Trẻ hay ốm vặt: Nguyên nhân và cách nâng cao đề kháng
Trẻ hay ốm vặt là một trong những vấn đề khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tại sao con mình thường xuyên bị ốm, còi cọc, chậm lớn? Để chăm sóc con tốt hơn, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp nâng cao đề kháng để cải thiện tình trạng này.
Biểu hiện của trẻ hay ốm vặt
Trẻ được cho là hay ốm vặt nếu hầu như tháng nào cũng ốm và phải dùng thuốc thường xuyên. Những em bé này thường xuyên bị nhiễm trùng các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm phổi,... Đặc biệt, những trẻ có hệ tiêu hóa kém, sức đề kháng yếu và biếng ăn thường hay bị ốm vặt.
Tại sao trẻ hay ốm vặt?
Nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ hay ốm vặt:
Trẻ hay ốm vặt do hệ tiêu hóa kém
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sức đề kháng của trẻ. Trẻ có hệ tiêu hóa kém sẽ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến biếng ăn, còi cọc và sức đề kháng kém.
Trẻ hay ốm vặt do biếng ăn
Biếng ăn không phải là bệnh nhưng là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh ở trẻ.Trẻ biếng ăn khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Trẻ chậm lớn, còi cọc, sức khỏe kém, sức đề kháng kém dẫn đến dễ ốm vặt. Bên cạnh đó các lợi khuẩn còn có vai trò quan trọng giúp kích hoạt và tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch.
Trẻ hay ốm vặt do có hệ miễn dịch kém
Trong môi trường sống có rất nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, hệ miễn dịch giữ vai trò rất quan trọng trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Những trẻ sau sinh không được dùng sữa mẹ, những trẻ có hệ miễn dịch bẩm sinh kém, chậm hoàn thiện có nguy cơ ốm vặt hơn so với trẻ bình thường.
Trẻ hay ốm vặt do có hệ miễn dịch kém
Trẻ hay ốm vặt do lạm dụng thuốc kháng sinh
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến gan, thận và hệ tiêu hóa của trẻ, dễ gây kháng kháng sinh và tăng nguy cơ ốm vặt.
Trẻ được bao bọc quá mức
Cha mẹ thường có tâm lý bảo vệ con quá mức, giữ con ở nhà khiến con không được tiếp xúc với môi trường, vận động, tắm nắng,... dẫn đến con mất khả năng thích ứng và phòng vệ tự nhiên, dễ bị ốm vặt.
Các giai đoạn nào trẻ hay bị ốm vặt?
Trong ba tháng cuối thai kỳ, các kháng thể từ cơ thể mẹ sẽ được truyền sang cho con thông qua nhau thai. Trẻ sẽ có được “miễn dịch thụ động” ngay sau sinh. Trong giai đoạn đầu nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cơ thể trẻ sẽ được bảo vệ bởi hệ miễn dịch của từ cơ thể mẹ.
Tuy nhiên trong những tháng tiếp theo hệ miễn dịch bắt đầu giảm mạnh. Cơ thể trẻ chưa có hệ miễn dịch hoàn thiện nên sẽ rất dễ bi các tác nhân virut, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, khiến trẻ hay ốm vặt. Cha mẹ cần biết cách chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng thiết yếu, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.
Giai đoạn trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi
Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” hệ miễn dịch chưa được phát triển hoàn thiện, còn rất yếu ớt nên trẻ rất dễ mắc bệnh. Các kháng thể IgG từ cơ thể mẹ truyền sang trẻ lúc mang thai 3 tháng cuối đã giảm đi rất nhiều. Nên các tác nhân xấu từ ngoài môi trường như virus, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập cơ thể trẻ gây ra tình trạng ốm vặt.
Giai đoạn trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi
Trẻ trong giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi nằm trong khoảng thời gian giao thoa của hệ thống miễn dịch thụ động và hệ thống miễn dịch chủ động. Giai đoạn này trẻ hay ốm vặt vì trẻ đi học, thường xuyên tiếp xúc, cầm nắm các đồ vật cho lên mắt, mũi miệng, trẻ dễ bị lây bệnh của bạn bè khi đi nhà trẻ, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Giai đoạn trẻ trên 6 tuổi
Khi trẻ trên 6 tuổi, hệ thống miễn dịch đã phát triển hoàn thiện, nên trẻ không còn ốm nhiều như những giai đoạn trước. Lúc này trẻ có nhu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và các vi chất cần thiết để phát triển toàn diện, nâng cao sức đề kháng.
