Bắt đầu từ vài tuần sau sinh, em bé bắt đầu quấy khóc vào chiều muộn, tối hoặc đêm, thường được phương Tây gọi với cái tên “giờ phù thủy” (witch hour). Trẻ quấy khóc đêm là điều bình thường do vậy bố mẹ không nên quá lo lắng. Nhưng nếu xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của con thì cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách xử trí kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc đêm

Trẻ quấy khóc đêm có thể do phản ứng tâm sinh lý, môi trường tác động hay bệnh lý bên trong. Phụ huynh cần phải quan sát kỹ càng các biểu hiện của con để có thể đưa ra phán đoán chính xác nhất.

Trẻ tiêu hoá không tốt

Trẻ quấy khóc bất thường có thể do hệ tiêu hoá gặp vấn đề. Ví dụ như em bé cảm thấy khó chịu khi bị đầy hơi, chướng bụng và khó đi ngoài. Trong 3 tháng đầu đời, hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn mới và non nớt, dễ nuốt phải không khí do ngậm núm vú không đúng cách hoặc trẻ bú sai tư thế khiến trẻ đầy hơi, dễ nôn trớ. Trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn cũng có thể gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa khác như tiêu chảy, nôn mửa, sốt nhẹ. Những triệu chứng này khiến trẻ quấy khóc, cơ thể trẻ suy nhược do đường ruột không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

Trẻ cảm thấy đói bụng

Trẻ hay quấy khóc khi cảm thấy đói bụng. Đặc biệt khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển: khoảng 2-3 tuần, 6 tuần và 3 tháng. Ngoài ra, vào ban đêm, sữa có thể chảy chậm hơn, lượng sữa trẻ được ăn ít hơn làm cho trẻ cáu kỉnh.

Đói bụng là một nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm

Đói bụng là một nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm

Trẻ tè dầm

Bàng quang của trẻ còn nhỏ chưa phát triển đủ để chứa nước tiểu được sản xuất trong đêm. Trẻ tè dầm và cảm giác ẩm ướt, khó chịu khiến trẻ quấy khóc.

Tiếng ồn hoặc ánh sáng trong phòng

Hệ thần kinh của trẻ dễ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và những thay đổi từ môi trường xung quanh. Vì vậy, ánh sáng của đèn ngủ, hoặc âm thanh tivi cũng khiến trẻ quấy khóc không ngủ được.

Trẻ quấy khóc đêm do bị bệnh

Một số trẻ hay quấy khóc vào ban đêm bởi vì đang mắc một số bệnh lý sau:

  • Viêm tai giữa: Đây là bệnh nhiễm trùng tai thường gặp ở trẻ em do bị cảm cúm, nhiễm trùng xoang, dị ứng, khói bụi. Bệnh lý này khiến trẻ đau đầu, đau tai, khó chịu và quấy khóc kèm sốt, tiêu chảy. 
  • Trẻ em bị cảm lạnh thông thường do virus gây ra: Các triệu chứng chính của cảm lạnh là nghẹt mũi và chảy nước mũi, sốt và đau họng. Nếu trẻ quấy khóc kèm ho sốt khó chịu, bạn nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
  • Trẻ mắc bệnh tay chân miệng: Bệnh do nhiều loại virus gây ra và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, đau miệng và đau họng. Trẻ cũng có thể bị phồng rộp và lở loét trong miệng khiến trẻ khó nuốt và thường xuyên quấy khóc. Bạn cũng có thể thấy trẻ bị phát ban, xuất hiện các nốt mụn đỏ và mụn nước trên bàn tay, bàn chân, miệng hoặc mông của bé khi bị bệnh này.
  • Trẻ bị cúm dạ dày: Cúm dạ dày thường gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho trẻ như tiêu chảy, nôn mửa, mệt mỏi, kém ăn và sụt cân. Bên cạnh đó, những cơn đau bụng khiến trẻ quấy khóc, cáu kỉnh, mất ngủ trong đêm.

Trẻ quấy khóc có thể do trẻ đang bị bệnh cúm dạ dày

Trẻ quấy khóc có thể do trẻ đang bị bệnh cúm dạ dày

>>>XEM THÊM: Tại sao trẻ bị tiêu chảy liên tục và làm sao để đối phó?

Cách xử lý trẻ quấy khóc đêm dành cho cha mẹ

Việc xoa dịu một đứa trẻ hay quấy khóc là một kỹ năng khó bởi nó gây mất nhiều công sức và thời gian. Bên cạnh đó, kỹ năng dỗ trẻ khóc đêm còn đòi hỏi ở cha mẹ sự kiên nhẫn lớn. Dưới đây là một số cách xử lý bạn có thể thử để xoa dịu trẻ đang khóc:

Cho trẻ bú hoặc ăn

Cho trẻ bú hoặc ăn là cách xử lý phổ biến nhất khi con quấy khóc. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, hãy cho trẻ bú ngay cả khi bé vừa bú cách đó không lâu. Em bé sẽ cho mẹ biết khi nào bé bú đủ bằng cách tự nhả vú ra và tỏ vẻ hài lòng, ngủ ngoan. Nếu trẻ đang bú sữa công thức, trẻ không cần thêm sữa trong ít nhất hai giờ sau lần bú cuối cùng. Tránh cho trẻ bú quá no vì điều này cũng có thể khiến trẻ khó chịu.

