Viêm thanh quản gây đau họng, khó nói - Cẩm nang dành cho bạn
Tìm hiểu về viêm dây thanh quản là gì?
Viêm dây thanh quản đề cập đến tình trạng viêm, nhiễm virus của dây thanh quản có nhiều trường hợp khác nhau. Bệnh lý này có nhiều trường hợp phân loại khác nhau tùy theo mức độ, đặc điểm của bệnh.
Viêm thanh quản là gì?
Viêm thanh quản (hay viêm dây thanh quản) là tình trạng dây thanh quản bị viêm do phải hoạt động quá mức, kích ứng hoặc nhiễm trùng. Thanh quản là một bộ phận của cơ quan hô hấp, nằm ở cổ, phía trước hầu, có chức năng phát âm và dẫn khí. Khi thanh quản bị viêm, dây thanh âm sẽ bị kích thích dẫn tới sưng nề, làm thay đổi cách mà không khí đi qua. Từ đó, âm thanh sẽ bị bóp méo, biến đổi.
Viêm thanh quản gây ra khàn tiếng, mất tiếng
Có bao nhiêu loại viêm thanh quản?
Dựa theo thời gian bệnh và các diễn biến lâm sàng, người ta chia viêm thanh quản làm 4 loại gồm:
Viêm thanh quản cấp
Viêm thanh quản cấp là một vấn đề sức khỏe tạm thời và diễn ra ở mức độ nhẹ. Thường sẽ cải thiện ngay khi nguyên nhân được giải quyết trong vòng 3 - 7 ngày.
Viêm thanh quản mãn tính
Khi viêm ở thanh quản kéo dài trên 3 tuần thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính (mạn tính). Đây là kết quả của việc tiếp xúc với các chất gây kích ứng trong thời gian dài. Lúc này, viêm nhiễm nặng khiến dây thanh âm bị kéo căng, tổn thương và dễ kích thích. Ít phổ biến hơn, thanh quản bị viêm còn có thể do nhiễm trùng nấm men khi sử dụng ống hít hen suyễn. Hoặc mắc các bệnh ung thư, liệt dây thanh âm, quá trình lão hóa tự nhiên của tuổi già.
Viêm thanh quản ở trẻ em
Các triệu chứng viêm ở trẻ em có thể hơi khác so với người lớn. Ngoài khàn tiếng, thở rít, ho thì trẻ chỉ sốt nhẹ trong khoảng 37,5 - 38,5 độ. Bệnh thường nặng hơn vào ban đêm khi có sự xuất hiện của các cơn co thắt khiến trẻ khó thở. Nếu trẻ chảy nước dãi, hít thở có tiếng rít thì có thể là dấu hiệu của viêm phế quản cấp.
Viêm nắp thanh quản
Trường hợp này khá ít gặp, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra và có mức độ nghiêm trọng hơn bởi nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong. Nó là tình trạng viêm nhiễm tại nắp thanh quản và các mô xung quanh. Nắp thanh quản là phần mô che phủ ở thanh quản và khí quản để giúp thức ăn, chất lỏng không ra khỏi phổi.
Viêm dây thanh quản có thể chuyển từ cấp tính sang mãn tính
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Tùy vào mức độ nghiêm trọng khi thanh quản bị viêm, bệnh thường kéo dài không quá 1 tuần với các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:
- Khàn tiếng hoặc thậm chí bị mất tiếng trong thời gian ngắn.
- Đau cổ họng, xảy ra trong trường hợp nhiễm trùng nặng.
- Ngứa rát họng, khô họng, ho khan, giọng nói yếu và hụt hơi khi nói, đặc biệt là vào buổi sáng.
- Nuốt vướng, cảm giác có thứ gì đó chặn ở cổ nên luôn muốn đằng hắng giọng.
- Một vài trường hợp sẽ có biểu hiện của tình trạng viêm (sốt, khó chịu, mệt mỏi).
- Sưng các hạch bạch huyết ở cổ, họng.
Viêm thanh quản có nguy hiểm không?
Nhìn chung, viêm dây thanh quản không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể xử lý hiệu quả khi được chăm sóc đúng. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm cấp tính ở trẻ em, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ vì dễ gây khó thở do đường thở bị chặn lại. Lúc này, bệnh có thể diễn tiến thành viêm thanh khí phế quản hoặc viêm nắp thanh quản, đe dọa đến tính mạng trẻ.
Đối với người lớn, bệnh không chỉ gây khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới công việc. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng còn có thể lây lan sang các bộ phận khác của đường hô hấp.
