3 món ăn chữa gút hiệu quả có thể bạn chưa biết
Cùng với việc tuân thủ phác đồ điều trị thì một chế độ ăn uống khoa học là yếu tố cần thiết giúp người bị gút kiểm soát tình trạng bệnh. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lại những món ăn chữa bệnh gút và cách chế biến cụ thể. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Cháo đậu đỏ hầm với tâm sen giúp tăng thải trừ acid uric
Đậu đỏ và tâm sen là đều là những thực phẩm bổ dưỡng. Đậu đỏ chứa nhiều chất xơ và vitamin nhóm A, B. Tâm sen được nhiều người biết đến với công dụng chữa an thần, mất ngủ. Món cháo đậu đỏ hầm với tâm sen vừa là nguồn cung cấp tinh bột cho cơ thể, vừa giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý trên tim mạch. Đặc biệt, đối với người bệnh gút, món ăn này sẽ giúp lợi tiểu hơn, từ đó tăng cường thải trừ acid uric ra ngoài cơ thể, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng của bệnh gút. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể để chế biến món cháo đậu đỏ hầm với tâm sen:
- Vo gạo sạch, đêm đậu đỏ và tâm sen rửa sạch.
- Sơ chế hành lá, rửa sạch để ráo nước và thái nhỏ.
- Cho tất cả nguyên liệu (gạo, đậu đỏ, tim sen) vào nồi và thêm khoảng 500-600 ml nước.
- Cho nồi lên bếp đun với lửa vừa. Khi nước sôi, cho lửa nhỏ và đảo đều để gạo và đậu đỏ được nhừ.
- Lưu ý: thỉnh thoảng nên đảo nồi trách bị cháy tại đáy xoong.
- Khi thấy các nguyên liệu đã mềm và hòa quyện với nhau, thêm gia vị cho vừa ăn.
- Cho cháo ra bát rồi thêm một chút hành lá là bạn đã có một bát cháo đậu đỏ hầm tâm sen bổ dưỡng.
Cháo đậu đỏ hầm với tâm sen bổ dưỡng dành cho người bị gút
Salad hoa quả làm tăng hiệu quả điều trị gút
Người bị gút cần phải hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật... Do đó, nếu các bữa ăn chỉ xoay quanh các món rau củ luộc thì rất nhàm chán. Vì vậy, chúng tôi xin gợi ý cho bạn một món ăn kết hợp nhiều loại rau, củ, quả - đó là salad.
Salad là sự kết hợp của nhiều loại rau, củ, quả với nhau giúp người bệnh bổ sung thêm vào cơ thể các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nhờ đó mà hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, dễ dàng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Trong món salad này, có thể tùy ý lựa chọn bất kỳ loại rau, củ, quả nào mà bạn thích. Dưới đây là gợi ý cách thực hiện một món salad đơn giản, dễ làm và ngon miệng:
- Sơ chế rau, củ, quả rồi rửa sạch. Ngâm vào một chậu nước muối loãng khoảng 5 phút và để ráo.
- Các loại rau cắt khúc, củ quả thì thái thành những lát mỏng.
- Trộn đều các nguyên liệu đã sơ chế bằng giấm gạo.
- Thêm sốt mayonnaise vừa đủ vào hỗn hợp rau củ quả trên.
Món ăn này chế biến khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nên bạn có thể thực hiện 3-4 lần/tuần. Các nguyên liệu có thể thay đổi tùy vào số lượng người ăn và sở thích của bạn.
Salad rau củ là một trong những món ăn chữa bệnh gút đơn giản, dễ làm
>>> XEM THÊM: 3 phương pháp “giải cứu” bạn khỏi bệnh gút tại nhà
Cháo trạch tả giúp ngăn ngừa gút cấp
Trạch tả được biết đến là một loại thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị gút. Trạch tả sau khi thu hái và đem phơi sấy sẽ thu được dược liệu thô. Nhiều người bị gút hay dùng trạch tả cán thành bột để nấu cùng cháo. Món ăn này tuy rất đơn giản nhưng giúp giảm acid uric máu, ngăn ngừa gút cấp tái phát rất hiệu quả. Dưới đây là cách thực hiện món cháo trạch tả:
- Sơ chế hành lá, rửa sạch, cắt nhỏ.
- Gạo đem vo sạch rồi cho vào nồi.Thêm bột trạch tả vào nồi cùng với gạo. Cho vào nồi 1 lít nước.
- Đun với lửa nhỏ, tránh để cháy đáy nồi. Sau khi gạo trong nồi đã được ninh nhừ, thêm gia vị cho vừa ăn.
- Cho cháo ra bát rồi thêm một chút hành lá vào là hoàn thành xong món cháo trạch tả.
Cháo trạch tả hỗ trợ giảm acid uric, giảm đau gút hiệu quả
Một số lưu ý khi chế biến món ăn cho người bị gút
Để có hiệu quả điều trị bệnh gút tốt nhất, người bệnh cần phải ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt, tuân thủ phác đồ điều trị. Những món ăn chữa gút kể trên là gợi ý giúp người bệnh cải thiện thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh gút cần lưu ý thêm một số điều sau:
- Không nên ăn liên tục 1 món trong thời gian dài. Nên đan xen sắp xếp các món ăn thay đổi theo ngày.
- Loại bỏ các thực phẩm giàu nhân purin ra khỏi thực đơn. Thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật có trong các loại hạt.
- Hạn chế tối đa các đồ uống chứa nhiều cồn, đồ uống có gas, cafe, nước ngọt...
- Không nên quá lạm làm dụng vào một phương pháp. Cần kết hợp nhiều phương pháp như chế độ ăn uống, luyện tập thể thao, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như trạch tả để hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả.
Bài viết trên đã giới thiệu với bạn đọc 3 món ăn đơn giản và cực kỳ bổ dưỡng dành cho người bệnh gút. Hy vọng rằng, những món ăn này sẽ được người bệnh đưa vào thực đơn hàng ngày của mình. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh gút thì hãy để lại bình luận bên dưới, các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể.
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/arthritis/gout-diet-curb-flares
https://www.medicalnewstoday.com/articles/315732#foods-to-avoid
Bình luận