Nguyên nhân táo bón thường gặp và giải pháp điều trị tối ưu
Táo bón là tình trạng mà ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Vấn đề này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào nguyên nhân táo bón sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị táo bón nhé.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Khoảng 90 - 95% nguyên nhân táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (thói quen nhịn đi vệ sinh, chế độ ăn, vận động…) và 5 - 10% còn lại là táo bón do nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể:
Nhịn đi ngoài là nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ
Nhịn đi vệ sinh lâu ngày sẽ khiến phân
khô, to, cứng hơn, bé sẽ cảm thấy đau rát khi đi vệ sinh. Điều này làm bé càng sợ đi ngoài trong những lần tiếp theo. Càng nín giữ phân thì tình trạng táo bón càng nghiêm trọng.
Nguyên nhân táo bón này cũng khá phổ biến bởi nhiều bé vì mải chơi, khi buồn đi ngoài vẫn cố nhịn không chịu đi. Bên cạnh đó, có một số bé ngại đi cầu do môi trường nhà vệ sinh mới (như ở lớp học hay nơi công cộng).
Đồ ăn đặc, sữa công thức là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ
Ăn đồ ăn đặc hay uống ít nước cũng là một trong các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Điều này khiến phân của bé bị khô và gây khó khăn trong việc đại tiện.
Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ táo bón ở bé uống sữa công thức cao hơn so với trẻ sơ sinh được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Do trong sữa mẹ chứa hormone motilin có vai trò hỗ trợ hoạt động ở ruột của bé.
Bên cạnh đó, sữa công thức thường đặc và chứa nhiều protein cao phân tử. Do vậy, bé uống sữa công thức cũng là một trong các nguyên nhân táo bón. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những trẻ bú sữa mẹ sẽ không táo bón và những trẻ uống sữa công thức đều bị táo bón.
Uống sữa công thức là nguyên nhân táo bón ở trẻ
Ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân táo bón ở trẻ
Chất xơ có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Nó có chức năng giữ nước ở ruột già và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Đa số trẻ em đều lười bổ sung chất xơ từ thực phẩm (lười ăn rau củ, hoa quả…) nên rất dễ gặp phải tình trạng táo bón.
Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ bị táo bón
Nguyên nhân táo bón ở trẻ cũng có thể do một số bệnh lý sau:
- Phình đại tràng bẩm sinh: Khi mắc bệnh lý này, các dây thần kinh bị thiếu một phần ở ruột và không có khả năng tạo ra cơn co thắt. Lúc này, phân không được đẩy ra, gây tắc nghẽn và một phần đại tràng bị phình lên. Táo bón chính là dấu hiệu đặc trưng của bệnh phình đại tràng.
- Bệnh cường giáp: Cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột, giảm nhu động ruột gây táo bón và một số triệu chứng khác.
- Bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và là nguyên nhân táo bón ở bé.
Nguyên nhân táo bón ở người lớn
Không chỉ riêng trẻ em mà người lớn cũng là đối tượng rất dễ bị táo bón. Bên cạnh chế độ ăn không lành mạnh và hợp lý, nguyên nhân trầm cảm hay rối loạn lo âu cũng khiến tỷ lệ táo bón ở người lớn ngày càng tăng. Nguyên nhân chi tiết của tình trạng táo bón ở người lớn thường gặp gồm có:
Thường xuyên nhịn đi vệ sinh
Nhịn đi vệ sinh là thói quen xấu dẫn đến táo bón. Nguyên nhân này hay gặp ở những người bệnh trĩ, họ thường e ngại vì mỗi lần đại tiện hậu môn lại đau rát hay chảy máu. Tuy nhiên, nếu nhịn đại tiện kéo dài sẽ gây ra táo bón. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, số lần nhịn đại tiện tỷ lệ thuận với nguy cơ táo bón.
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ dưỡng chất
Nếu bạn không ăn đa dạng các loại thực phẩm rất có thể sẽ bị thiếu chất xơ. Đây vừa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể vừa liên quan đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Như đã nói ở trên, chất xơ giúp giữ nước ở ruột và làm phân trở nên mềm hơn.
Chế độ ăn thiếu chất xơ gây táo bón ở người lớn
Dư thừa canxi là nguyên nhân gây táo bón ở người lớn
Bổ sung dư thừa canxi làm giảm nhu động ruột, phân không được tống ra ngoài, tích trữ ở trong ruột. Trong khi đó, ruột vẫn tiếp tục thực hiện vai trò tái hấp thu nước và làm phân trở nên khô, cứng, khó tống ra ngoài. Do vậy dư thừa canxi cũng là nguyên nhân gây táo bón ở người lớn.
