Vị trí đại tràng ở đâu và có cấu tạo, chức năng gì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này và nắm rõ các bệnh lý thường gặp ở đại tràng.

Đại tràng là gì? Đại tràng ở vị trí nào?

Đại tràng, hay còn gọi là ruột già, là một ống cơ dài từ 1.5 – 1.8 mét nằm tại vị trí gần cuối của ống tiêu hóa, nối tiếp phía trên với ruột non và phía dưới với ống hậu môn. Trong cơ thể mỗi người và mỗi giới thì đại tràng có kích thước khác nhau nhưng sẽ chiếm khoảng 1/5 chiều dài của toàn bộ ống tiêu hóa.

Cấu tạo các bộ phận của đại tràng

Xét về mặt cấu tạo, đại tràng được chia ra làm 3 phần: manh tràng, kết tràng và trực tràng.

  • Manh tràng: Phần này có hình dạng giống một chiếc túi hình tròn, nằm ở ngay phía dưới của hỗng tràng được đổ vào bên trong ruột già, dính với ruột thừa như 1 ngón tay. Ở người trưởng thành, manh tràng dài khoảng 9cm, đường kính 0,5cm – 1cm.

  • Kết tràng: Là thành phần chính của đại tràng, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và cuối cùng là kết tràng sigma.

  • Trực tràng: Đây là phần cuối của đại tràng, dài khoảng 15 cm. Trực tràng có 2 cơ vòng để kiểm soát hoạt động đóng mở của hậu môn nằm sau bàng quang ở nam và sau tử cung ở nữ.

bo-phan-dai-trang.jpg

Cấu tạo các bộ phận của đại tràng

Đại tràng có chức năng gì?

Chức năng chính của đại tràng là nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ phần lớn chất dinh dưỡng từ ruột non, sau đó phân hủy thành phân, giữ phân cho đến khi đủ lượng thì sẽ co bóp tống đẩy ra ngoài. Cụ thể:

  • Tổng hợp vitamin: Phần đầu ruột già có nhiều loại vi khuẩn có khả năng tạo ra các vitamin như vitamin K, B12, Riboflavin, Thiamin.
  • Tiết dịch: Đại tràng có nhiệm vụ tiết ra dịch kiềm để tiêu hóa những thức ăn còn dư thừa. Ngoài ra còn tiết một lượng kiềm nhất định để bảo vệ niêm mạc, làm mềm phân.
  • Hấp thụ nước và chất dinh dưỡng: Quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong niêm mạc ruột già thường diễn ra ở nửa đầu đại tràng. Ruột già sẽ hấp thụ nước từ ruột non và đưa vào thận. Ngoài ra đại tràng còn hấp thụ khoáng chất và nhiều nguyên tố khác.
  • Bài tiết các chất nhầy: Khi thức ăn đi vào tới đại tràng, chạm vào những tế bào ở niêm mạc sẽ tạo ra phản xạ để chất nhầy tiết ra, đóng vai trò bảo vệ thành đại tràng không bị trầy xước, hạn chế tác hại do vi khuẩn gây ra và giúp phân được kết dính. Nếu chức năng vận động của đại tràng bị suy giảm sẽ có nhiều chất thải tồn đọng trong ruột. Lượng nước bị hấp thụ nhiều sẽ làm phân khô cứng dẫn tới tình trạng táo bón.
  • Co bóp tạo nhu động và bài tiếtNgoài các chức năng trên, đại tràng còn có chức năng co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng (phần cuối của đại tràng gần hậu môn). Khi áp lực do lượng phân tích tụ tăng, kích thích niêm mạc trực tràng và phản xạ đại tiện xảy ra, thường chỉ xảy ra 1 lần/ngày ở người khoẻ mạnh.

Các bệnh đại tràng thường gặp

Đại tràng là nơi xảy ra nhiều bệnh lý, trong đó phổ biến nhất là viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, polyp đại tràng.

