Tổng quan về tiêu chảy và mức độ nguy hiểm

Tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần được gọi là tiêu chảy cấp tính và kéo dài hơn 4 tuần được gọi là tiêu chảy mãn tính. Muốn xác định bản thân có đang bị tiêu chảy hay không và đang thuộc dạng nào, bạn cần dựa vào các biểu hiện của bệnh.

Khi bị tiêu chảy, người bệnh đi ngoài nhiều lần (3 lần/ngày trở lên), phân có dạng lỏng và màu vàng hoặc nâu. Tiêu chảy thường kéo dài từ 2 - 3 ngày. Bên cạnh các triệu chứng đi ngoài ra nước và đi nhiều lần trong ngày, một số các triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm với tiêu chảy như:

  • Cảm thấy đầy bụng, sôi bụng.
  • Luôn cảm giác rằng mình cần đi vệ sinh.
  • Buồn nôn, nôn ra thức ăn và nước.
  • Các triệu chứng nghiêm trọng khác hơn gồm: Có máu hoặc chất nhầy trong phân, sụt cân, chuột rút, sốt cao, hạ huyết áp,...

dau-bung-soi-bung-la-mot-trong-nhung-trieu-chung-dien-hinh-cua-tieu-chay.webp

Đau bụng, sôi bụng là một trong những triệu chứng điển hình của tiêu chảy

Phân loại tiêu chảy

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, tiêu chảy được chia thành khá nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, để phù hợp cho việc điều trị, bệnh gồm 3 loại chính như sau:

Tiêu chảy cấp tính

Đây là bệnh thông thường mà nhiều người gặp phải, tiêu chảy cấp tính thường xuất hiện đột ngột và khiến cho người bệnh phải đi ngoài nhiều lần trong ngày. Thường tình trạng cấp tính sẽ kéo dài từ 2 ngày đến 1 tuần và nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do thực phẩm không đảm bảo hoặc bị nhiễm khuẩn.

Tiêu chảy mãn tính

Tiêu chảy mãn tính thường kéo dài dai dẳng từ 2-4 tuần. Tiêu chảy kéo dài gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống kể cả với những người khỏe mạnh. Mệt mỏi, biếng ăn và suy nhược cơ thể là biểu hiện thường thấy đối với những người mắc tiêu chảy mãn tính.

Tiêu chảy thẩm thấu

Tiêu chảy thẩm thấu xảy ra khi khả năng hấp thu nước, chất điện giải và dinh dưỡng của hệ tiêu hóa giảm. Nguyên nhân của tiêu chảy thẩm thấu khi người bệnh ăn một loại thực phẩm nào đó khiến cơ thể không hấp thụ được (lactose, đường,...). Hiện tượng này sẽ hết khi không ăn những thực phẩm này nữa.

Tiêu chảy xuất tiết

Nguyên nhân của tiêu chảy xuất tiết do sự rối loạn trong truyền tải ion của các tế bào biểu mô của ruột. Từ đó làm tăng sự bài tiết hoặc giảm sự hấp thu hoặc cả hai cùng lúc. Thức ăn không phải là nguyên nhân gây ra tiêu chảy xuất tiết, vì thế kiêng khem ăn uống hoàn toàn không có tác dụng.

Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng tiêu chảy của bạn kéo dài và không được bù nước kịp thời có thể gây nguy hại đến sức khỏe của bạn. Những biến chứng nguy hiểm do cơ thể mất nước và điện giải nghiêm trọng có thể xảy ra. Trong đó, biến chứng nghiêm trọng nhất là suy thận cấp và dẫn đến tử vong.

tieu-chay-co-the-dan-den-suy-than-cap-va-gay-tu-vong.webp

Tiêu chảy có thể dẫn đến suy thận cấp và gây tử vong

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy

Chủ yếu nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy là do thức ăn mà người bệnh ăn phải. Một số nguyên nhân khác gồm có: 

Virus: Một số loại vi rút có thể gây ra tiêu chảy nghiêm trọng gồm có virus Norwalk (hay còn gọi là noro virus), adeno virus, cytomegalovirus,... Rota vi rút là nguyên nhân phổ biến gây bệnh lý này ở trẻ em. Bên cạnh đó, Covid -19 cũng có các triệu chứng nhiễm bệnh liên quan tới đường tiêu hoá như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Vi khuẩn và ký sinh trùng: Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy có thể do bệnh nhân đã vô tình nhiễm khuẩn, chẳng hạn như khuẩn E. Coli hoặc ký sinh trùng qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm dẫn đến tiêu chảy. Clostridia Des difficile (còn gọi là C.diff) là một loại vi khuẩn khác gây tiêu chảy và xâm nhập vào đường tiêu hoá của người bệnh sau một đợt dùng kháng sinh hoặc sau khi nhập viện.