Trầm cảm, lo âu gây táo bón
Theo một nghiên cứu tiến hành tại Iran cho thấy, có khoảng 33% số người trưởng thành bị táo bón kèm theo tình trạng trầm cảm. Điều này được giải thích là do khi bị trầm cảm, quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, nhu động ruột cũng giảm, gây táo bón.
Do tác dụng phụ của thuốc
Thuốc có công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, điển hình là táo bón. Một số thuốc hay gây ra tình trạng táo bón là: Thuốc chứa tanin, thuốc chống trầm cảm...
Mang thai là nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi về nồng độ hormone. Hàm lượng hormone progesterone tăng cao khiến cơ ruột khó co lại, làm giảm nhu động ruột. Đây chính là nguyên nhân táo bón mà phụ nữ trong thời kỳ mang thai gặp phải. Thông thường, cứ 5 phụ nữ mang thai thì có 2 người gặp phải tình trạng táo bón trong thai kỳ.
Thay đổi nồng độ hormone khi mang thai là nguyên nhân gây ra táo bón
Cách điều trị táo bón đơn giản tại nhà
Để điều trị táo bón hiệu quả, trước tiên cần xác định được nguyên nhân táo bón. Một số phương pháp điều trị táo bón được áp dụng hiện nay gồm:
Thay đổi chế độ ăn
Yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng chế độ ăn của bé là đảm bảo đủ nước và chất xơ. Mẹ nên cho bé uống đủ nước mỗi ngày và không nên nấu đồ ăn quá đặc, để ý xem sữa công thức có phải là nguyên nhân táo bón của con hay không.
Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung chất xơ cho bé bằng rau xanh và các loại nước trái cây, giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn.
Không chỉ vậy, mẹ có thể cho con bổ sung thêm cốm vi sinh chứa chất xơ hòa tan inulin hoặc fructo-oligosaccaride (FOS). Theo Hiệp hội An toàn Thực phẩm Châu Âu, tiêu thụ ít nhất 12 gam inulin hoặc FOS từ rau diếp xoăn mỗi ngày giúp giảm tình trạng táo bón. Đây chính là mẹo trị táo bón an toàn được các chuyên gia khuyến cáo.
Thay đổi thói quen nhịn đại tiện
Càng nhịn đại tiện càng làm tình trạng táo bón nặng thêm. Do đó, kể cả trẻ em và người lớn nên tập thói quen đại tiện vào 1 khung giờ trong ngày. Điều này giúp việc đại tiện đều đặn hơn.
Sử dụng thuốc
Thuốc nhuận tràng cũng góp phần cải thiện tình trạng táo bón. Do đó, bạn có thể lựa chọn thuốc này cho mình hoặc người thân khi gặp phải tình trạng táo bón. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bổ sung men vi sinh
Sử dụng men vi sinh có chứa Bacillus subtilis làm tăng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị táo bón. Theo nghiên cứu về vòng đời của lợi khuẩn Bacillus subtilis, nhóm tác giả Nguyễn Tâm và cộng sự đã chỉ ra rằng, sau khi vào cơ thể, các bào tử này sẽ sinh sôi và hồi sinh ở ruột. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích cơ thể sản xuất men tiêu hóa tự nhiên, cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Để hiệu quả tốt hơn nên kết hợp giữa việc bổ sung lợi khuẩn cùng với chất xơ hòa tan inulin và FOS.
Bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis làm tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị táo bón
Biện pháp phòng ngừa táo bón
Phần lớn nguyên nhân táo bón là do chế độ ăn uống, thói quen đại tiện không tốt, stress… Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ táo bón cho người lớn và trẻ em cần:
- Xây dựng một chế độ ăn giàu chất xơ, hạn chế thực phẩm giàu chất béo, có vị cay, nóng…
- Thường xuyên vận động.
- Không ngồi quá lâu, không nhịn đại tiện. Tạo thói quen đại tiện vào một khung giờ nhất định.
- Bổ sung các lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế táo bón.
Táo bón là vấn đề rất thường gặp. Việc trang bị những kiến thức về nguyên nhân táo bón sẽ giúp bạn tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất. Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn!
Tham khảo:
https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-constipation
Bình luận