Thông tin tổng quát về Olanzapine

Olanzapine là một loại thuốc thuộc nhóm chống loạn thần được chỉ định cho người bệnh bị tâm thần phân liệt, hưng cảm. Ngoài ra, nó còn được kết hợp sử dụng với các loại thuốc khác để điều trị chứng trầm cảm ở người lớn và trẻ em từ 10 tuổi.

Olanzapine có ba dạng bào chế là viên nén bao phim, viên nén phân tán và thuốc tiêm. Bạn có thể tìm thấy ở nhiều biệt dược khác nhau như Onegpazin 10, Olmed,  Savi Olanzapine. Tuy nhiên, bài viết hôm nay sẽ tìm hiểu chính về Olanzapine trong biệt dược Olanxol. Với biệt dược này, thuốc được sản xuất dưới hàm lượng Olanzapine 10mg, giá bán tham khảo khoảng 270.000 đồng/hộp 100 viên (10 vỉ x 10 viên).

Olanzapine là thuốc gây tác dụng trực tiếp trên các thụ thể serotonin và dopamine. Serotonin và Dopamine là hai chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Trong đó Serotonin đóng vai trò vận chuyển tín hiệu giữa hai vùng não với nhau, còn dopamine điều chỉnh cảm xúc, hành động của con người.

Thuốc hoạt động như một chất đối kháng ức chế thụ thể D2 của dopamine dẫn đến những triệu chứng tích cực như ảo tưởng, ảo giác, hưng phấn thái quá. Sự tác động của Olanzapine trên thụ thể serotonin giúp giảm những suy nghĩ tiêu cực, giảm căng thẳng, tăng trí nhớ, tăng tập trung. 

Olanzapine là thuốc chống loạn thần không điển hình. Với các cơ chế trên, thuốc được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Người bị tâm thần phân liệt từ 13 tuổi trở lên.
  • Người mắc chứng hưng cảm, rối loạn lưỡng cực.
  • Dùng kết hợp với thuốc fluoxetine cho những người bị trầm cảm kháng trị hoặc trầm cảm do rối loạn lưỡng cực.

Ngoài ra, Olanzapine còn được sử dụng để điều trị triệu chứng kích động cấp tính, chán ăn tâm thần, mê sảng, nôn và buồn nôn do thực hiện hoá trị liệu.

Olanzapine-duoc-su-dung-cho-nguoi-bi-tam-than-phan-liet-hung-cam-roi-loan-cuong-luc.jpg

Olanzapine được sử dụng cho người bị tâm thần phân liệt, hưng cảm, rối loạn lưỡng cực

Hướng dẫn sử dụng Olanzapine

Để sử dụng Olanzapine trong điều trị tâm thần phân liệt, hưng cảm, trầm cảm… bạn cần nắm vững những hướng dẫn đề liều dùng, cách dùng, xử trí quên liều quá liều sau đây. Tuy vậy, những thông tin sau đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần ưu tiên tuân thủ theo hướng dẫn/chỉ định từ bác sĩ.

Cách dùng và liều dùng

Olanzapine thường được dùng theo đường uống với 2 dạng bào chế là viên nén và viên nén tan nhanh trong miệng. Bạn có thể uống thuốc lúc đói hoặc uống cùng với bữa ăn, thời điểm uống thuốc ở mỗi ngày nên giống nhau. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc, tránh suy nghĩ dùng nhiều hơn để tăng tác dụng điều trị. 

Lưu ý: 

  • Đối với dạng viên không được bẻ thuốc hay nhai trước khi uống để tránh giảm hiệu lực của thuốc, tăng khả năng xảy ra các tác dụng phụ.
  • Đối với thuốc dạng viên nén tan nhanh trong miệng, hãy đặt viên thuốc vào dưới lưỡi để nó tan ra từ từ rồi nuốt.

Để Olanzapine kiểm soát được các triệu chứng tâm thần phân liệt hoặc những tình trạng khác liên quan đến tâm thần thường mất thời gian từ vài tuần đến vài tháng. Do đó, bạn cần kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, hãy xin ý kiến từ bác sĩ nếu bạn muốn giảm liều dần dần hoặc ngưng thuốc.

