Suy thận độ 3 là một trong 5 giai đoạn của bệnh suy thận mạn. Ở giai đoạn này, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh đúng cách là rất cần thiết.

Suy thận độ 3 là gì?

Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng. Suy thận độ 3 là khi chức năng của thận đã giảm đi rất nhiều. Dựa vào chỉ số tốc độ lọc cầu thận (GFR), suy thận độ 3 được chia thành hai giai đoạn 3a và 3b.

  • Suy thận độ 3a: Thận bị suy chức năng từ nhẹ đến trung bình, chỉ số tốc độ lọc cầu thận nằm trong khoảng từ 45 - 59 ml/phút/1.73 m2.
  • Suy thận độ 3b: Tổn thương thận ở mức độ trung bình đến nặng, chỉ số tốc độ lọc cầu thận nằm trong khoảng từ 30 - 44 ml/phút/1.73 m2.

Triệu chứng suy thận độ 3

Bạn có thể không nhận thấy các triệu chứng suy thận ở giai đoạn 1 và 2. Nhưng các dấu hiệu bắt đầu trở nên đáng chú ý hơn ở giai đoạn suy thận độ 3. Một số triệu chứng suy thận độ 3 có thể bao gồm:

  • Nước tiểu bất thường: Tiểu bọt, tiểu đêm nhiều lần, tiểu ra máu, bí tiểu.
  • Phù nề xảy ra ở vùng cổ chân, bàn chân, bàn tay, cổ, mặt,…
  • Buồn nôn và nôn. 
  • Ăn không ngon.
  • Mệt mỏi do thiếu máu, khiến cơ và não bộ bị suy nhược.
  • Lạnh ngay cả khi trong phòng ấm.
  • Ngứa ở nhiều mức độ, có thể sẽ nặng hơn ngứa dị ứng.
  • Hơi thở xuất hiện mùi amoniac hoặc vị kim loại.

Suy thận độ 3 gây phù nề chân, tay, thậm chí toàn thân

Suy thận độ 3 gây phù nề chân, tay, thậm chí toàn thân

Các biến chứng có thể xảy ra ở người bị suy thận độ 3, bao gồm:

  • Hôn mê do urê máu tăng cao.
  • Suy tim, viêm màng ngoài tim.
  • Tổn thương phổi do tích nước gây phù nề, tràn dịch màng phổi và ổ bụng. 
  • Suy gan, hội chứng gan thận.
  • Loãng xương, nhuyễn xương, thậm chí gãy xương.

Phương pháp điều trị suy thận độ 3

Người bệnh có thể được chỉ định một số cách điều trị sau để cải thiện tình trạng suy thận độ 3:

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là lời khuyên đầu tiên dành cho người bệnh giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng. Bao gồm:

  • Tích cực bổ sung trái cây và rau xanh.
  • Hạn chế muối, đồ ăn giàu photpho, kali,…
  • Không ăn đồ chiên, xào, nhiều dầu mỡ.
  • Uống đủ nước.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
  • Chú ý khi sử dụng thuốc không kê đơn, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...

Người bị suy thận nên hạn chế đồ ăn mặn, nhiều muối

Người bị suy thận nên hạn chế đồ ăn mặn, nhiều muối

Điều trị nội khoa

Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các chuyên gia sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Kiểm soát huyết áp: Dùng thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.
  • Trị thiếu máu: Bổ sung sắt và erythropoietin.
  • Ngừa gãy xương: Bổ sung canxi, vitamin D.
  • Thuốc giảm cholesterol.
  • Trị phù nề: Thuốc lợi tiểu.

Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: Người mệt mỏi; Buồn nôn, nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng; Viêm loét dạ dày,....

Điều trị thay thế thận

  • Chạy thận: Áp dụng với người suy thận giai đoạn 3b. Máu của người bệnh đưa ra khỏi cơ thể rồi qua thiết bị lọc và đưa trở lại.
  • Lọc màng bụng: Dùng màng bụng của người bệnh để lọc các chất chất độc, chất cặn bã ra khỏi máu.

Biến chứng thường gặp nhất đó là: Tụt huyết áp, chuột rút, buồn nôn và nôn, đau ngực, ngứa, sốt, ớn lạnh. Chi phí đắt đỏ.

>>> XEM THÊM: Chạy thận nhân tạo và những điều cần biết

Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận độ 3 hiệu quả

Theo BSCK II Trần Quang Đạt, Nguyên trưởng khoa châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc - Đại học Y Hà Nội: “Điều trị suy thận muốn đạt kết quả tốt thì cần được chẩn đoán sớm và kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh. Y học hiện đại cải thiện các triệu chứng, y học cổ truyền tăng cường năng lượng, tác động vào nguyên nhân sâu xa của bệnh. Xu hướng hiện tại người ta sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa cây dành dành để tăng cường cho chức năng thận, giúp người bị suy thận đỡ mệt mỏi, đỡ phù, đau đầu, giảm thiếu máu và hỗ trợ kiểm soát một số bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp,... Từ đó tình trạng suy thận được cải thiện một cách hiệu quả, an toàn”.

Dành dành được nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt đối với thận

Dành dành được nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt đối với thận

Theo nghiên cứu, chiết xuất dành dành có tác dụng chống xơ hóa, giảm tổn thương thận, tăng tưới máu đến thận. Để nâng cao tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy thảo dược này làm thành phần chính, kết hợp cùng đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, bạch phục linh, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ,... theo công nghệ lượng tử tiên tiến giúp chiết xuất tối đa hàm lượng hoạt chất, tạo nên viên uống tiện dùng. Sản phẩm giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm độ suy thận, giảm nhu cầu lọc máu, tăng cường năng lượng cho cơ thể, giảm tình trạng phù nề, đau lưng, tiểu đêm, tiểu bọt, thiếu máu, mệt mỏi,... do suy thận.

Kết quả khảo sát năm 2021 cho thấy: 92,9% bệnh nhân hài lòng với việc sử dụng Ích Thận Vương chứa các thành phần trên để cải thiện tình trạng suy thận. Người bệnh nên sử dụng càng sớm càng tốt. Nếu còn băn khoăn gì, hãy bình luận để được giải đáp!

Bình luận