Suy thận được chia thành 5 cấp độ, trong đó suy thận độ 3 là tình trạng nghiêm trọng cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị nhằm làm chậm tiến triển bệnh. Vậy người bị suy thận độ 3 uống thuốc gì là tốt nhất?

Đặc điểm của suy thận độ 3

Suy thận độ 3 là cấp độ nặng, được chia thành 2 giai đoạn:

  • Suy thận độ 3A: Thận bị suy chức năng từ nhẹ đến trung bình, chỉ số tốc độ lọc cầu thận nằm trong khoảng từ 45 - 59 ml/phút/1.73 m2.
  • Suy thận độ 3B: Tổn thương thận ở mức độ trung bình đến nặng, chỉ số tốc độ lọc cầu thận nằm trong khoảng từ 30 - 44 ml/phút/1.73 m2.

Một số triệu chứng thường xuất hiện ở bệnh nhân suy thận độ 3 gồm: Mất ngủ, đau lưng, người mệt mỏi, xanh xao, khó thở, chân tay sưng phù, nước tiểu có bọt, đi tiểu nhiều lần,... Biến chứng thường gặp ở giai đoạn này là thiếu máu, bệnh lý về xương khớp, tụ độc, huyết áp cao,... có thể gây tử vong hoặc khiến bệnh tiến triển nhanh sang giai đoạn 4 và 5. Có thể nói, suy thận độ 3 là giai đoạn báo động về sức khỏe nên việc điều trị tích cực là rất quan trọng. 

Suy thận độ 3 là tình trạng nguy hiểm cần điều trị tích cực

Suy thận độ 3 là tình trạng nguy hiểm cần điều trị tích cực

Người bị suy thận độ 3 uống thuốc gì là tốt nhất?

Nhiều trường hợp suy thận độ 3B, bác sĩ đã phải chỉ định các phương pháp điều trị thay thế (chạy thận, lọc màng bụng) do thận không còn đảm nhận được chức năng. Nhưng đa phần người bệnh suy thận độ 3 vẫn có thể điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc. Vậy người bị suy thận độ 3 uống thuốc gì là tốt nhất?

Thuốc điều trị cao huyết áp

Cao huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là biến chứng của suy thận. Vì vậy, người bệnh thường được chỉ định dùng các loại thuốc hạ huyết áp như thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, ức chế canxi, ức chế beta,... Khi dùng thuốc hạ huyết áp, người bệnh thường được bác sĩ cho uống kèm theo thuốc lợi tiểu và khuyến nghị chế độ ăn ít muối.

Thuốc kiểm soát kali trong máu

Tình trạng tích tụ quá nhiều kali trong máu có thể khiến nhịp tim không đều và gây ra các tình trạng nguy hiểm như loạn nhịp tim và yếu cơ. Trong khi đó, bệnh suy thận khiến cho thận không thể lọc kali trong máu đúng cách. Lúc này, người bệnh có thể cần dùng đến các loại thuốc canxi, glucose hoặc natri polystyrene sulfonate để ngăn ngừa sự tích tụ lượng kali cao trong máu.

Thuốc điều trị thiếu máu

Bệnh suy thận thường kèm theo thiếu máu, do đó bổ sung hormone erythropoietin chứa sắt, darbepoetin có thể giúp cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu hơn, từ đó làm giảm tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Người bệnh suy thận độ 3 cần dùng thuốc để điều trị thiếu máu

Người bệnh suy thận độ 3 cần dùng thuốc để điều trị thiếu máu

Thuốc để giảm cholesterol

Bệnh nhân suy thận thường có lượng cholesterol xấu cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch – đặc biệt gây xơ vữa mạch. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như statin để giảm cholesterol trong máu đồng thời giúp kiểm soát huyết áp, có tác dụng bảo tồn thận.

Thuốc để bảo vệ xương

Bổ sung canxi và vitamin D có thể giúp ngăn ngừa xương yếu và giảm nguy cơ gãy xương do biến chứng của suy thận. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc được gọi là chất kết dính phốt phát (canxi cacbonat, calcitriol và sevelamer,…) để giữ cho phốt pho trong thức ăn không đi vào máu, từ đó giảm lượng phốt phát và bảo vệ mạch máu khỏi bị hư hại do lắng đọng canxi (vôi hóa).

Thuốc lợi tiểu

Người bệnh dùng thuốc lợi tiểu trong trường hợp đã có bù protein và không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn. Giai đoạn suy thận nhẹ có thể dùng lợi tiểu nhóm thiazide hay loại kháng aldosteron như spironolactone (verospirone, aldactone) hoặc phối hợp với furosemide. Khi bệnh ở giai đoạn vừa và nặng chỉ được dùng furosemide. Việc dùng thuốc cần phải theo dõi số lượng nước tiểu, cân nặng hàng ngày và xét nghiệm điện giải đồ máu.

Các thuốc điều trị biến chứng

  • Điều trị nhiễm trùng: Dựa vào kháng sinh đồ để dùng liều lượng kháng sinh phù hợp. Người bệnh cần giảm liều hoặc ngừng corticoid và ức chế miễn dịch trong trường hợp nhiễm trùng nặng, khó kiểm soát.
  • Điều trị dự phòng một số tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, loãng xương: Người bệnh có thể cần dùng thêm các loại thuốc điều trị tác dụng phụ như thuốc dạ dày, thuốc chống loãng xương.

Người bệnh suy thận dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng

Người bệnh suy thận dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng

>>> XEM THÊM: 8 lời khuyên về chế độ ăn cho người suy thận độ 3

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị độ 3 hiệu quả

Điều trị bằng thuốc không phải là cách giúp chữa khỏi suy thận, phương pháp này chỉ có thể giúp tránh khỏi các biến chứng nặng hơn và giảm bớt sự đau đớn để duy trì sự sống cho người bệnh. Việc bị suy thận uống thuốc gì, liều lượng như thế nào cần có sự chỉ định của bác sĩ. 

Các chuyên gia thận tiết niệu khuyên người bệnh nên tìm đến các thảo dược tốt cho thận, tiêu biểu như dành dành. Từ xa xưa, dành dành đã được người dân khu vực phía Bắc và vùng núi các tỉnh miền Trung sử dụng chữa các bệnh liên quan đến thận, suy thận. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ lượng tử trong bào chế dành dành, kết hợp với đan sâm, râu mèo, mã đề, bạch phục linh, linh chi đỏ,... thành viên nén tiện dùng.

Người mắc bệnh thận nên sử dụng viên uống thảo dược tốt cho thận

Người mắc bệnh thận nên sử dụng viên uống thảo dược tốt cho thận

Sản phẩm giúp giúp giảm nhanh các triệu chứng tiểu đêm nhiều lần, tiểu bọt, phù nề, thiếu máu,... do suy thận. Từ đó giảm ure, creatinin, tăng cường chức năng lọc của thận, giảm nhu cầu chạy thận và ngừa suy thận tiến triển. Theo khảo sát, có tới 92,9% người dùng hài lòng về hiệu quả của sản phẩm.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “bị suy thận độ 3 uống thuốc gì”. Nếu như bạn vẫn còn câu hỏi cần được giải đáp, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi!

Bình luận