Nhiều dấu hiệu suy giảm chức năng thận có xu hướng tiến triển âm thầm và chỉ được biểu hiện rõ nét khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Vậy các triệu chứng suy giảm chức năng thận là gì? Cách tăng cường chức năng thận như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Thay đổi về nước tiểu và số lần đi tiểu

Thận thực hiện chức năng lọc chất lỏng dư thừa khỏi máu và bài tiết ra ngoài cơ thể dưới dạng nước tiểu. Do đó, người bị suy giảm chức năng thận sẽ xuất hiện những thay đổi về nước tiểu và quá trình bài tiết nó.

Lượng nước tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường, phải dậy đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, nước tiểu sủi bọt, sẫm màu hoặc màu đỏ (tiểu ra máu) là những triệu chứng mà người bị suy giảm chức năng thận có thể nhận biết dễ dàng. 

Đau, co thắt và nhiều triệu chứng khác là dấu hiệu giảm chức năng thận

Không chỉ ảnh hưởng đến tần suất cũng như tính chất của nước tiểu, chức năng thận suy giảm còn ảnh hưởng đến mọi hệ thống, cơ quan và các tuyến của cơ thể. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Đau ở một hoặc hai bên lưng: Khi thận bị tổn thương, cơn đau nhức sẽ xảy ra. Đặc biệt, sỏi và nang thận có thể khiến cơn đau trầm trọng hơn.
  • Chuột rút và/hoặc co giật cơ: Những triệu chứng này do sự mất cân bằng chất lỏng và chất điện giải gây ra. Tuy nhiên, nó cũng có thể là kết quả của tổn thương thần kinh hoặc các vấn đề về lưu lượng máu.
  • Ngứa da dai dẳng: Tình trạng này thường do sự tích tụ các chất thải, đặc biệt là lượng photpho dư thừa mà thận không thể lọc ra ngoài. 
  • Luôn cảm thấy lạnh: Đây là triệu chứng do thiếu máu ở người bị suy giảm chức năng thận.

Đau lưng tại vùng thận là dấu hiệu suy giảm chức năng thận

Đau lưng tại vùng thận là dấu hiệu suy giảm chức năng thận

Giảm cảm giác thèm ăn và thay đổi cân nặng

Cảm giác ăn uống không ngon miệng cùng tâm lý lo lắng khiến người bệnh bị thay đổi cân nặng và các vấn đề sức khỏe khác. 

  • Buồn nôn và nôn: Tình trạng này xảy ra khi thận bị suy giảm chức năng, độc tố urê tích tụ trong máu, do thuốc hoặc mắc kèm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và bệnh túi mật.
  • Chán ăn: Trong giai đoạn đầu của suy thận, các hợp chất tích tụ trong máu, ngăn chặn sự thèm ăn và có thể ảnh hưởng đến vị giác của người bệnh. Một số người cảm thấy có vị kim loại trong miệng. Ngoài ra, trầm cảm, lo lắng, dùng thuốc và các phương pháp điều trị khác cũng có thể góp phần làm giảm cảm giác ngon miệng.
  • Giảm cân: Đây là triệu chứng phổ biến nhất trong giai đoạn đầu và giữa của bệnh suy thận mạn. Khi tốc độ lọc cầu thận giảm xuống dưới mức bình thường, người bệnh thường có cảm giác chán ăn. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, lú lẫn và mệt mỏi.
  • Sưng phù cơ thể: Triệu chứng này là do sự tích tụ chất lỏng dư thừa mà thận không đào thải được ra ngoài qua đường tiết niệu. Sưng mặt, bàn tay, bàn chân và mắt cá chân là một trong những dấu hiệu suy giảm chức năng thận dễ dàng nhận biết.

