẩm môi trường. Tuyệt đối không dùng thuốc thông mũi để chữa khàn giọng bởi có thể khiến dây thanh bị kích ứng, khô hơn.
- Cho giọng nói, cổ họng của bạn được nghỉ ngơi, hạn chế la hét hoặc thì thầm bởi có thể khiến dây thanh quản bị căng nhiều hơn.
Uống nước ấm giúp làm ẩm niêm mạc họng và thanh quản
Bị khàn tiếng uống thuốc gì hết?
Thuốc tây y
Bác sĩ có thể chỉ định hoặc hướng dẫn bạn sử dụng một số thuốc Tây Y sau để điều trị khàn tiếng:
- Thuốc kháng sinh: Chủ yếu là nhóm beta lactam hoặc macrolid, nhưng chỉ sử dụng nếu có nhiễm khuẩn.
- Thuốc chống viêm, giảm đau: Alphachymotrypsin, paracetamol… có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm và phù nề, giảm đau, cải thiện triệu chứng khàn tiếng.
- Thuốc chống dị ứng: Hay dùng nhất là các thuốc kháng histamin H1.
- Thuốc chống trào ngược dạ dày: Thuốc ức chế bơm proton, kháng histamin H2…
Các sản phẩm từ thảo dược
Bên cạnh các loại thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng khàn tiếng thì sử dụng những sản phẩm hỗ trợ cũng được nhiều người lựa chọn. Tại Việt Nam, sản phẩm có thành phần từ cây rẻ quạt chính là một giải pháp như vậy.
Rẻ quạt từ xưa đã được ứng dụng trong các bài thuốc dân gian điều trị các bệnh về họng, thanh quản. Ngày nay, người ta đã chứng minh trong thân, rễ rẻ quạt chứa nhiều nhóm hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Vị thuốc này đặc biệt có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh đường hô hấp như: Khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản…
Hơn nữa, sản phẩm còn kết hợp thêm các thảo dược quý khác: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng cho các tế bào dây thanh âm đang tổn thương hoặc dễ bị kích ứng, phòng ngừa tái phát.
Cải thiện khàn tiếng với sản phẩm chứa thành phần chính từ cây rẻ quạt
Gợi ý 3 cách chữa khan tiếng nhanh nhất tại nhà
Khi giọng nói bất chợt bị biến đổi, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản để khắc phục. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này:
Cách 1: Ngậm gừng và chanh
Bạn gọt sạch vỏ gừng rồi thái lát mỏng, đem trộn với chút muối và nước cốt chanh. Sau đó, hãy ngậm thành phẩm trong vài phút rồi ăn tối đa 3 lần một ngày.
Cách 2: Ăn tỏi sống
Ăn trực tiếp 2-3 tép tỏi sống là mẹo được nhiều người áp dụng khi bị khàn tiếng, mất giọng. Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của tỏi sẽ làm dịu, khôi phục tổn thương ở thanh quản.
Cách 3: Uống nước mật ong
Mật ong là nguyên liệu tuyệt vời trong việc xoa dịu những cơn đau ở cổ họng, giúp bạn nhanh chóng lấy lại giọng nói. Hãy uống một cốc nước mật ong ấm mỗi ngày để cải thiện nhé!
Nước mật ong giúp làm ấm niêm mạc họng, giảm khàn tiếng
Cách phòng tránh khàn tiếng như thế nào?
Khàn tiếng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là những thời điểm giao mùa, thời tiết khô và lạnh. Thay đổi một số hành vi trong cuộc sống và môi trường sẽ bảo vệ dây thanh âm, phòng tránh tái phát:
- Sử dụng giọng nói một cách hợp lý, tránh la hét hoặc nói to trong thời gian dài.
- Rửa tay thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp.
- Không hút thuốc và tránh khói thuốc lá.
- Luôn uống đủ nước mỗi ngày để giữ họng không bị khô.
- Tránh thức uống có cồn và cafein.
Bất kỳ ai khi bị khàn tiếng cũng đều cảm thấy bức bối, khó chịu bởi lúc này, nói chuyện bình thường là một việc hết sức khó khăn. Vậy nên, hãy sớm tìm ra nguyên nhân và loại bỏ chúng để giọng nói luôn trong trẻo, mượt mà nhé! Nếu còn bất kỳ thắc mắc, câu hỏi liên quan đến khàn tiếng, vui lòng liên hệ đến tổng đài 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/why-am-i-losing-my-voice
https://www.medicalnewstoday.com/articles/hoarse-voice
https://www.healthline.com/health/hoarseness
Bình luận