Sử dụng kháng sinh kéo dài: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, khi sử dụng có thể gây tiêu chảy. Thuốc kháng sinh ngăn chặn nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn xấu nhưng chúng cũng tiêu diệt cả vi khuẩn tốt. Điều này vô tình làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bạn, gây ra tiêu chảy hoặc nhiễm trùng bội nhiễm như C.diff. Các loại thuốc khác cũng gây ra tiêu chảy là thuốc chống ung thư và thuốc kháng acid và magiê.

Không dung nạp lactose: Lactose là một chất có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Những người khó tiêu hoá đường lactose bị tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm làm từ sữa. Tình trạng không dung nạp lactose có thể tăng lên theo tuổi tác vì mật độ enzym giúp tiêu hóa lactose sẽ giảm xuống khi bạn già đi.

Đường Fructose: Fructose là một loại đường được tìm thấy tự nhiên có trong trái cây và mật ong. Đôi khi nó được thêm vào như một chất tạo ngọt cho một số loại đồ uống khác nhau. Ở những người khó tiêu hoá, sử dụng fructose làm cho họ tiêu chảy khi sử dụng.

Các loại đường hóa học: Sorbitol, erythritol và mannitol - chất tạo ngọt nhân tạo là loại đường không hấp thụ được tìm thấy trong kẹo cao su và các sản phẩm không đường khác - gây tiêu chảy ở một số người khỏe mạnh.

Phẫu thuật: Một cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột hoặc túi mật cũng có thể gây tiêu chảy.

Các rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy mãn tính cũng là triệu chứng của một số bệnh khác như rối loạn tiêu hoá, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm đại tràng, đau dạ dày, và sự phát triển quá mức của các vi khuẩn xấu có trong ruột non.

>>> XEM THÊM: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và 7 điều cần đặc biệt lưu ý

Một vài nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy có thể do lạm dụng rượu bia, tiểu đường, uống quá nhiều thuốc nhuận tràng, mắc bệnh cường giáp, xạ trị.

dung-khang-sinh-keo-dai-gay-mat-can-bang-he-vi-sinh-duong-ruot.webp

Dùng kháng sinh kéo dài gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thông thường, tiêu chảy là một căn bệnh không quá nguy hiểm và thường hết sau 2-3 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn gặp các tình trạng như sốt, giảm cân, đau dữ dội,... bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Hãy lưu ý những triệu chứng khi tiêu chảy nguy hiểm sau đây:

 Người lớn

  • Đi ngoài ra máu hoặc có phân đen.
  • Sốt cao (trên 39 độ). 
  • Đau dữ dội ở bụng hoặc phần trực tràng.
  • Buồn nôn và nôn mửa liên tục kiến cho bạn không thể ăn uống để bù vào lượng nước đã mất do tiêu chảy.
  • Tình trạng đi ngoài liên tục kéo dài hơn 2 ngày.

 Trẻ em

Hầu hết các triệu chứng tiêu chảy của trẻ em đều tương tự như với tiêu chảy ở người lớn, một vài dấu hiệu thêm khi trẻ mất nước nghiêm trọng gồm có:

  • Mắt trũng sâu, miệng khô.
  • Ít hoặc không thấy nước mắt chảy khi khóc.
  • Đi tiểu ít hơn hẳn so với bình thường.
  • Buồn ngủ hoặc chóng mặt.
  • Bên cạnh đó, cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ tiêu chảy kéo dài hơn 24h.

tieu-chay-keo-dai-lam-cho-be-thieu-nuoc-met-moi.webp

Tiêu chảy kéo dài làm cho bé thiếu nước, mệt mỏi

Cách điều trị và xử lý tiêu chảy cấp tốc

Hầu hết, các trường hợp điều trị tiêu chảy đều được sử dụng thuốc và điều trị tại nhà. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn những bước điều trị và xử lý tiêu chảy cấp tốc. Cụ thể như sau:

Sử dụng dung dịch điện giải

Bước đầu tiên bạn cần làm khi bị tiêu chảy kéo dài là uống nước hay các dung dịch điện giải (oresol, pocari,...) để tránh mất nước. Bạn có thể pha nước với một chút muối và đường để nước nhanh được cơ thể hấp thụ hơn. 

Không uống sữa và các sản phẩm làm từ sữa trong vòng từ 24 đến 48 tiếng vì chúng có thể làm cho bệnh nặng hơn. Ăn đồ ăn dạng lỏng và nhiều nước như cháo loãng hay súp để bù nước và tránh cho hệ tiêu hoá phải làm việc quá nhiều.

