Bạn thường biết đến bệnh mỡ máu cao khi đi xét nghiệm máu. Nhưng cụ thể: Mỡ máu cao là gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết này sẽ trả lời cho bạn câu hỏi trên cũng như cung cấp thêm một số thông tin khác như: Mỡ máu cao có nguy hiểm không? Cách hạ mỡ máu an toàn, hiệu quả,... Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mỡ máu cao là gì?

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu mỡ máu là gì? Mỡ máu (lipid máu) là thành phần chất béo lưu thông trong máu, đóng vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể, tham gia cấu tạo nên tế bào và các tổ chức như: Màng tế bào, màng nhân, màng ty thể,... Mỡ máu bao gồm: Triglyceride, cholesterol, phospholipid và một số chất khác. Trong đó, thành phần quan trọng nhất là cholesterol.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, cholesterol là thành phần xấu trong cơ thể. Tuy nhiên, cholesterol lại có vai trò rất quan trọng vì nó tham gia cấu tạo nên nhiều thành phần như: Màng tế bào, tiền chất của vitamin D, một số hormone,… Chúng chỉ gây ảnh hưởng xấu khi có sự rối loạn giữa các các loại cholesterol.

Vì không có khả năng hòa tan trong nước, lipid máu phải kết hợp với chất dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ di chuyển trong lòng mạch. Trong máu có 2 loại cholesterol quan trọng là: LDL–c (lipoprotein tỉ trọng thấp) tức “mỡ xấu” và HDL-c (Lipoprotein tỉ trọng cao) tức “mỡ tốt”.

Triglycerid (chất béo trung tính) cũng là một dạng mỡ máu, nó đóng vai trò cung cấp năng lượng và chuyên chở chất béo trong quá trình trao đổi chất. Những người chỉ số triglycerid cao thường kéo theo tăng cholesterol toàn phần, tăng cholesterol có hại và giảm cholesterol có lợi.

Mỡ máu cao là khi “mỡ xấu” tăng và “mỡ tốt” giảm. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để biết rõ hơn thế nào gọi là mỡ máu cao:

cac-chi-so-mo-mau.webp

Các chỉ số mỡ máu

>>> Xem thêm: Người bị mỡ máu cao không nên ăn gì? Xem ngay tại đây!

Bệnh mỡ máu cao nguy hiểm thế nào?

Hậu quả trực tiếp của rối loạn mỡ máu là biến chứng mạch máu, gây xơ vữa động mạch. Ngoài ra, mỡ máu cao còn liên quan nhiều đến nhiều bệnh lý khác như:

Tăng huyết áp

Rối loạn mỡ máu gây ra các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi,… làm giảm lượng máu mang oxy đến cung cấp cho mô. Để bù lại, tim phải hoạt động nhiều hơn, lâu dần dẫn đến tăng huyết áp. Bên cạnh đó, rối loạn mỡ máu còn làm tăng độ nhớt máu. Đây cũng là yếu tố góp phần gây tăng huyết áp.

Tim mạch: Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim

Thừa cholesterol trong máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglyceride cùng tăng, nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim.

Mỡ máu cao có thể làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Mỡ máu cao có thể làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Thiếu máu não, tai biến mạch máu não

Rối loạn mỡ máu khiến cho cholesterol dễ lắng đọng tại thành mạch, hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Ở giai đoạn nặng hơn, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não.

Gan nhiễm mỡ

Tình trạng này xảy ra khi có sự tích luỹ của chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ làm suy giảm chức năng gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan,…

Sỏi mật

Khi lượng cholesterol trong cơ thể gia tăng, nồng độ của chúng trong mật cũng cao, nồng độ muối mật thấp, cholesterol dễ bị kết tủa, hình thành sỏi mật. Sỏi mật có thể làm viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, gây đau bụng, buồn nôn, sốt, vàng da,...

Tiểu đường

Rối loạn mỡ máu làm tăng các chất béo tự do, ảnh hưởng tới chức năng tế bào tụy, dẫn đến suy giảm bài tiết insulin, gây tăng đường huyết.

Béo phì

Bệnh béo phì làm tăng nồng độ triglyceride và LDL (cholesterol xấu), làm giảm nồng độ HDL (cholesterol tốt) trong máu. Khoảng 90% bệnh nhân béo phì, béo bụng bị rối loạn mỡ máu.

>>> Xem thêm: Bị mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Cách hạ mỡ máu hiệu quả

Dưới đây là một số cách giúp giảm mỡ trong máu hiệu quả:

Thay đổi lối sống

Một trong những cách đơn giản để giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt là thay đổi lối sống. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp hạ mỡ máu hiệu quả. Các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể. Chú ý vận động thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe, tránh hoạt động quá sức khiến cơ thể mệt mỏi.

Duy trì cân nặng phù hợp

Nếu bạn bị thừa cân hay béo phì, giảm cân cũng sẽ giúp giảm tỷ lệ cholesterol xấu trong máu. Để thành công trong việc giảm cân, bạn nên lập chế độ ăn uống, vận động phù hợp. Tránh tự ý mua thuốc uống giảm cân nếu không có chỉ định cụ thể của bác sĩ bởi nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hạn chế uống rượu, giảm hút thuốc

Rượu chứa nhiều calo. Nếu những calo này không được sử dụng, chúng có thể được chuyển đổi và lưu trữ trong các tế bào mỡ. Một số nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ rượu có thể làm tăng triglycerid máu lên tới 53%. Ngoài ra, nếu bạn đang hút thuốc lá thì cần bỏ thuốc ngay để góp phần làm hạ mỡ máu.

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ mỡ trong máu. Các chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol xấu. Do đó, hãy chuyển sang sử dụng các chất béo không bão hòa như: Dầu oliu, dầu hạt cải,... Ăn ít các chất béo từ động vật, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Tăng cường ăn nhiều củ quả, rau xanh và các loại ngũ cốc nguyên hạt nhằm cung cấp nhiều chất xơ, giúp giảm tỷ lệ cholesterol xấu. Một số loại cá giàu axit béo omega-3 (cá hồi, cá trích,…) cũng giúp hạ mỡ máu. 

Các loại rau quả tươi giúp hạ mỡ máu

Các loại rau quả tươi giúp hạ mỡ máu

Một nghiên cứu kéo dài 15 năm cho thấy, những người tiêu thụ 25% lượng calo từ đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp đôi so với người tiêu thụ ít hơn 10% lượng calo từ đường. Vì thế, bạn nên cắt giảm lượng đường có trong khẩu phần ăn.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào thể trạng của bạn, chuyên gia có thể kê đơn một số loại thuốc giúp hạ mỡ máu như: Statin, fibrat,... Bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm

>>> Xem thêm: 3 điềm báo máu nhiễm mỡ - đừng chủ quan dù bạn gầy hay béo

Sản phẩm thảo dược giúp hạ mỡ máu

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp như trên, người bị rối loạn mỡ máu thường được giới chuyên gia khuyên sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cao lá sen.

Cao lá sen giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Cao lá sen giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Bên cạnh đó, sản phẩm còn là sự kết hợp của chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, tăng cholesterol tốt (HDL-C), hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa biến chứng máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe ở những người bị máu nhiễm mỡ và hỗ trợ giảm cân ở người thừa cân, béo phì. 

Năm được mỡ máu cao là gì, cũng như các biện pháp giúp hạ mỡ máu an toàn sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Hãy chủ động phòng ngừa mỡ máu cao bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cao lá sen đều đặn hàng ngày, bạn nhé.

Dược sĩ Phương Anh

BOX-LPC.png

Bình luận