Trong cuộc sống hiện đại quá nhiều áp lực như ngày nay, chúng ta thường bị căng thẳng và rơi vào tình trạng suy nhược thần kinh hay còn được gọi là bệnh tâm căn suy nhược. Theo Y học cổ truyền, suy nhược thần kinh gây ra do chức năng của tạng tâm và can mất thăng bằng “tâm chủ thần” do đó, một khi chức năng này bị ảnh hưởng sẽ gây ra các chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm. Ngoài ra, can chủ về tức giận, cáu gắt. Nếu chức năng này của can không được tốt, sẽ làm cho việc sơ tiết của can kém đi, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tinh thần mà xuất hiện các chứng ngủ không yên giấc, nặng thì xuất hiện một số bệnh về tinh thần. Bên cạnh đó, can còn có chức năng “chủ huyết”, là kho dự trữ huyết và điều tiết huyết cho cơ thể. Khi chức năng này kém đi sẽ dẫn đến huyết không được lưu thông tốt và gây đau nhức. Nếu huyết không thu về can khi nghỉ ngơi sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn khó ngủ. Do đó, hướng điều trị là người bệnh cần có chế độ lao động, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với thuốc giúp thăng bằng lại chức năng của tâm can, giúp dưỡng tâm, an thần, sơ can, hành khí, giải uất, bổ huyết, hành huyết…

kim thần khang - Suy nhược thần kinh (Ảnh minh họa) 

Cây hợp hoan từ lâu đã được xem là thuốc quý.

Hợp hoan bì là một vị thuốc quý điển hình được sử dụng để điều trị chứng suy nhược thần kinh trong Y học cổ truyền. Vị thuốc này chính là vỏ khô của cây Hợp hoan (hay còn gọi là mai dương, cây lụa,…)-cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ, do đó có tên là hợp hoan (Tree of Happiness). Mùa hè và mùa thu là hai mùa tốt nhất để tước vỏ từ trên cây, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, cắt thành nhiều phần dùng làm thuốc.

Hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm và can. Chức năng chủ yếu là giúp an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu. Do vậy, được dùng chủ yếu trong các trường hợp suy nhược thần kinh, trầm cảm, mất ngủ, đau nhức xương khớp, sưng đau. Tác dụng chữa mất ngủ của vị thuốc đầu tiên được phát hiện bởi người xưa, người ta đã quan sát một hiện tượng lạ - lá của cây hợp hoan mở rộng vào ban ngày và cụp lại vào ban đêm. Người Nhật Bản gọi cây hợp hoan là “nemu-no-ki” hay “nebu-no-ki”, trong đó “nemu” có nghĩa là ngủ (cách gọi này dựa trên hiện tượng của cây vào ban đêm). Từ thực tế đó, nhiều nhà thực vật cổ đã suy đoán rằng cây này có tác dụng chữa khỏi các chứng rối loạn giấc ngủ. Trong dân gian, để chứng bất an, mất ngủ, do suy nhược thần kinh, người ta dùng hợp hoan bì sắc uống với bá tử nhân, toan táo nhân, mỗi loại 10g cho kết quả rất tốt.

 

Dược sĩ Hoàng Anh

Kim-Than-Khang

Bình luận