  • Viêm đại tràng: Đây là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, khiến người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém nếu không được điều trị dứt điểm.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Khác với viêm đại tràng, bệnh này không gây tổn thương thực thể tại đại tràng nhưng người bệnh vẫn có các triệu chứng đau bụng, chướng hơi, thay đổi thói quen đại tiện. Căn nguyên cụ thể của hội chứng ruột kích thích cho đến nay vẫn chưa được khẳng định. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thế giới, người bị hội chứng ruột kích thích thường có miễn dịch suy giảm, thần kinh đại tràng bị nhạy cảm quá mức
  • Polyp đại tràng: Polyp là các khối tăng sinh trong lòng đại trực tràng, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng. Bệnh thường gặp ở những người ngoài 50 tuổi, có tính di truyền và là yếu tố phổ biến dẫn đến ung thư đại tràng.

Ngoài ra bạn còn có thể gặp 1 số bệnh lý khác ở đại tràng như viêm ruột từng vùng (bệnh Crohn), xoắn đại tràng và nguy hiểm nhất là ung thư đại tràng.

viem-dai-trang-la-benh-ly-thuong-gap-o-dai-trang.jpg

Viêm đại tràng là bệnh lý thường gặp ở đại tràng

Làm sao để phòng ngừa các bệnh lý ở đại tràng?

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý đại tràng, bạn cần chú ý:

  • Ăn chín uống sôi, hạn chế những loại thực phẩm còn tươi sống như nem chua, rau sống, nem chạo, tiết canh, gỏi cá, lòng lợn… Ngoài ra, cần vệ sinh tốt môi trường sống, đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Tránh căng thẳng kéo dài bởi tình trạng này làm giảm nhu động ruột. Thay vào đó hãy giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, nghe nhạc, đọc sách, tập yoga, thiền...
  • Tăng cường nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, củ, quả, trái cây, đặc biệt các loại thực phẩm giàu kali như chuối, khoai lang, đu đủ… để giúp hệ tiêu hóa và đại tràng hoạt động tốt hơn.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê..) và những món ăn chua cay và nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, có thể chia làm nhiều bữa, tránh ăn quá nhiều vào buổi tối.
  • Kiên trì tập luyện thể dục thể thao, uống nhiều nước, xoa bụng hàng ngày dọc khung đại tràng nhằm kích thích nhu động ruột.

Xu hướng hiện nay được nhiều người lựa chọn là bổ sung thêm lợi khuẩn và thảo dược có tác dụng tăng miễn dịch đại tràng điển hình như vách tế bào lợi khuẩn ImmunebioV, Sử quân tử. Nghiên cứu trên Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy:

  • ImmunebioV: ImmunebioV là vách tế bào lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus. Đây không phải vi khuẩn sống mà chỉ là vách tế bào vi khuẩn có thành phần là Peptidoglycan. ImmunebioV đã được sử dụng như một chế phẩm tăng cường miễn dịch cho cả người lớn và trẻ em ở Nga và Mỹ trong khoảng 20 năm. Thành phần này kích thích hệ miễn dịch tại chỗ và toàn thân, cả miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể, đồng thời có tác dụng điều trị và ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.
  • Sử quân tử: Hạt của Sử quân tử có chứa axit quisqualic, alkaloid pyridin và kali quisqualata có khả năng tiêu diệt giun sán (1 trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng). Bên cạnh đó, Sử quân tử còn chứa các hoạt chất sinh học có tác dụng chữa lành vết thương, chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, điều hòa miễn dịch, giúp giảm đau bụng, kháng vi rút, kháng nấm, sát trùng, chống tiêu chảy.

Việc kết hợp lơi khuẩn thảo dược này sẽ tạo ra tác động hiệp đồng, giúp bảo vệ và kiểm soát các bệnh lý đại tràng một cách tối ưu hơn. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy những thành phần này trong các viên uống tiện dụng, được ứng dụng công nghệ bào chế lượng tử hiện đại. Đây là giải pháp đang được nhiều người lựa chọn và chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả cũng như độ an toàn.

Hy vọng qua bài viết bạn sẽ nắm được các thông tin về đại tràng (đại tràng là gì, đại tràng ở đâu...) và các bệnh liên quan. Nếu có bất kì thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0243.8461530 để được giải đáp.

Bản sao của DTAA - Revu (3).png

Bình luận