Sử dụng thuốc trị tiêu chảy 

Điều trị bằng thuốc chống tiêu chảy là bước được thực hiện tiếp theo để kiểm soát các triệu chứng nghiêm trọng do tiêu chảy gây ra. Tuy nhiên, nên tránh dùng thuốc này đối với những người sốt cao, tiêu chảy ra máu và trẻ em.

Những loại thuốc tiêu chảy có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn ở trẻ em. Người lớn có thể sử dụng một số thuốc để kiểm soát bệnh như berberin, kaopectate, pepto bismol, smecta, diphenoxylate,...

Xem thêm >>>Các thông tin quan trọng về Lacteol Fort trong điều trị tiêu chảy

Cắt giảm lượng caffeine và đồ có ga

Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine có tác dụng nhuận tràng nhẹ, vô tình làm cho tình trạng tiêu chảy của bạn trở lên nghiêm trọng và kéo dài hơn. Nếu bạn cảm thấy đau quặn bụng khi bị tiêu chảy, dừng ăn đậu, bắp cải, bia và đồ uống có ga vì đây là những thực phẩm tạo ra nhiều khí trong bụng của bạn.

Trong quá trình điều trị tiêu chảy, cần chú ý bổ sung các chất khoáng và vitamin bị hao hụt, đặc biệt là canxi, kali, magie và kẽm. Sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, một số sản phẩm chứa Bacillus subtilis hay probiotic được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để tăng lợi khuẩn cho đường tiêu hóa.

Nghiên cứu của tác giả Massimo MarzoratiPieter Van den Abbeele và cộng sự (2020) cho thấy: "Bacillus subtilis đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy do kháng sinh ở những bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh"

bacillus-subtilis-co-the-ho-tro-can-bang-vi-sinh-duong-ruot.webp

Bacillus subtilis có thể hỗ trợ cần bằng vi sinh đường ruột

Cách phòng ngừa tiêu chảy

Bạn có thể phòng ngừa tiêu chảy do vi rút gây ra bằng cách tiêm vacxin. Virus Rota có thể ngừa bằng cách tiêm chủng ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, một vài lưu ý nhỏ về chế độ ăn uống và sinh hoạt cần chú ý như sau:

Chế độ ăn uống

Việc cẩn trọng trong lựa chọn nguyên liệu và chế biến thực phẩm có thể giúp bạn phòng tránh tiêu chảy do vi khuẩn gây ra. Một số phương pháp được các chuyên gia lựa chọn gồm có:

  • Chỉ sử dụng nước đóng chai hoặc nước tinh khiết để uống, làm đá hoặc đánh răng hằng ngày.
  • Nếu bạn đang sử dụng nước máy, hãy uống nước chỉ khi được đun sôi.
  • Đảm bảo rằng thức ăn của bạn được nấu chín, nếu bạn ăn các món gỏi hoặc đồ sống, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ làm bếp của bạn hoặc lựa chọn cơ sở chế biến uy tín.
  • Tránh ăn trái cây và rau sống chưa rửa hoặc chưa được gọt vỏ.
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách: Giữ thực phẩm chưa ăn hay để lại vào tủ lạnh hoặc nơi khô ráo với các loại hạt. Không ăn các thức ăn đã hỏng hoặc bắt đầu có mùi.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ ăn cay, thực phẩm có chứa đường hóa học và thực phẩm có hàm lượng fructose cao.

Chế độ sinh hoạt

Rửa tay hằng ngày hiện giờ đã là một thói quen tích cực cần được duy trì đều đặn, nhất là trong thời gian dịch bệnh thì yếu tố vệ sinh cần phải đặt lên hàng đầu.

Rửa tay thường xuyên và đủ thời gian: Rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với thịt sống, đi vệ sinh, thay tã, hắt hơi, ho và xì mũi. Rửa tay trong ít nhất 20s, khoảng thời gian này dài bằng thời gian bạn hát bài “ happy birthday” 2 lần. Trong trường hợp bạn không thể rửa tay, sử dụng các chất khử trùng khác như nước rửa tay khô hoặc cồn.

ngan-ngua-nguy-co-nhiem-khuan-tu-thoi-quen-rua-tay-hang-ngay.webp

Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn từ thói quen rửa tay hằng ngày

Với những nguyên nhân thông thường, tiêu chảy cấp hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà và hồi phục nhanh chóng. Hãy cố gắng duy trì một chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng, một lối sống sinh hoạt sạch sẽ và hợp vệ sinh. 

Hãy xin tư vấn từ chuyên gia hoặc đi khám tại cơ sở y tế gần nhất khi bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường của bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiêu chảy, vui lòng để lại thông tin liên hệ, các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-diarrhea

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/symptoms-causes/syc-20352241

https://medlineplus.gov/diarrhea.html

 

 

 

Dược sĩ Đoàn Xuân

box-bbg.webp

Bình luận