Do đó, nếu thấy các triệu chứng khó chịu ở cổ họng kéo dài trên 2 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ. Hãy cẩn trọng khi có các biểu hiện sau:
- Ho ra máu.
- Sốt dai dẳng không đỡ.
- Cổ họng ngày càng đau nhiều hơn.
- Khó nuốt, khó thở.
Đến các cơ sở y tế nếu có biểu hiện khó thở kèm theo viêm thanh quản
Nguyên nhân gây viêm thanh quản
Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản được chia thành hai trường hợp là do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng. Tuy nhiên, trường hợp do nhiễm trùng thường nhiều hơn. Cụ thể:
Nguyên nhân do nhiễm trùng: Ở người lớn và trẻ em đều có thể do một số loại virus gây ra như rhinovirus, parainfluenza, coronavirus, adenovirus,... Dấu hiệu điển hình của viêm thanh quản do nhiễm trùng là hiện tượng ho và thở dồn dập.
Nguyên nhân không xuất phát từ nhiễm trùng:
- Chấn thương hoặc lạm dụng giọng nói: Thường gặp ở những người phải nói/hát nhiều như ca sĩ, giáo viên,... Ngoài ra có thể do tình trạng nhiều ngày la hét cũng có thể dẫn đến viêm thanh quản.
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây ra viêm dây thanh quản hoặc các tình trạng khác ảnh hưởng đến giọng nói.
- Bệnh hen suyễn: Khi sử dụng ống hít thuốc hen suyễn có thể gây ra sự kích ứng hóa học dẫn đến viêm thanh quản do nấm.
- Nguyên nhân từ môi trường: Dị ứng theo mùa, ô nhiễm không khí,...
- Hít phải chất độc hại: Ví dụ như thuốc lá, hoặc nước hoa, chất tẩy rửa nếu bạn là người bị nhạy cảm với những tác nhân này.
- Các nguyên nhân khác như rối loạn chức năng chuyển đổi, viêm phổi, viêm xoang, cảm lạnh, ung thư,...
Điều trị viêm thanh quản thế nào?
Trước khi điều trị viêm thanh quản, bác sĩ có thể thực hiện nội soi thanh quản hoặc xét nghiệm sinh khiết để khẳng định chắc chắn về bệnh lý. Sau đó, dựa vào nguyên nhân, tình trạng, mức độ bệnh để đưa ra các phương pháp điều trị.
Điều trị viêm thanh quản bằng thuốc
Với những trường hợp viêm thanh quản cấp tính, bệnh thường sẽ có xu hướng tự khỏi sau vài ngày. Do đó, trường hợp này thường sẽ kết hợp với chế độ ăn uống, phòng ngừa, chế độ sinh hoạt để điều trị (theo dõi ở phần phòng ngừa của bài viết).
Với những trường hợp viêm thanh quản gây ra triệu chứng khó chịu hơn hoặc tái phát nhiều lần và có chiều hướng nặng dần, bác sĩ có thể kết hợp một số loại thuốc. Một vài loại thuốc sẽ được sử dụng ví dụ như:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc chỉ được dùng nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Thuốc chống viêm: Corticosteroid có thể giải quyết hiệu quả tình trạng sưng đau ở cổ họng, nuốt vướng vì dây thanh âm bị tổn thương.
- Thuốc giảm đau: Để giảm bớt đau đớn, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc ibuprofen. Chúng sẽ làm dịu sự khó chịu trong bạn nhanh chóng nếu viêm ở mức độ nhẹ.
Thuốc tây y giúp giảm nhanh triệu chứng viêm thanh quản
Một số dược liệu chữa viêm thanh quản tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây Y, một số người bệnh khi bị viêm thanh quản nhẹ thường tìm đến các loại thảo dược, dược liệu thiên nhiên để giảm khó chịu. Tuy nhiên, hầu hết các bài thuốc dược liệu này chưa có quá nhiều chứng minh về tính hiệu quả khi sử dụng.
Vì vậy, người bệnh cần chọn lọc kỹ loại dược liệu an toàn và đem lại hiệu quả để giúp giảm khó chịu khi bị viêm thanh quản. Sau đây sẽ là một số bài thuốc dược liệu được sưu tầm.
Chữa viêm thanh quản bằng mật ong
Nhờ chứa nhiều vitamin A, B, C, E và chất chống oxy hóa nên mật ong giúp phục hồi tổn thương ở dây thanh nhanh chóng. Kết hợp với chanh, đây sẽ là bài thuốc giảm sưng và đau tại thanh quản nhanh chóng.
