Bên cạnh các phương pháp điều trị thì bị suy thận nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát các triệu chứng của bệnh là mối quan tâm của rất nhiều người. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng hàng ngày dành cho người bị suy thận, chúng ta cùng theo dõi nhé!

Suy thận là gì?

Trong cơ thể, thận là hai cơ quan nằm sau lưng hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống như lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp. Do đó, khi thận bị tổn thương, các chất thải và nước tích tụ lại trong cơ thể, gây phù ở mắt cá chân, nôn mửa, suy nhược, ngủ kém và khó thở. Suy thận là hiện tượng suy giảm chức năng của thận. Ở giai đoạn nặng nhất, thận không thể phục hồi được chức năng lọc cầu thận dẫn đến suy thận mạn. Cách điều trị là lọc máu nhân tạo để duy trì cuộc sống hoặc thay thận mới.

Người bị suy thận giai đoạn cuối sẽ phải đối mặt với nguy cơ chạy thận nhân tạo 

Người bị suy thận giai đoạn cuối sẽ phải đối mặt với nguy cơ chạy thận nhân tạo

Bệnh đái tháo đường và cao huyết áp là những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn. Tiếp sau đó là viêm cầu thận, các bệnh về tiết niệu và cuối cùng là thận đa nang. Việc phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời sẽ giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa tổn thương thận tiến triển nặng thêm.

>>> Xem thêm: Suy thận và những biểu hiện trên da thường gặp

Người bị suy thận nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận rất quan trọng, giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả. Vậy bị suy thận nên ăn gì? Sau đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh mà các chuyên gia khuyên dùng:

- Tinh bột: Nên ăn miến dong, gạo xay trắng, bột sắn dây, khoai sọ, khoai lang, bún, hủ tiếu, phở,… bởi những loại này có hàm lượng đường thấp.

- Chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng, sữa,... Tùy theo giai đoạn suy thận mà chọn những thực phẩm có lượng đạm phù hợp.

- Chất béo: Nên dùng dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu,…), mỡ cá.

 Người bị suy thận nên dùng dầu thực vật

Người bị suy thận nên dùng dầu thực vật

- Chất xơ, vitamin: Ở giai đoạn nhẹ, người bị suy thận có thể sử dụng đa dạng các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, tím, vàng.

Người bị suy thận kiêng ăn gì?

Khi bị suy thận, bạn sẽ phải tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và cần được giới hạn về muối và chất đạm, điều này giúp giảm được lượng chất thải mà cơ thể tạo ra, từ đó giảm bớt gánh nặng cho thận.

- Người bị suy thận không nên ăn quá nhiều muối.

- Thịt: Hạn chế thịt gà, thịt ngỗng, thịt thú rừng, thận heo, nội tạng động vật (đối với người bị suy thận đi tiểu ra máu và có hàm lượng axit uric cao).

- Hải sản: Tránh ăn cua, cá trích, cá sú vàng, cá cơm, sò,…

   Người bị suy thận không nên ăn quá nhiều hải sản

Người bị suy thận không nên ăn quá nhiều hải sản

- Trái cây: Giảm tiêu thụ cam, chanh, quýt, bưởi, chuối, dưa hấu, dứa, nho, đào, lựu,… (nếu người bệnh có tăng kali máu).

- Rau củ quả: Kiêng măng tre, gừng, rau bina, đậu đỗ, lạc, vừng, hạt điều, hạt dẻ,…

Ngoài ra, người bị suy thận cần kiêng các thực phẩm cay nóng (làm tăng nhiệt cơ thể), thực phẩm chứa nhiều kali (trường hợp bị tăng kali máu), phốt pho, chất béo,…

Người bị suy thận nên uống nước như thế nào?

Uống nhiều hay ít nước khi chức năng thận bị suy giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến thận. Bởi vậy, đối với người bị suy thận, lượng nước cung cấp cho cơ thể còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

- Đối với người có nước tiểu ít: Phải uống nhiều nước, thậm chí là cần truyền nước.

- Đối với người bị đái tháo nhạt, tiểu nhiều: Bổ sung lượng nước phù hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

- Đối với người bị suy thận nặng: Hạn chế uống nước để giảm áp lực cho thận. Việc bổ sung lượng nước sẽ tùy theo nhu cầu của người bệnh.

- Đối với người bị phù, suy thận cấp giai đoạn vô niệu, cũng cần cân bằng giữa lượng nước vào và thải ra. Nếu lượng nước vào lớn hơn lượng nước ra thì có thể gây ra tình trạng phù nề, huyết áp khó kiểm soát và suy tim. Còn lượng nước vào nhỏ hơn sẽ gây mất nước (da nhăn nheo, hạ huyết áp, choáng váng).

Lưu ý: Bổ sung lượng nước nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng suy thận.

 Bổ sung lượng nước hàng ngày nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng suy thận

Bổ sung lượng nước hàng ngày nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng suy thận

- Hạn chế các thức uống có ga, cồn (rượu, bia), trà đặc, cà phê,…

- Tuyệt đối không được hút thuốc lá.

- Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, giảm viêm,… Nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận nhờ sản phẩm thảo dược

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bị suy thận nên kết hợp tập thể dục mỗi ngày để kiểm soát được nhiều vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, chuyên gia khuyên bạn  nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung thảo dược tốt cho thận, giúp cải thiện chức năng thận, tiêu biểu như cây dành dành - Chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sinh học cao, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm cơ thể có khả năng kháng khuẩn hiệu quả.

Dành dành – Giúp cải thiện chức năng thận hiệu quả, an toàn 

Dành dành – Giúp cải thiện chức năng thận hiệu quả, an toàn

Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, dành dành được lấy làm thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, bạch phục linh, mã đề, râu mèo, linh chi đỏ tạo nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên nén tiện dùng và rất an toàn cho người sử dụng:

- Đan sâm: Đã được dùng bổ trợ trong điều trị suy thận mạn tính ở Trung Quốc trong tối thiểu 30 năm. Vị thuốc này có tác dụng tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận do tiểu đường, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric.

- Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, giúp bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện tình trạng giữ nước và giữ natri, cải thiện chức năng thận, làm chậm diễn tiến của suy thận.

- Trầm hương: Là vị thuốc đông y quý hiếm, có tác dụng bổ khí, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

- Bạch phục linh: Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng.

- Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi thận bị suy, hỗ trợ điều trị sỏi thận.

- Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, bổ thận, giúp điều trị viêm thận, sỏi thận.

- Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các superoxide (các gốc tự do), giúp bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy.

Sự kết hợp của các thành phần thảo dược kể trên được coi như một công thức toàn diện giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị suy thận, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận, viêm cầu thận,...

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin: Người bị suy thận nên ăn gì, kiêng gì để giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh việc thực hiện chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm có chứa các thảo dược quý như: Dành dành, đan sâm, thục địa,… mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Bình luận