Đối với người bị bệnh gút, chế độ dinh dưỡng hàng ngày là rất quan trọng. Vậy, người bị bệnh gút không nên ăn gì để hạn chế các triệu chứng và giúp quá trình điều trị bệnh thuận lợi hơn? Hãy cùng tìm hiểu 8 loại thực phẩm mà các chuyên gia khuyên người bị bệnh gút không nên ăn trong nội dung bài viết này!

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút là một dạng của viêm khớp, xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Bình thường, axit uric được lọc và đào thải qua thận, khi nồng độ axit uric tăng quá cao sẽ chuyển hóa thành các tinh thể tích tụ ở những vị trí trong cơ thể như: Khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân,… gây ra tình trạng viêm, sưng, tấy đỏ tại chỗ. Đặc trưng của bệnh là:

- Các khớp bị nóng đỏ, sưng, gây đau nhức, khiến cho người mắc gặp khó khăn khi cử động.

- Vị trí thường bị tổn thương nhất đó là các khớp tại ngón chân cái, mắt cá chân, khớp tay… Những cơn đau có thể đột ngột xuất hiện giữa đêm, làm người bệnh không thể ngủ được.

 Bệnh gút gây sưng đau khớp ngón chân cái

Bệnh gút gây sưng đau khớp ngón chân cái

Bệnh gút thường xảy ra ở nam giới trung niên (tuổi 40 - 50) chiếm tới 95%. Đối với nữ giới thì thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.

>>> Xem thêm: Người mắc bệnh gút nên tập môn thể thao nào?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gút

Bệnh gút xảy ra do nguyên nhân nguyên phát và thứ phát. Cụ thể:

- Nguyên nhân nguyên phát:

Do yếu tố di truyền và cơ địa, lượng axit uric trong máu tăng cao dẫn tới hình thành bệnh gút.

- Nguyên nhân thứ phát:

Bệnh gút xảy ra do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Những chất này có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô, cá cơm.

Thông thường, axit uric hòa tan trong máu. Nó bài tiết qua thận và ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, axit uric có thể tích tụ lại trong máu khi thận không bài tiết hết axit uric hoặc do ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin.

Axit uric tăng quá cao gây nên bệnh gút

Axit uric tăng quá cao gây nên bệnh gút

Như vậy có thể thấy, ở nguyên nhân thứ phát, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt chưa hợp lý được xem là yếu tố chính tác động đến sự bùng phát bệnh. Đây là cũng chính là lý do khiến chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng và câu hỏi: Bệnh gút nên kiêng những gì? luôn là mối quan tâm của rất nhiều người.

>>> Xem thêm: Các biến chứng nặng nề của bệnh gút

Người bị bệnh gút không nên ăn gì?

 Người bị bệnh gút không nên ăn gì?

Người bị bệnh gút không nên ăn gì?

Nếu như trước kia, gút được coi là “bệnh của người giàu”, thì ngày nay, với thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học, vấn đề sức khỏe này đã trở thành nỗi lo lắng của toàn xã hội. Vậy người bị bệnh gút không nên ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: 10 thực phẩm, đồ uống mà người bị bệnh gút không nên sử dụng đó là:

1. Bia

Không phải ngẫu nhiên mà loại đồ uống này lại đứng đầu trong danh sách các thực phẩm mà người bị bệnh gút cần tránh xa. Bởi theo các chuyên gia, uống bia không chỉ làm tăng mức độ axit uric mà còn ngăn cản loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.

 Bị gút nên tránh xa rượu, bia

Bị gút nên tránh xa rượu, bia

2. Gà tây

Trong thịt gà tây và thịt ngỗng có chứa hàm lượng purin cao hơn so với các loại thực phẩm khác. Do đó, thực phẩm này cũng không dành cho những người bị bệnh gút.

3. Sò

Trong sò và một số đồ biển khác rất giàu purin, do vậy, kể cả không bị bệnh gút thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Đối người đang mắc bệnh gút lại càng cần phải “tránh xa” thực phẩm này.

4. Nội tạng động vật

Theo chuyên gia dinh dưỡng, các loại nội tạng như: Gan, thận, lá lách,… sẽ khiến cho bệnh gút thêm trầm trọng hơn.

5. Cá trích

Người bị bệnh gút có thể thỉnh thoảng ăn một số hải sản nhất định, nhưng tuyệt đối không nên thêm cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn hàng ngày.

