Tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng có thể bắt nguồn từ một số tác nhân như suy giáp, ung thư, viêm thanh quản, hút thuốc lá,... Việc phát hiện và điều trị kịp thời có thể giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ mất tiếng vĩnh viễn. Để biết thêm thông tin tổng quan về nguyên nhân cũng như cách điều trị khàn tiếng nhưng không đau họng, mời quý bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng

Nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng thường phức tạp và có thể bắt nguồn từ những vấn đề sức khoẻ sau: 

Polyp dây thanh âm hoặc u nang dây thanh âm

U nang dây thanh âm là tình trạng xuất hiện khối u trên dây thanh âm, xảy ra do người bệnh lạm dụng giọng nói quá nhiều hoặc lớp biểu mô ở dây thanh bị mắc kẹt trong các nếp gấp. Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng.

Tình trạng polyp hoặc u nang dây thanh âm có thể làm biến đổi cả âm lượng lẫn âm sắc, thậm chí khiến người bệnh bị mất tiếng. 

U nang dây thanh là nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng nhưng không đau họng

U nang dây thanh là nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng nhưng không đau họng

Nguy cơ bị khàn tiếng thường có tỷ lệ rất cao ở những đối tượng phải thường xuyên nói to, nói nhiều chẳng hạn như giáo viên, ca sĩ, MC, diễn viên hoặc cổ động viên. Việc nói quá to trong thời gian dài có thể làm tổn thương vùng họng, lâu dần dẫn đến khàn tiếng. 

Suy giáp và ung thư tuyến giáp

Một nguyên nhân khác cũng góp phần dẫn đến khàn tiếng nhưng không đau họng là tình trạng suy giáp hoặc ung thư tuyến giáp. Khi chức năng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng tổn thương dây thanh quản và dễ dẫn đến nguy cơ bị khàn tiếng hoặc mất tiếng. 

Do đó, những người mắc bệnh suy giáp hoặc ung thư tuyến giáp cần đi kiểm tra thường xuyên và điều trị bệnh sớm để tránh bị khàn tiếng kéo dài. 

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit từ dạ dày bị trào ngược lên dây thanh âm, khiến bệnh nhân có triệu chứng khàn tiếng nhưng không đau họng, đặc biệt biểu hiện rõ rệt nhất là vào buổi sáng sớm. 

Đôi khi, nhiều người xuất hiện triệu chứng khàn tiếng nhưng không kèm theo các dấu hiệu điển hình khác của trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm ợ chua hoặc ợ hơi, vì thế rất khó để phát hiện và điều trị kịp thời. 

Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến triệu chứng khàn tiếng nhưng không đau họng 

Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến triệu chứng khàn tiếng nhưng không đau họng 

Bệnh lý về thần kinh

Khàn tiếng lâu ngày không kèm theo đau họng cũng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý thần kinh, chẳng hạn như Parkinson hoặc đa xơ cứng. Các bệnh lý thần kinh này có thể gây ra những tác động nghiêm trọng cho dây thanh quản của người bệnh, lâu dài dẫn đến tình trạng mất tiếng hoặc khàn tiếng. 

Ung thư phổi hoặc gan

Đôi khi, tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh ung thư như ung thư phổi hoặc gan. 

Khi ung thư gan hoặc phổi chuyển biến nặng và sang giai đoạn di căn, khối u có thể xâm lấn lên vùng họng và gây ra triệu chứng khàn tiếng không kèm theo đau họng. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể đã mắc phải một số vấn đề sức khoẻ nguy hiểm khác cùng lúc. 

Liệt dây thần kinh thanh quản

Dây thần kinh thanh quản của bạn có thể bị tổn thương sau các phẫu thuật mổ tuyến giáp hoặc mổ tim. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng, khiến cho bệnh nhân không thể nói thành tiếng như bình thường. 

Nếu không được điều trị sớm, khàn tiếng có thể trở thành mạn tính và thậm chí gây mất giọng vĩnh viễn. 

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường xảy ra khi thời tiết thay đổi bất thường hoặc do người bệnh lạm dụng giọng nói. Tình trạng viêm thanh quản khi không được điều trị có thể gây ra triệu chứng khàn tiếng nhưng không đau họng. Để ngăn ngừa và cải thiện khàn tiếng do viêm thanh quản, người bệnh cần biết cách kiểm soát giọng nói, tránh nói nhiều và cố gắng giữ ấm cho vùng cổ. 

Viêm thanh quản không được điều trị có thể gây ra khàn tiếng kéo dài 

Viêm thanh quản không được điều trị có thể gây ra khàn tiếng kéo dài 

Hút thuốc lá 

Thường xuyên hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng. Sở dĩ, trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại, đặc biệt là nicotin có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến dây thanh quản và phổi khi hít vào cơ thể. Chính vì thế, ngay cả những người hít khói thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ cao bị khàn tiếng. 

Sử dụng corticosteroid dạng hít

Corticosteroid dạng hít thường được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân bị hen hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này lâu dài có thể khiến bệnh nhân bị khàn tiếng hoặc mất giọng. 

