Rối loạn lipid máu là bệnh gì?

Lipid là những phân tử kỵ nước được tìm thấy trong màng tế bào. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính (chiếm 25 – 30% tổng nhu cầu của cơ thể). Các loại lipid máu gồm: Chylomicron vi dưỡng chấp chứa triglyceride, VLDL (very low density lipoprotein), LDL (low density lipoprotein) và HDL (high density lipoprotein). Rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng LDL-c, tăng cholesterol hoặc tăng triglyceride, giảm HDL-c). Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác trên hệ tim mạch, nội tiết, chuyển hóa,...

 Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch,...

Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch,...

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu được chia thành 2 nhóm:

Rối loạn lipid máu tiên phát

Tình trạng này xảy ra do đột biến gen, thường không kèm theo thể trạng béo phì, gồm 2 trường hợp sau: Tăng triglycerid tiên phát và tăng lipid máu hỗn hợp.

Rối loạn lipid máu thứ phát

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là lối sống không lành mạnh, dùng nhiều bia, rượu, ăn đồ giàu chất béo bão hòa,... Các nguyên nhân thứ phát khác của rối loạn lipid máu là: Dùng thuốc (thiazid, corticoides, estrogen, chẹn beta giao cảm,...), đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan,...

Rối loạn lipid máu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan, làm giảm tuổi thọ của người mắc. Vì thế, bạn nên đi khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Đừng chủ quan với sức khỏe của mình!

Chẩn đoán rối loạn lipid máu như thế nào?

Chẩn đoán rối loạn lipid máu là bước đầu tiên và quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất hiện nay:

Chẩn đoán lâm sàng

Rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng đặc trưng trong thời gian đầu xuất hiện. Phần lớn biểu hiện lâm sàng chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu tăng cao kéo dài hoặc gây ra biến chứng như: Xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ban vàng ở mi mắt, khuỷu tay, đầu gối, viêm tụy cấp,...

* Chẩn đoán lâm sàng dựa trên một vài dấu hiệu đặc trưng ở ngoại biên như sau:

- Cung giác mạc có màu trắng nhạt, xuất hiện quanh mống mắt, chỉ điểm cho tình trạng tăng cholesterol máu,...

- Ban vàng xuất hiện ở mí mắt trên hoặc dưới, khu trú hoặc lan tỏa.

20201021_ngon-chan-ngon-tay-bi-u-vang-gan-ro-ret.jpg

Có thể chẩn đoán rối loạn lipid máu qua các dấu hiệu lâm sàng

- U vàng xuất hiện ở gân duỗi các ngón, gân achille và tại các khớp đốt ngón tay.

- U vàng dưới màng xương: Thường xuất hiện ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu, hiếm gặp hơn u vàng gân.

- U vàng da hoặc củ: Xuất hiện chủ yếu ở khuỷu tay và đầu gối.

- Dạng ban vàng lòng bàn tay: Xuất hiện ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.

* Những dấu hiệu đặc trưng ở nội tạng:

- Nhiễm lipid võng mạc: Soi đáy mắt phát hiện nhiễm lipid võng mạc (trong trường hợp triglycerid máu cao).

- Gan nhiễm mỡ từng vùng hoặc toàn bộ, phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp, thường đi kèm tăng triglyceride máu.

- Viêm tụy cấp: Thường gặp khi triglycerid trên 10g/L, dạng viêm cấp, bán cấp phù nề, amylase máu không tăng hoặc tăng vừa phải.

- Xơ vữa động mạch: Là biến chứng lâu dài của tình trạng tăng lipoprotein, có thể kết hợp với một số yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, bị bệnh đái tháo đường.

Chẩn đoán cận lâm sàng

- Định lượng bilan lipid: Vì các thông số lipid tăng lên sau ăn nên để chẩn đoán chính xác rối loạn lipid máu, bệnh nhân cần phải lấy máu vào buổi sáng, khi chưa ăn. Các thông số thường được khảo sát gồm: Cholesterol (TC) máu, triglycerid (TG), LDL-Cholesterol (LDL-c), HDL-Cholesterol (HDL-c).

Chẩn đoán rối loạn lipid máu được thực hiện khi có biểu hiện lâm sàng như: Thể trạng béo phì, ban vàng, bệnh mạch vành, biến chứng ở một số cơ quan (tai biến mạch máu não,...).

Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thông số lipid khi có một hoặc nhiều rối loạn như: Cholesterol máu > 5,2 mmol/L (200mg/dL); Triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL); LDL-cholesterol > 2,58 mmol/L (100mg/dL) và/hoặc HDL-cholesterol < 1,03 nmmol/L (40 mmol/L).

>>> Xem thêm: Làm thế nào để GIẢM MỠ MÁU triglycerid hiệu quả?

Những ai nên tầm soát rối loạn lipid máu?

Rối loạn lipid máu là bệnh lý nguy hiểm và thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn ban đầu. Để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng, cần lưu ý: 

- Tất cả những người trưởng thành từ 20 – 40 tuổi nên được xét nghiệm bilan lipid lúc đói 5 năm/lần.

- Người trên 40 tuổi nên xét nghiệm bilan lipid máu định kỳ mỗi năm để phát hiện và điều trị kịp thời.

 Người cao tuổi nên chẩn đoán rối loạn lipid máu định kỳ

Người cao tuổi nên chẩn đoán rối loạn lipid máu định kỳ

- Những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,... nên xét nghiệm sớm và nhiều lần hơn tùy từng trường hợp cụ thể theo khuyến cáo của chuyên gia.

Nếu có những yếu tố nguy cơ bị rối loạn lipid máu, bạn nên thực hiện kiểm tra, chẩn đoán bệnh sớm để có lựa chọn điều trị hiệu quả.

>>> Xem thêm: Bị MỠ MÁU CAO bao nhiêu thì phải uống thuốc? - Câu trả lời có TẠI ĐÂY!

Cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu bằng sản phẩm thảo dược

Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, bạn có thể áp dụng những cách sau:

- Tìm và điều trị nguyên nhân: Thường thì tình trạng này xảy ra do thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc bởi mắc những bệnh lý khác.

- Giảm nguồn cung cấp mỡ vào máu: Xây dựng chế độ ăn hợp lý, cân đối, phù hợp với từng cá nhân. Sử dụng các loại thực phẩm, rau xanh, vi chất một cách hợp lý.

- Tăng đào thải, tiêu thụ mỡ thừa qua luyện tập thể dục và lao động thường xuyên.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kể trên, người bị rối loạn mỡ máu thường được giới chuyên gia khuyên sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cao lá sen.

 Cao lá sen giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Cao lá sen giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Bên cạnh đó, sản phẩm còn là sự kết hợp của chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, tăng cholesterol tốt (HDL-C), hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa biến chứng máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe ở những người bị máu nhiễm mỡ và hỗ trợ giảm cân ở người thừa cân, béo phì. 

Chẩn đoán rối loạn lipid máu định kỳ rất quan trọng, nhất là đối với những người có yếu tố nguy cơ cao như: Béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, nghiện rượu,... Hãy chủ động phòng ngừa mỡ máu cao bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cao lá sen đều đặn hàng ngày, bạn nhé!

Bình luận