Bổ sung chất gì để “đánh bay” bệnh bướu cổ?
Người mắc bệnh bướu cổ có thể bổ sung các thực phẩm dưới đây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để góp phần vào chiến lược đẩy lùi bệnh bướu cổ.
7 thực phẩm tốt cho người bị bướu cổ
1. Cải xoong
Cải xoong rất giàu i ốt và chứa lưu huỳnh, germani, vitamin B17 và các chất chống ô xy hóa. Sử dụng cải xoong trong ăn uống hàng ngày giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ. Đối với bệnh nhân bướu cổ, có thể ép cải xoong lấy nước (khoảng 2 muỗng cà phê) rồi thoa lên cổ, để khoảng 15 phút trước khi lau lại bằng nước sạch hoặc lấy nước ép cải xoong pha với 1/2 ly nước lọc để uống 3 lần mỗi ngày trong vòng 5 - 6 tuần.
2. Thực phẩm giàu i ốt
Bổ sung các thực phẩm giàu i ốt trong khẩu phần ăn mỗi ngày là cần thiết nhưng cần phải đảm bảo đúng hàm lượng. Các thực phẩm chứa nhiều i ốt gồm hải sản (tôm, cá ngừ), cải kale, bắp cải, sữa, cá tuyết, khoai tây nướng nguyên vỏ, nam việt quất, tảo bẹ, sữa chua, thịt gà tây, trứng gà. Hàm lượng cần thiết là 150 micro-gram/ngày đối với người trưởng thành, 90 micro-gram đối với trẻ từ 7 đến 12 tuổi, 50 micro-gram đối với trẻ dưới 6 tuổi và 200 micro-gram đối với phụ nữ mang thai.
3. Trà xanh
Trà xanh chứa thành phần bổ trợ chức năng của tuyến giáp cũng như các chất chống ô xy hóa và fluoride giúp bảo vệ tuyến giáp trước độc tố.
Trà xanh tốt cho người bị bướu cổ
4. Dầu dừa
Axit lauric, chiếm khoảng 50% giá trị dinh dưỡng của dầu dừa, chứa các thành phần chống vi rút, vi khuẩn giúp chữa trị những vấn đề liên quan đến tuyến giáp. Nó cũng chứa các axít béo mà cơ thể chuyển đổi thành năng lượng, giúp giảm triệu chứng viêm và chữa lành các mô bị tổn thương.
5. Tỏi
Tỏi làm giảm triệu chứng sưng tấy và thúc đẩy quá trình sản sinh ra glutathione - loại phân tử giúp duy trì tuyến giáp khỏe mạnh. Tỏi cũng chứa chất chống oxy hóa và các hoạt chất hỗ trợ chức năng tế bào. Bạn hãy sử dụng tỏi khi nấu ăn hoặc nhai 3 - 4 tép tỏi sống mỗi buổi sáng để ngăn ngừa bệnh bướu cổ.
6. Thực phẩm giàu selenium
Selenium là nguyên tố không kim loại cùng nhóm với lưu huỳnh. Giống như i ốt, selenium đóng vai trò quan trọng giúp tuyến giáp hoạt động tốt. Trong quá trình trao đổi chất, selenium chuyển đổi thành các loại selenoprotein khác nhau, giúp sản sinh ra hormone tuyến giáp và bảo vệ tuyến giáp khỏi chứng cường giáp. Các thực phẩm giàu selenium gồm một số loại động vật có vỏ như trai, sò, vẹm, cua; gan, nấm, hạt hướng dương, thịt gia cầm, gạo lứt, yến mạch, cá (nhất là cá hồi), hành tây, thịt, trứng.
7. Trà tía tô đất (lemon balm)
Loại thảo mộc này hỗ trợ hệ miễn dịch và điều tiết lượng hormone. Cây này cũng giàu selenium. Không sử dụng tía tô đất nếu bị tăng nhãn áp. Lấy 2 muỗng lá tía tô đất tươi hoặc khô rồi cho vào ly nước nóng, hãm chừng 10 phút, thêm mật ong để uống (3 lần/ngày) giúp hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ.
Sản phẩm thảo dược – Phương pháp mới kiểm soát bệnh bướu cổ
Bên cạnh bổ sung 7 chất trên, người bị bướu cổ nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược – an toàn khi dùng lâu dài, cho hiệu quả bền vững, được nhiều người lựa chọn.
Tiêu biểu nhất trong số dòng sản phẩm thảo dược được nhiều người Việt Nam áp dụng là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính chiết xuất từ hải tảo, kết hợp cùng với khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, neem… Sản phẩm chứa các vị thuốc quý này có tác dụng tốt trong điều hòa miễn dịch cơ thể, duy trì sức khỏe bình thường của tuyến giáp, ổn định hormone tuyến giáp, làm mềm khối u bướu, kiểm soát, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các rối loạn tuyến giáp (cường giáp, suy giáp) một cách hiệu quả, an toàn.
Để điều trị bướu cổ, người bệnh cần lưu ý bổ sung các chất nêu trên, đồng thời nên kết hợp các phương pháp điều trị nhằm tăng cường tác dụng. Trong đó, sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ hải tảo mỗi ngày là cách kiểm soát bệnh hiệu quả được nhiều người áp dụng thành công.
Anh Tú
Bình luận