6. Thịt đỏ

Trong mỗi loại thịt có hàm lượng purin là khác nhau. So với thịt đỏ thì sử dụng thịt trắng nói chung là tốt hơn. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn. Hãy luôn có sự kiểm soát và không nên ăn nhiều thịt đỏ.

7. Măng tây

Mặc dù măng tây rất giàu giá trị dinh dưỡng nhưng lại không nằm trong chế độ ăn cho người bị bệnh gút. Măng tây chứa hàm lượng purin cao nên sẽ khiến cho tình trạng đau do gút trở nên nặng nề hơn.

8. Đồ uống có ga và nước nhiều đường

Những người đã bị gút và cả đối tượng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh đều nên tránh các loại nước uống chứa hàm lượng đường fructose cao. Những loại nước uống này sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn.

>>> Xem thêm: 5 thực phẩm giúp kiểm soát gút hiệu quả

Một số thực phẩm người bị bệnh gút nên hạn chế

Bên cạnh những thực phẩm người bị gút nên tránh xa đã được nêu trên, một số loại vẫn có thể được dùng với lượng vừa phải. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều cũng có thể gây ra cơn đau gút.

- Bệnh gút có được ăn trứng không?

Nếu bạn đang mắc bệnh gút thì tốt nhất chỉ nên ăn trứng luộc. Món trứng chiên thực sự không phù hợp, cho dù là bạn có chiên bằng dầu thực vật thì nó vẫn không tốt.

 Người bị gút chỉ nên ăn trứng luộc

Người bị gút chỉ nên ăn trứng luộc

- Người bị bệnh gút có nên ăn đậu phụ không?

Mặc dù không có ảnh hưởng nhiều tới bệnh gút nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều đậu phụ vì chúng chứa nhiều protein - phần nào cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ.

- Người bị gút nên ăn thịt gà như thế nào?

Lượng purin có trong thịt gà ở mức chấp nhận được: 100g ức gà chứa 175mg purin, 100g chân gà chứa khoảng 110mg purin. Do đó, những người mắc bệnh gút vẫn có thể ăn thịt gà, miễn không vượt quá 110mg – 175mg purin mỗi ngày.

Để giảm hàm lượng purin trong thịt gà, bạn có thể chế biến bằng cách: Lọc bỏ da, sau đó nướng hoặc luộc nhưng không nên chiên, tránh thêm nước sốt kem hoặc nước thịt vì chúng chứa nhiều purin.

>>> Xem ngay: Điều trị bệnh gút với 3 món ăn đơn giản hàng ngày

Kiểm soát tốt bệnh gút và phòng ngừa tái phát nhờ sản phẩm thảo dược

Hiện nay, việc điều trị bệnh gút còn gặp nhiều khó khăn do những loại thuốc tây y điều trị thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh đó, một số loại thuốc còn có khả năng khiến nhiều người bị dị ứng cơ địa, sốc phản vệ, rất nguy hiểm.

Do đó, bên cạnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý thì việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị, kiểm soát bệnh và phòng ngừa tái phát đang là xu hướng được nhiều người tin dùng. Theo đó, một trong những vị dược liệu được nhiều chuyên gia đánh giá cao hiện nay phải kể đến cây trạch tả.

Trạch tả là vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong y học cổ truyền. Với vị ngọt tính hàn, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng trừ thấp, kiện vị, thanh nhiệt. Vậy nên, trạch tả luôn có mặt trong các bài thuốc trị các bệnh như: Sỏi thận, tiểu tiện khó, đại tiện ra máu, bệnh gút và chứng đau đầu chóng mặt.

Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong trạch tả có một số hoạt chất như: Api Alisol A, Alismol, Alismoxide và loại số alisol A, B, C có tác dụng giúp tăng cường đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, tăng cường hỗ trợ bài tiết ở thận, lọc ở thận, chống đông máu, cân bằng huyết áp và chống nguy cơ nhiễm độc gan.

 Trạch tả hỗ trợ điều trị gút hiệu quả

Trạch tả hỗ trợ điều trị gút hiệu quả

Với sự phát triển của khoa học hiện đại, các chuyên gia đã nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm chứa thành phần chính là trạch tả, kết hợp với nhiều loại thảo dược quý khác có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt như ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá,… mang đến công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm cho người bị gút, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Với những thông tin bổ ích bài viết đã cung cấp, mong rằng bạn đã giải đáp được câu hỏi: Người bị bệnh gút không nên ăn gì? Đồng thời, để quá trình điều trị gút đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây trạch tả mỗi ngày nhé!

Bình luận