Chuyên gia đầu ngành Thận - Tiết niệu đã chia sẻ những lời khuyên về dinh dưỡng giúp làm giảm sự tiến triển của suy thận nói chung và suy thận độ 3 nói riêng. Vậy cụ thể, chế độ ăn cho người suy thận độ 3 cần lưu ý gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 8 nguyên tắc dinh dưỡng người bệnh suy thận cần nhớ trong bài viết này!

Tìm hiểu chế độ ăn cho người suy thận độ 3

Suy thận độ 3 là khi chức năng thận giảm ở mức trung bình. Bệnh được chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn là 3a và 3b. Theo chuyên gia, để giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh suy thận độ 3, việc kiểm soát huyết áp, đường huyết, cân nặng là rất quan trọng và có thể được thực hiện nhờ tuân thủ chế độ ăn uống khoa học. Hãy cùng tìm hiểu 8 nguyên tắc về chế độ ăn cho người suy thận độ 3 sau đây:

Kiểm soát lượng calo nạp vào

Bổ sung đủ lượng calo có thể ngăn ngừa tình trạng sụt cân nếu người bệnh suy thận đang ở mức cân nặng mong muốn hoặc cung cấp thêm calo nếu họ thiếu cân. Bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra cân nặng và theo dõi xem bạn cần thêm hay bớt calo. Từ đó, chuyên gia dinh dưỡng sẽ xác định trọng lượng phù hợp và theo dõi tiến trình thực hiện chế độ ăn cho bạn.

AnyConv.com__nguoi-benh-suy-than-do-3-nen-kiem-soat-luong-calo-nap-vao (1).webp

Người bệnh suy thận độ 3 nên kiểm soát lượng calo nạp vào

Ăn đúng loại chất béo

Nếu người bị suy thận mắc kèm bệnh tim mạch hoặc lượng cholesterol trong máu cao thì chất béo không lành mạnh (chẳng hạn như chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa) nên được thay thế bằng chất béo không bão hòa đa và đơn từ dầu thực vật, dầu hạt cải và dầu ô liu. Ngoài ra, người bệnh suy thận độ 3 còn được khuyên nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.

Theo dõi lượng nước tiêu thụ

Nước không bị hạn chế khi suy thận ở giai đoạn 3 trừ khi bạn gặp tình trạng giữ nước. Tăng cân đột ngột, khó thở, phù ở bàn chân, bàn tay, mặt và huyết áp cao là những dấu hiệu của tình trạng giữ nước. Những triệu chứng này có thể chỉ ra sự suy giảm chức năng thận và giảm lượng nước tiểu. Lúc đó, bạn cần giảm lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Giảm lượng phốt pho trong chế độ ăn

Một chế độ ăn không quá 800 mg phốt pho có thể giúp giảm nguy cơ tích tụ quá nhiều chất này trong máu. Vì vậy, người bị suy thận độ 3 nên hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng phốt pho hoặc phụ gia phốt phát cao như nội tạng, bánh mì nguyên hạt, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có ga, pho mát, bơ đậu phộng, các sản phẩm từ sữa và sô cô la.

Theo dõi mức kali của bạn

Thông thường, kali không bị hạn chế khi suy thận ở giai đoạn 3 trừ khi xét nghiệm cho thấy hàm lượng chất này quá cao. Bác sĩ có thể thay đổi thuốc hoặc hướng dẫn chế độ ăn ít kali. Giảm mức kali bằng cách hạn chế một số thực phẩm giàu kali và kali clorua (có trong chất thay thế muối và nhiều thực phẩm chế biến chứa hàm lượng natri thấp), chẳng hạn như bơ, chuối, mật ong, đậu, sữa, các loại hạt, khoai tây, cà chua và sữa chua.

AnyConv.com__nen-theo-doi-luong-kali-trong-che-do-an-cho-nguoi-suy-than-do-3 (1).webp

Nên theo dõi lượng kali trong chế độ ăn cho người suy thận độ 3

Kiểm soát được lượng protein theo khuyến nghị

Khuyến nghị về lượng protein trong suy thận giai đoạn 3 là 0,8 g/kg trọng lượng cơ thể. Khuyến nghị tương tự cho người trưởng thành khỏe mạnh nặng khoảng 68 kg. Điều quan trọng là phải đảm bảo lượng protein đến từ các nguồn chất lượng cao như lòng trắng trứng, cá, thịt gia cầm, đậu nành và một lượng nhỏ sữa.

Những người theo chế độ ăn chay và thuần chay có thể thấy dễ dàng hơn những người ăn thịt trong việc hạn chế protein. Tuy nhiên, họ sẽ cần theo dõi lượng phốt pho và kali hấp thụ chặt chẽ hơn.

Giảm lượng natri nạp vào

Hạn chế muối và thực phẩm giàu natri giúp ngăn ngừa tăng huyết áp, hỗ trợ thuốc điều trị tăng huyết áp hoạt động hiệu quả hơn và điều trị tình trạng giữ nước. Khuyến nghị lượng natri cho người suy thận giai đoạn 3 là 1.000 đến 4.000 mg/ngày. Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định lượng natri khuyến nghị hàng ngày phù hợp với bạn.

Giữ nguyên lộ trình

Khi bị suy thận giai đoạn 3, điều quan trọng là phải biết chế độ ăn uống và mục tiêu dinh dưỡng của bạn là gì. Tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho bệnh thận của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

nguoi-suy-than-do-3-can-tuan-thu-nguyen-tac-dinh-duong-de-tranh-benh-nang-them-_1_.webp

Người suy thận độ 3 cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng để tránh bệnh nặng thêm

Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược cho người suy thận độ 3

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, hiện nay, phần lớn các biện pháp điều trị suy thận độ 3 nhằm mục đích ngăn chặn bệnh tiến triển sang độ 4 và giảm những biến chứng nguy hiểm. Ở giai đoạn 3a, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp bổ sung hàm lượng sắt, thuốc chẹn thụ thể angiotensin và thuốc ức chế men chuyển angiotensin để kiểm soát triệu chứng bệnh. Ở giai đoạn suy thận độ 3b, bác sĩ có thể chỉ định lọc máu (chạy thận nhân tạo/lọc màng bụng).

Đặc biệt, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính dành dành. Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện tại các trường đại học và bệnh viện của Trung Quốc vào năm 2017 chứng minh, các hoạt chất trong quả cũng như thân cây dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa thận, giảm tổn thương thận.

Sản phẩm còn là sự kết hợp với các thảo dược và hoạt chất quý khác như đan sâm, mã đề, râu mèo, linh chi đỏ,... Đối với suy thận giai đoạn 3, sản phẩm giúp cải thiện triệu chứng và biến chứng của suy thận, làm chậm quá trình tiến triển bệnh; Ngăn nguy cơ suy thận phải chạy thận. 

thao-duoc-danh-danh-co-tac-dung-tot-doi-voi-than-_1_.webp

Thảo dược dành dành có tác dụng tốt đối với thận

Theo khảo sát của VN-Economy năm 2021, tỷ lệ người dùng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành cải thiện triệu chứng tiểu nhiều lần trong đêm, đau ngang thắt lưng, tê bì chân tay, phù, mất ngủ, suy giảm sinh lý lên đến 92,9%.

Trên đây là 8 lời khuyên về chế độ ăn cho người suy thận độ 3. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn và đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính dành dành để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và biến chứng suy thận nhé!

Dược sĩ Đào Ngọc

banner web sản phẩm.jpg

Bình luận