Bạn lấy 1-2 quả chanh tươi rửa sạch, khía theo từng múi rồi cho vào chén nhỏ. Sau đó, thêm vài thìa mật ong, sau đó để trong 1-2 giờ để ngấm. Ngậm chanh và mật ong nhiều lần trong ngày, cơn đau họng sẽ dịu đi và giọng nói đỡ khản hơn.
Lá xương sông
Lá xương sông tính bình, vị cay nóng và có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu. Dược liệu này được dùng nhiều trong chữa trị các bệnh cảm sốt, viêm họng, đau nhức xương khớp…
Lá xương sông đem rửa sạch rồi đập dập, sau đó nhúng vào giấm ăn. Bạn lấy nước muối pha loãng súc miệng rồi ngậm hỗn hợp lá xương sông trong vài phút. Làm cách này vài lần trong ngày, triệu chứng sẽ cải thiện trông thấy.
Tỏi chữa viêm thanh quản
Tỏi có đặc tính kháng viêm nhờ chứa allicin - một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn. Thêm tỏi vào các món ăn yêu thích hoặc ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày, cổ họng bạn sẽ dịu dần và giọng nói cũng trở về bình thường.
Bài thuốc kết hợp thảo dược an toàn và hiệu quả
Ở giai đoạn mãn tính, viêm thanh quản dễ tái phát nên ngoài việc chú trọng đến lối sống, dùng thuốc thì kết hợp các loại thảo dược, dược liệu hỗ trợ cũng giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Những loại thảo dược như Rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh và sói rừng đã được nghiên cứu và chứng minh đem đến công dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, giúp giảm viêm, tiêu sưng, cải thiện khản tiếng. Đồng thời, các thảo dược này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phục hồi tế bào dây thanh đang bị suy yếu hoặc kích ứng, phòng tránh tái phát. Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021 cho thấy, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cao rẻ quạt.
Rẻ quạt là một trong các thảo dược tốt cho bệnh viêm thanh quản
Kiểm soát trong chế độ ăn uống
Khi dây thanh quản bị tổn thương, việc ăn uống đối với bạn ít nhiều cũng hạn chế. Vì thế, lựa chọn các thực phẩm có kết cấu mềm, lỏng để không gây kích ứng cho cổ họng là điều cần thiết. Ngoài ra, trong thời gian điều trị, bạn cũng cần tránh những món ăn sau đây:
- Đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ hoặc dùng các gia vị mạnh như ớt, tiêu, mù tạt...
- Các món có tính axit như dưa chua, cà muối…
- Thức uống có cồn và chứa caffein.
- Thức ăn có cạnh sắc, cứng giòn: Các loại bánh quy, ngũ cốc, hạt cây (hạnh nhân, óc chó)...
- Đồ ăn, thức uống lạnh.
>>> Xem thêm: Strepsils - Viên ngậm trị ho, đau họng và những điều cần nhớ
Cách phòng ngừa viêm thanh quản để hạn chế tái phát
Viêm thanh quản dễ mắc nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh. Một số phương pháp tự chăm sóc bên dưới sẽ giúp cải thiện triệu chứng và giảm căng thẳng cho giọng nói của bạn:
- Uống nhiều nước để giữ niêm mạc họng, thanh quản luôn ẩm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để không khí trong phòng luôn ổn định.
- Tránh nói to hoặc hát quá lâu. Nếu bạn phải nói trong thời gian dài hoặc phòng lớn, hãy sử dụng các thiết bị hỗ trợ để giảm tải áp lực cho dây thanh âm.
- Làm ấm vùng họng bằng viên ngậm không đường.
- Tránh khói thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc chứa caffein.
- Súc miệng bằng nước muối thường xuyên để sát khuẩn họng, giảm sưng tấy.
- Cẩn trọng khi dùng thuốc thông mũi vì có thể làm cổ họng của bạn càng khô hơn.
- Đeo khẩu trang nếu làm trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất.
- Cố gắng tránh hắng giọng vì điều này sẽ làm tăng tình trạng viêm và kích ứng.
- Điều trị các bệnh có thể dẫn tới viêm cho thanh quản như: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày...
Viêm thanh quản có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn, nói hoặc thở, thậm chí dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bạn càng giải quyết sớm các triệu chứng ban đầu, dây thanh âm và giọng nói sẽ càng nhanh phục hồi. Nếu cần giải đáp các thông tin liên quan đến bệnh viêm thanh quản cùng các vấn đề xung quanh bệnh lý này, hãy liên hệ ngay đến số tổng đài 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/laryngitis-2#prevention
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/laryngitis/diagnosis-treatment/drc-20374267
https://www.webmd.com/cold-and-flu/what-is-laryngitis
Bình luận