Cho trẻ bú, ăn và vỗ về làm cho bé thoải mái và dễ ngủ hơn

Cho trẻ bú, ăn và vỗ về làm cho bé thoải mái và dễ ngủ hơn

Ôm trẻ vào lòng và đặt trẻ nằm nghiêng sang bên trái

Ôm con vào lòng và đặt con nằm nghiêng sang bên trái giúp hỗ trợ tiêu hoá và dạ dày. Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc, bạn hãy thử nói chuyện nhẹ nhàng với bé hoặc xoa lưng, xoa bụng cho trẻ. Điều này có thể giúp trẻ ngừng khóc và bắt đầu vào giấc. Nếu trẻ đi ngủ, hãy đặt trẻ nằm ngửa trong nôi.

Thay tã lót cho trẻ

Kiểm tra và thay tã cho trẻ thường xuyên, giữ cho trẻ luôn sạch sẽ và khô thoáng sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu trẻ không thích thay tã do cảm giác lạ của không khí lạnh trên da, bạn có thể để một đồ chơi hoặc hát một bài hát đánh lạc hướng trẻ khi thay. Mẹ cũng có thể quấn em bé trong một tấm chăn mỏng để giúp bé yên tâm.

Ghi chép nhật ký các thời điểm thức, ngủ, ăn và khóc

Bạn nên ghi lại thời gian bé ăn, ngủ, chơi và thời gian bé khóc nhiều nhất sau khi ăn. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn nhận ra thời gian sinh hoạt liên quan đến ăn và ngủ của bé bất thường.

Ghi chép các khoảng thời gian ăn, ngủ, khóc của con để dễ dàng nhận thấy điểm bất thường khi chăm sóc

Ghi chép các khoảng thời gian ăn, ngủ, khóc của con để dễ dàng nhận thấy điểm bất thường khi chăm sóc

Bổ sung canxi cho trẻ

Bổ sung canxi giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển và hoạt động thuận lợi hơn, đồng thời giúp trẻ ngủ ngon, ít giật mình và quấy khóc giữa đêm. Nếu nguồn calci tự nhiên có trong sữa mẹ không đủ cho bé, mẹ có thể bổ sung thêm calci có trong sữa công thức. 

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt của trẻ

  • Thường xuyên mát xa cho bé kết hợp với các loại dầu là cách tuyệt vời giúp bé thư giãn. Bạn cũng có thể mát xa cho trẻ lúc tắm, cùng với làn nước ấm, cho trẻ nô đùa trong nước. Lưu ý thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ sau khi tắm và không tắm nước quá nóng.
  • Tắt đèn, giảm tiếng ồn và quấn khăn cho trẻ để hệ thần kinh của trẻ ổn định, từ đó con dễ ngủ hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên cho trẻ nghe tiếng ồn trắng (tiếng mưa hay tiếng sóng vỗ, tiếng máy sấy tóc, tiếng suối chảy xuôi dòng) để bé không bị giật mình khi có những âm thanh lạ.
  • Bổ sung chế độ ăn hợp lý, dinh dưỡng theo từng giai đoạn của trẻ. Đặc biệt, sử dụng thêm men vi sinh sẽ giúp trẻ hấp thu tốt các chất cần thiết cho cơ thể, khắc phục các vấn đề đường ruột như tiêu chảy, táo bón. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm chứa bào tử Bacillus subtilis, các prebiotics Inulin, Fructo-oligosaccharides,... để hỗ trợ sức khỏe trẻ. Theo nghiên cứu của một nhóm các chuyên gia viện Khoa học Ba Lan năm 2016, Inulin và Fructo-oligosaccharides cũng có thể giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn thông thường. Ngoài ra, các sản phẩm có chứa hoài sơn, sơn tra, bạch truật,... được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong y học cổ truyền ở Trung Quốc, mang lại lợi ích sức khỏe, điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Những công dụng này đã được kiểm chứng bởi Học viện Khoa học Trung Quốc và các chuyên gia Y Dược khác vào năm 2019.

Sử dụng men vi sinh bổ sung vi khuẩn có lợi cho cơ thể giúp trẻ ăn ngon ngủ ngoan

Sử dụng men vi sinh bổ sung vi khuẩn có lợi cho cơ thể giúp trẻ ăn ngon ngủ ngoan

Khoảng thời gian trẻ khóc vào buổi đêm dường như kéo dài vô tận và mệt mỏi đối với cha mẹ. Hiểu được nguyên nhân trẻ quấy khóc và thử các phương pháp khác nhau để xoa dịu con sẽ giúp bạn vượt qua thời khắc khó khăn này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ!

Tham khảo:

https://www.healthline.com/health/baby/fussy-baby-at-night#causes

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324327#how-to-soothe-the-baby

https://www.verywellfamily.com/why-is-my-baby-always-fussy-in-the-evenings-5205803

Bình luận