Liều dùng của thuốc Olanzapine được khuyến cáo như sau:

  • Liều dùng dành cho người bệnh mắc các chứng tâm thần phân liệt, ngộ độc chất, rối loạn lưỡng cực: Uống với liều khởi đầu từ 5 đến 10mg, sau mỗi 2 giờ có thể cho dùng lặp lại tuỳ vào tình hình đáp ứng của người bệnh. Liều tối đa mỗi ngày là 20mg.
  • Liều dùng điều trị kích động, trầm cảm, suy giảm trí nhớ nặng hoặc khó chữa: Liều khởi đầu: Uống 2,5 mg x 1 lần/ ngày, tuỳ vào tình trạng của người bệnh có thể tăng liều lên 5mg/ ngày trong khoảng 7 đến 10 ngày. Đối với những người bệnh không đáp ứng với thuốc về mặt lâm sàng thì điều trị với liều giảm dần rồi ngừng thuốc.
  • Liều điều trị chán ăn tâm thần: Liều khởi đầu: Uống 2,5mg x 1 lần/ ngày, có thể tăng liều đến 10mg/ ngày tuỳ vào tình hình đáp ứng của người bệnh.
  • Liều điều trị trầm cảm cấp tính: Uống khởi đầu với mức liều 5mg/ 1 lần mỗi ngày. Có thể tăng liều thêm 5mg, 15mg hoặc 20 mg theo chỉ định của bác sĩ.

 

Olanzapine-co-the-uong-luc-doi-hoac-dung-cung-voi-bua-an.jpg

Olanzapine có thể uống lúc đói hoặc dùng cùng với bữa ăn.

Xử trí khi quên liều/ quá liều

Bạn cần chú ý tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Tuy nhiên, trong trường hợp vô tình quên uống 1 liều vào thời điểm cố định thường ngày bạn vẫn có thể bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm nhận thấy quên thuốc đã gần với thời điểm uống thuốc của ngày tiếp theo thì có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng bình thường.

Nếu bạn không may sử dụng quá liều theo khuyến cáo của bác sĩ, hãy nhanh chóng thông báo về liều lượng thực tế mình đã uống và uống từ lúc nào cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý phù hợp. Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi bạn dùng quá liều:

  • Nói lắp, buồn ngủ.
  • Tim đập nhanh, kích động.
  • Hôn mê tạm thời.

Ngoài ra, sử dụng quá liều Olanzapine có thể gây ra rối loạn vận động rất nguy hiểm. Thậm chí không thể phục hồi, đặc biệt nguy cơ cao ở người cao tuổi, phụ nữ. Do đó, nên lưu ý cẩn thận về việc sử dụng Olanzapine liều cao hoặc thời gian dài.

Tác dụng phụ của Olanzapine có thể gặp

Giống như những loại thuốc khác, Olanzapine có thể mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng. Người bệnh cần theo dõi những phản ứng bất thường khi sử dụng thuốc để xử lý kịp thời. Cụ thể bao gồm những phản ứng như sau: 

Phản ứng dị ứng: Bao gồm nổi mề đay, sưng mặt mũi, môi, cổ họng, lưỡi. Sốt, khó thở. Nếu gặp những phản ứng này, hãy liên hệ ngay cho trung tâm y tế hoặc trung tâm cấp cứu để được trợ giúp ngay lập tức.

Sốc phản vệ nghiêm trọng: Đau nhức cơ, phát ban nghiêm trọng trên da, sốt, sưng hạch, suy nhược bất thường, vàng da, vàng mắt, bầm tím. Ngưng thuốc và tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.

Tác dụng phụ nghiêm trọng - Bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp các tác dụng phụ sau:

  • Tay chân sưng phù.
  • Khó nhai nuốt, không kiểm soát được hành vi nhếch môi, chớp mắt, cau mày…
  • Chậm nhịp tim, bất tỉnh, ngất xỉu.
  • Lú lẫn, buồn chồn.
  • Đau bụng dữ dội, đi tiểu khó khăn.
  • Đau họng, khó thở, cơ thể ớn lạnh, choáng váng, mất nước.
  • Xuất hiện các vấn đề liên quan đến gan: Đau bụng phía trên, chán ăn, ngứa, vàng da, vàng mắt hoặc có hiện tượng nước tiểu, phân sẫm màu.
  • Tăng đường huyết: Tăng đi tiểu, tăng khát, khô miệng, hơi thở có mùi trái cây, đói bất thường, khô da, mờ mắt, giảm cân.
  • Một số ảnh hưởng đến thần kinh: Cơ rất cứng, sốt cao, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, không đều, có thể cảm giác ngất lịm hoặc ngất.

Tác dụng phụ thường gặp - Những tác dụng phụ này có thể biến mất sau một thời gian hoặc sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên nếu nó kéo dài, làm bạn khó chịu, hãy thông báo với bác sĩ. Bao gồm:

  • Thèm ăn, tăng cân thường thấy ở đối tượng là thanh thiếu niên.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
  • Suy giảm trí nhớ
  • Khó tiêu, táo bón.
  • Đau dạ dày, đau ở tay chân.
  • Tính cách thay đổi thất thường.