Những yếu tố khác gây khàn tiếng nhưng không đau họng

Bên cạnh những nguyên nhân trên, có một số yếu tố khác cũng góp phần gây ra khàn tiếng nhưng không đau họng, bao gồm: 

Viêm họng, viêm amidan

Tình trạng viêm họng hoặc viêm amidan có thể làm sưng và chèn ép lên vùng họng, khiến bệnh nhân khó phát âm, nói không ra tiếng, khàn tiếng không kèm theo đau họng và gặp nhiều khó khăn khác trong giao tiếp. 

Chấn thương 

Chấn thương ở cổ họng do tai nạn gây ra cũng có thể khiến bệnh nhân gặp phải triệu chứng khàn tiếng. Một số chấn thương cổ họng có thể do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, nội soi phế quản hoặc phẫu thuật đặt nội khí quản, khiến cho dây thanh âm bị tổn thương và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới giọng nói. 

Dị ứng thời tiết 

Dị ứng thời tiết là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Khi bị dị ứng thời tiết, bệnh nhân thường có các triệu chứng như chảy nước mắt, nước mũi, sưng đỏ ở cổ họng và khàn tiếng liên tục. 

Dị ứng thời tiết là một trong những tác nhân gây khàn tiếng liên tục 

Dị ứng thời tiết là một trong những tác nhân gây khàn tiếng liên tục 

Hít phải dị vật 

Việc tiếp xúc với dị vật hoặc môi trường ô nhiễm có thể làm cổ họng bạn bị tổn thương và kích ứng, dẫn đến tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng. Ngoài các dị vật bên ngoài môi trường, ngay cả những chất tẩy rửa được sử dụng trong sinh hoạt gia đình cũng có thể là yếu tố dẫn đến khán tiếng. 

Chứng khó phát âm 

Chứng khó phát âm là sự bất thường về hệ thần kinh, nếu không được điều trị sớm có thể làm ảnh hưởng đến các khối cơ ở vùng thanh quản. Lâu dài sẽ khiến cho giọng nói của người bệnh bị khàn, vỡ tiếng hoặc khó nói chuyện như bình thường. 

Cách khắc phục khàn tiếng nhưng không đau họng

Cách xử trí và khắc phục tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh cũng như tình trạng sức khoẻ tổng quan của người bệnh. 

Sử dụng thuốc 

Nếu nguyên nhân gây khàn tiếng là do các tình trạng viêm nhiễm gây ra, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng để điều trị khàn tiếng lâu ngày không kèm theo đau họng, bao gồm: 

  • Thuốc kháng sinh diệt khuẩn như macrolid, beta-lactam hoặc cephalosporin. 
  • Thuốc chống dị ứng. 
  • Thuốc chống viêm. 

Điều trị khàn tiếng nhưng không đau họng bằng thuốc chống viêm

Điều trị khàn tiếng nhưng không đau họng bằng thuốc chống viêm

Sử dụng viên ngậm 

Trong trường hợp bị khàn tiếng nhẹ, bệnh nhân có thể lựa chọn các loại kẹo hoặc viên ngậm để điều trị và cải thiện tình trạng bệnh của mình. Một số viên ngậm hiện nay thường chứa các thành phần tự nhiên, chẳng hạn mật ong, chanh đào hoặc bạc hà, có thể giúp bạn xoa dịu vùng cổ họng bị ảnh hưởng và làm giọng nói trong sáng hơn. 

Viên uống thảo dược chứa rẻ quạt - Giải pháp giúp cải thiện khàn tiếng nhưng không đau họng hiệu quả

Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần chính chiết xuất từ cây rẻ quạt để cải thiện khàn tiếng nhưng không đau họng hiệu quả, an toàn

Rẻ quạt là một dược liệu quý, được ông cha ta sử dụng nhiều đời nay, trong các bài thuốc chữa các bệnh khàn tiếng, mất tiếng. Nghiên cứu y học hiện đại cũng nhận thấy thân, rễ rẻ quạt rất giàu các chất kháng sinh, kháng viêm thực vật như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid.

Rẻ quạt là một vị thuốc quý chữa khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản

Rẻ quạt là một vị thuốc quý chữa khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản

Ngoài rẻ quạt, sản phẩm còn được bổ sung thêm các thành phần khác: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Đây cũng đều là các thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm nhanh các triệu chứng khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản… Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng đường hô hấp, phục hồi và bảo vệ niêm mạc họng - thanh quản, ngăn tái phát hiệu quả. Do đó, đây là một sản phẩm chuyên biệt cho người bị khàn tiếng, mất tiếng.

Hơn 12 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm chứa thành phần chính cao rẻ quạt là sản phẩm nhận được sự tin tưởng của hàng nghìn người bệnh. Đặc biệt, khảo sát năm 2021 của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh chứa thành phần chính từ cây rẻ quạt để cải thiện khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản.

Từ những thông tin trên, hy vọng bạn đã nắm được nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng cũng như cách điều trị hiệu quả. Đặc biệt, nếu đang bị khàn tiếng, mất tiếng, bạn hãy sử dụng sớm viên uống thảo dược có thành phần chính từ rẻ quạt đều đặn mỗi ngày nhé!

Sản phẩm hiện có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy gọi tới số hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn và giải đáp.

Bình luận