Theo thống kê, hàng năm có tới gần 500.000 giáo viên gặp các vấn đề về giọng nói: khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản… Vậy đâu là nguyên nhân khiến các giáo viên dễ bị khàn tiếng, viêm thanh quản. Đâu là biện pháp đối phó hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết này!     

Nguyên nhân khiến các giáo viên dễ bị khàn tiếng

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 gần kề, đây là dịp để mọi người chia sẻ niềm vui, tôn vinh những đóng góp to lớn của các thầy cô giáo trong sự nghiệp ươm mầm những chủ nhân tương lai của đất nước.

Xưa nay, nghề giáo vốn luôn được coi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Trong hành trình “trồng người”, bên cạnh niềm vui dạy học, quấn quýt bên các học trò thân thương, đôi khi, các thầy cô còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vất vả. Không chỉ là những lúc học trò không nghe lời, quậy phá, mà còn là nguy cơ bệnh lý do đặc thù nghề nghiệp.

Với tính chất công việc thường xuyên phải nói to, nói nhiều, giảng bài cho học sinh, sinh viên nhiều giờ đồng hồ khiến niêm mạc hầu họng, thanh quản của các thầy cô dễ bị tổn thương, viêm nhiễm, gây ra tình trạng khàn tiếng kéo dài, viêm thanh quản mạn tính, cùng với các tổn thương thực thể như hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh. 

Khàn tiếng được coi là “bệnh nghề nghiệp” của các thầy cô

Khàn tiếng được coi là “bệnh nghề nghiệp” của các thầy cô

>>> Xem thêm: U nang thanh quản có sao không? Mách bạn cách chữa không cần mổ

Giải pháp giúp giáo viên khắc phục khàn tiếng, viêm thanh quản

Giọng nói đối với nghề giáo viên hết sức quan trọng. Do đó, nếu khàn tiếng, viêm thanh quản sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, làm giảm nguồn cảm hứng và tự tin của người giáo viên, có thể làm cho họ giảm cơ hội thăng tiến, phải thay đổi công việc, thậm chí nghỉ dạy... Bệnh tái đi tái lại nhiều lần cũng khiến họ phải uống thuốc kháng sinh kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vì vậy, để bảo vệ giọng nói, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ của “bệnh nghề nghiệp” này, các thầy cô giáo có thể áp dụng theo các lời khuyên sau:

- Uống nhiều nước ấm: Nước có khả năng làm loãng đờm, giúp cấp ẩm, xoa dịu niêm mạc họng cũng như thanh quản đang bị kích ứng. Uống nước thường xuyên cũng giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, làm cho dây thanh cử động dễ dàng hơn. 

- Hạn chế nói nhiều: Cố gắng nói càng ít càng tốt, chỉ nói khi cần thiết. Nếu buộc phải nói, hãy duy trì một âm lượng vừa đủ, không hét to hay thì thầm. Có thể dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ trong quá trình giảng bài như micro, loa,…

- Phân bổ thời gian nói hợp lý, dành thời gian để giọng nói của bạn được nghỉ ngơi là cách giúp bảo vệ thanh quản rất tốt. Nên giảm số tiết giảng dạy trong ngày nếu đang bị khàn tiếng.

- Giữ ấm cơ thể, cổ họng khi thời tiết thay đổi giúp phòng ngừa các bệnh lý của đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, tình trạng khản tiếng, mất tiếng…

- Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc: Khói thuốc lá vốn chứa nhiều chất gây hại cho sức khỏe. Hơn thế, hít khói thuốc lá cũng khiến cổ họng khô, kích ứng dây thanh quản và làm tình trạng viêm thanh quản, khàn tiếng nặng hơn.

- Bổ sung các thực phẩm lành mạnh: Các thầy cô cũng nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi các tổn thương nhanh chóng.

- Và cuối cùng, thầy cô có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm ở thanh quản. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ cây rẻ quạt. Thảo dược này đã được chứng minh là chứa các kháng sinh, kháng viêm thực vật, giúp chống viêm, chống oxy hóa, cải thiện triệu chứng khàn tiếng, viêm thanh quản rất tốt. 

Ngoài ra, sản phẩm này còn có sự kết hợp của các dược liệu khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi và bảo vệ dây thanh đang bị tổn thương. Nhờ đó, sản phẩm này giúp cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng: Ho, đau họng, khàn tiếng, mất tiếng, viêm họng, viêm thanh quản hiệu quả, an toàn.

Rẻ quạt - Thảo dược quý giúp bảo vệ thanh quản

Rẻ quạt - Thảo dược quý giúp bảo vệ thanh quản

Trên đây là nguyên nhân cũng như cách đối phó với khàn tiếng, viêm thanh quản - bệnh nghề nghiệp phổ biến hàng đầu ở các giáo viên. Thay cho lời kết, nhân ngày 20/11, chúc các thầy cô thành công hơn nữa trong sự nghiệp. Và đừng quên sử dụng viên uống thảo dược chứa thành chính rẻ quạt mỗi ngày để giọng nói luôn trong sáng, khỏe mạnh.

Bình luận