3 lưu ý quan trọng khi điều trị bằng Olanzapine

Để có thể điều trị các triệu chứng, tình trạng của bệnh tâm thần bạn cần lưu ý những điều sau đây.

Những ai không được dùng Olanzapine?

Olanzapine không được chỉ định cho những đối tượng mẫn cảm với thuốc và những thuốc cùng thuộc nhóm chống loạn thần thế hệ 2. Không sử dụng cho phụ nữ có thai. Thuốc cũng không được sử dụng cho người lớn tuổi đang bị các rối loạn liên quan đến tâm thần, sa sút trí tuệ bởi có thể làm tăng nguy cơ bị tử vong.

Ngoài ra, bạn cũng cần nói cho bác sĩ nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau. Đây là những trường hợp cần thận trọng về liều lượng, theo dõi chặt chẽ hoặc cân nhắc khi sử dụng thuốc:

  • Người đang/có tiền sử các bệnh lý liên quan đến gan, tim mạch, huyết áp (cả trường hợp cao và thấp).
  • Đang/có tiền sử bị cholesterol cao hoặc các chất béo trung tính khác cao.
  • Đang/có tiền sử đột quỵ (bao gồm tất cả trường hợp).
  • Đang/có tiền sử bị ung thư vú, động kinh.
  • Đang bị bệnh Alzheimer.
  • Đang/có tiền sử lượng đường trong máu cao, tiểu đường.
  • Đang/có tiền sử các vấn đề liên quan đến ruột, bệnh tăng nhãn áp góc hẹp.
  • Người lái xe hoặc điều khiển vận hành máy móc.

Khong-su-dung-Olanzapine-cho-phu-nu-co-thai-va-dang-cho-con-bu.jpg

Không sử dụng Olanzapine cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Những loại thuốc tương tác xấu với Olanzapine

Sử dụng Olanzapine với những loại thuốc khác như thuốc ngủ, thuốc opioid, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị lo âu, co giật khác có thể khiến bạn bị chậm nhịp tim, buồn ngủ hoặc đe dọa đến tính mạng. Đặc biệt, không nên sử dụng đồng thời Olanzapine với một số thuốc sau đây vì giữa chúng có thể xảy ra tương tác làm thay đổi tác dụng điều trị hoặc làm giảm hiệu lực của nhau:

  • Thuốc metoclopramid và levomethadyl.
  • Thuốc ức chế CYP450 ví dụ như: cafein, erythromycin, quinidin, cimetidin, ciprofloxacin, fluvoxamin.
  • Thuốc ổn định huyết áp.
  • Thuốc điều trị  Parkinson.

Do đó, để đảm bảo an toàn khi sử dụng Olanzapine điều trị, bạn nên thông báo cho bác sĩ ngay khi bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào. Nó có thể bao gồm cả các loại thuốc được/không được kê đơn, vitamin, thảo dược.

Lời khuyên của chuyên gia với bệnh rối loạn tâm thần

Điều trị tâm thần phân liệt và các triệu chứng tâm thần khác là một quá trình lâu dài cần kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng thời gian và liều lượng như chỉ định của bác sĩ người bệnh nên phối hợp thêm chế độ ăn uống, sinh hoạt, tâm lý trị liệu và sử dụng thêm thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị.

Một số loại thảo dược tốt mà người bệnh tâm thần có thể sử dụng như: Hợp hoan bì, Hồng táo, Táo nhân, Viễn chí, Uất kim, Ngũ vị tử… Đặc biệt, thảo dược hợp hoan bì đã được nhóm khoa học của trường đại học Thiệu Hưng, Trung Quốc nghiên cứu và cho thấy tác dụng chống trầm cảm, cải thiện thần kinh và tâm thần phân liệt hiệu quả do kích thích tăng cường serotonin não bộ.

Để vừa tiết kiệm thời gian vừa tăng tác dụng điều trị người bệnh có thể tìm kiếm những sản phẩm có sự kết hợp các loại thảo dược trên để sử dụng.

Su-dung-thao-duoc-Hop-hoan-bi-de-ho-tro-dieu-tri-cac-benh-roi-loan-tam-than.jpg

Sử dụng thảo dược Hợp hoan bì để hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn tâm thần

Trên đây là toàn bộ những điều cần lưu ý về thuốc Olanzapin. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có được những thông tin cần thiết về Olanzapin. Nếu còn có thắc mắc về thuốc Olanzapin hay bệnh tâm thần phân liệt xin vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ 02438461530 – 02862647169 để sớm nhận được tư vấn từ dược sĩ chuyên môn.

Tài liệu tham khảo

https://www.drugs.com/mtm/Olanzapine.html

https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a601213.html

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK532903/

Dược sĩ Hoàng Anh

Kim-Than-Khang

Bình luận