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ hay ốm vặt?
Trẻ có thể có hệ miễn dịch tốt hơn nếu ba mẹ làm được những điều sau:
- Cho Con Bú Sữa Mẹ Hoàn Toàn Trong 6 Tháng Đầu: Sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất và kháng thể cần thiết cho trẻ.
- Tiêm Phòng Đầy Đủ: Để phòng ngừa bệnh tật, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
- Chế Độ Ăn Uống Đa Dạng và Giàu Dinh Dưỡng: Bổ sung chất xơ từ rau, củ, quả để giúp trẻ ăn ngon hơn và tăng cường sức đề kháng.
- Vệ Sinh Môi Trường Sống: Giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh có khả năng lây nhiễm.
- Không Lạm Dụng Kháng Sinh: Chỉ dùng kháng sinh khi thực sự cần thiết và theo đơn bác sĩ.
- Hoạt Động Thể Chất: Cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp để phát triển toàn diện.
Bổ sung vitamin D3 và lợi khuẩn mỗi ngày giúp trẻ tăng đề kháng, giảm ốm vặt
Bổ sung vitamin D3 và lợi khuẩn hàng ngày bởi đây là hai thứ có vai trò quan trọng với sức đề kháng của con. Bên cạnh chức năng duy trì sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, lợi khuẩn còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy sản xuất các kháng thể đơn dòng, các tế bào có chức năng miễn dịch như tế bào sản xuất IgA, tế bào lympho T và tế bào diệt tự nhiên (Natural killer cell).
Vitamin D3 là một dưỡng chất quan trọng cho hoạt động của hệ thống miễn dịch, đóng vai trò trong việc kích thích phản ứng miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng của tế bào T và đại thực bào; giúp bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh. Cần thiết là vậy nhưng vi chất này lại khó hấp thu qua thực phẩm mà chủ yếu qua việc tắm nắng hoặc sử dụng sản phẩm bổ sung.
Bé hay ốm vặt nên được bổ sung vitamin D3 và lợi khuẩn hàng ngày
Khi kết hợp vitamin D3 và lợi khuẩn sẽ cho tác động hiệp đồng lên cả hệ xương, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ. Vào đầu thế kỷ 20, một căn bệnh kỳ lạ xuất hiện ở trẻ em tại các thành phố lớn trên khắp châu Âu. Rất nhiều trẻ em có triệu chứng xương yếu, biến dạng, chậm phát triển. Thế nhưng tại Yuma - một thành phố nhỏ nằm trong sa mạc Sonoran, trẻ em lại hiếm khi gặp phải vấn đề này.
Các nhà khoa học thấy rằng trẻ em Yuma phải làm việc nhiều giờ dưới ánh mặt trời nên cơ thể tổng hợp được nhiều vitamin D giúp xương chắc khỏe nên đã thử cho trẻ em châu Âu bổ sung thêm D3. Tuy nhiên khi cho trẻ uống D3, các nhà khoa học lại quan sát thấy rất nhiều trẻ mặc dù đã uống D3 đều đặn và đủ liều nhưng vẫn bị còi xương. Lý do là bởi đường tiêu hóa của trẻ còn non nớt, đang thiếu những enzym tiêu hóa nên chưa thể hấp thu tốt D3.
Tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi, các nhà khoa học đã phát hiện nếu cho trẻ kết hợp dùng D3 + lợi khuẩn thì có thể tăng gấp đôi khả năng hấp thu vitamin D3, từ đó giúp trẻ cao lớn, xương chắc khỏe, hệ tiêu hóa cũng được tăng cường, trẻ giảm ốm vặt, giảm tình trạng lười ăn, chậm lớn tốt hơn.
Hiện nay mẹ có thể tiết kiệm thời gian và chi phí vì đã có sản phẩm kết hợp cả 2 thành phần vitamin D3 và lợi khuẩn. Các mẹ hãy tham khảo cho bé dùng thử nhé!
Trên đây là những kiến thức cơ bản để cha mẹ chăm sóc con. Với những trẻ hay ốm vặt việc quan trọng hàng đầu là chăm sóc đúng để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ, chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Mẹ đừng quên cho bé bổ sung D3 và lợi khuẩn mỗi ngày nhé!
Bình luận