Suy giảm chức năng thận có thể gây chán ăn, dẫn đến giảm cân

Suy giảm chức năng thận có thể gây chán ăn, dẫn đến giảm cân

Dấu hiệu suy giảm chức năng thận khác

Bạn cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu suy giảm chức năng thận khác như:

  • Khó thở: Đây là kết quả của tình trạng thiếu máu, khiến cơ thể không được cung cấp oxy và/hoặc áp lực gây ra do sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể, đặc biệt ở phổi.
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược: Triệu chứng này là do sự tích tụ chất thải hoặc thiếu tế bào hồng cầu (thiếu máu) khi thận bắt đầu bị tổn thương.
  • Mất ngủ: Mặc dù mệt mỏi nhưng người bị suy giảm chức năng thận vẫn gặp tình trạng mất ngủ. Hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân như tác dụng phụ của thuốc, suy nghĩ lo lắng, khó chịu về thể chất.
  • Rối loạn cương dương: Ham muốn tình dục phần lớn được kiểm soát bởi hệ thống nội tiết của cơ thể. Trong khi đó, thận là cơ quan thực hiện chức năng này. Thận bị tổn thương sẽ dẫn đến tuần hoàn kém, mất cân bằng nội tiết tố, suy giảm chức năng thần kinh, rối loạn cương dương.

Người bị suy giảm chức năng thận cảm thấy mệt mỏi và suy nhược cơ thể

Người bị suy giảm chức năng thận cảm thấy mệt mỏi và suy nhược cơ thể

>>> XEM THÊM: Nam giới thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng không?

Làm thế nào để cải thiện tình trạng suy giảm chức năng thận?

Người bệnh nên thực hiện một số biện pháp giúp cải thiện và tăng cường chức năng thận như sau:

  • Quản lý lượng đường trong máu: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiến triển của suy thận.
  • Kiểm soát huyết áp ở mức cho phép. 
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến suy thận, chẳng hạn như tiểu đường và huyết áp cao.
  • Ăn uống lành mạnh bằng cách tăng cường rau củ và hoa quả tươi, đồng thời hạn chế các thực phẩm giàu natri, kali, photpho.
  • Uống đủ nước vì mất nước dẫn đến giảm lưu lượng máu đến thận và làm trầm trọng thêm những tổn thương cho thận.
  • Hạn chế rượu bia vì sẽ làm tăng huyết áp của người bệnh. 
  • Không hút thuốc vì nicotine trong thuốc lá có thể làm tổn thương các mạch máu và gây khó khăn cho việc kiểm soát chức năng thận suy yếu.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng có thể giúp làm giảm huyết áp, tốt cho thận.
  • Tập thể dục thường xuyên các môn như bơi lội, đi bộ và chạy có thể giúp giảm căng thẳng, kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp, đồng thời duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Giải pháp thảo dược giúp tăng cường chức năng thận

Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược được các chuyên gia đầu ngành Thận - Tiết niệu khuyến cáo và người bệnh tin dùng để cải thiện và tăng cường chức năng thận. Tiêu biểu là sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành. Các nghiên cứu được thực hiện tại các trường đại học và bệnh viện của Trung Quốc cho thấy, dành dành có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa và giảm tổn thương thận.

Dành dành giúp tăng cường chức năng thận hiệu quả

Dành dành giúp tăng cường chức năng thận hiệu quả

Sản phẩm còn là sự kết hợp với các thảo dược khác như đan sâm, mã đề, râu mèo, linh chi đỏ,... giúp cải thiện chức năng thận, bảo vệ thận, làm chậm tiến triển của bệnh và phòng ngừa suy thận do tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh về thận. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng Ích Thận Vương cải thiện triệu chứng suy giảm chức năng thận lên đến 92,9%.

Trên đây là những dấu hiệu suy giảm chức năng thận mà bạn có thể quan sát và nhận biết. Đừng quên sử dụng sản phẩm chứa dành dành giúp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận mỗi ngày nhé. Nếu còn bất kỳ câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp về bệnh thận và suy thận, hãy để lại thông tin liên hệ dưới bài viết này.

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/ss/slideshow-kidney-warning-signs 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-kidney-disease/symptoms-causes/syc-20354521 

https://www.kidney.org/news/ekidney/august14/10_Signs_You_May_Have_Kidney_Disease

Dược sĩ Đào Ngọc

banner web sản phẩm.jpg

Bình luận