Trẻ bị tiêu chảy liên tục có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo thống kê của WHO, hàng năm có gần 1,7 tỷ trẻ em mắc bệnh tiêu chảy. Vậy nguyên nhân, ảnh hưởng và những cách phòng tránh bệnh tiêu chảy kéo dài là gì? Xem ngay bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời nhé.

Nguyên nhân bị tiêu chảy liên tục

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, có một số nhóm nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiêu chảy, cụ thể:

  • Do nhiễm khuẩn: Tiêu chảy do nhiễm khuẩn hay tiêu chảy nhiễm trùng là tình trạng trẻ bị tiêu chảy do các tác nhân vi sinh. Các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay nấm men gây tiêu chảy thường tiềm ẩn ở các loại thực phẩm, nguồn nước ô nhiễm, không an toàn. Nhóm nguyên nhân này có thể gây ra một số triệu chứng như đi ngoài, đau bụng, nôn ói, chán ăn, mất nước.
  • Nguyên nhân dinh dưỡng: Vấn đề dinh dưỡng có thể là do ăn phải các loại thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh an toàn, gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, đi ngoài liên tục. Bên cạnh đó, một số trường hợp không thể dung nạp các loại đường như lactose, fructose hay sorbitol, erythritol và mannitol có trong sữa, mật ong, trái cây, các chất tạo ngọt cũng có thể gây ra bệnh tiêu chảy.
  • Thói quen vệ sinh không tốt: Vệ sinh cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp tránh xa tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, vệ sinh không sạch sẽ vô tình sẽ làm tăng nguy cơ xâm nhập và lây lan của các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Một số vấn đề bệnh lý liên quan: Bệnh tiêu chảy cũng có thể xảy ra với những trẻ đang gặp các bệnh lý về tiêu hóa như viêm loét đại tràng, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích hay mất cân bằng vi sinh.

Trẻ nghịch bẩn dễ nhiễm trùng dẫn đến bệnh tiêu chảy

Trẻ nghịch bẩn dễ nhiễm trùng dẫn đến bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy liên tục tiềm ẩn những nguy cơ nào?

Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo nguy cơ tử vong cao ở những trẻ bị tiêu chảy liên tục, kéo dài. Thông thường, sau khi bị tiêu chảy, trẻ có thể tự phục hồi trong vài ngày. Tuy nhiên nếu để trẻ bị tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Một số biến chứng do bệnh tiêu chảy gồm:

  • Sụt cân, suy dinh dưỡng: Một số triệu chứng như: chán ăn, buồn nôn, đi ngoài liên tục là nguyên nhân khiến trẻ khó hấp thụ dinh dưỡng, kém ăn và sụt cân. Đặc biệt trẻ bị với trẻ nhỏ, khi bé bị tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới nguy cơ suy dinh dưỡng. Và ngược lại trẻ suy dinh dưỡng cũng khiến bệnh tiêu chảy trở nên khó cải thiện.
  • Mất nước: Đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm nước và dịch nhầy, cùng với các biểu hiện nôn ói ở trẻ bị tiêu chảy liên tục khiến cho cơ thể mất đi lượng nước lớn. Cơ thể mất nước ở mức độ nặng có thể dẫn đến nguy cơ sốc, tụt huyết áp, rối loạn ý thức và thậm chí là trụy mạch, gây tử vong. Chính vì vậy, việc bổ sung nước và các chất điện giải cho trẻ bị tiêu chảy là vô cùng cần thiết.
  • Sốt, co giật: Sốt ở mức độ nhẹ được cho là một triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên tiêu chảy, đi ngoài kèm theo sốt cao kéo dài có thể khiến cho cơ thể bị suy nhược, mất nước, co giật hoặc nặng hơn là tử vong.
  • Tử vong: Theo ghi nhận, mỗi năm trên thế giới có 3-5 triệu trẻ em chết vì mắc bệnh tiêu chảy.

Bị tiêu chảy liên tục có thể kéo theo tình trạng sốt cao và co giật

Bị tiêu chảy liên tục có thể kéo theo tình trạng sốt cao và co giật

Bị tiêu chảy liên tục nên làm gì?

Trong trường hợp tiêu chảy liên tục do các nguyên nhân bệnh lý, việc cần làm là giải quyết triệt để bệnh nguyên, tình trạng tiêu chảy sẽ theo đó mà chấm dứt. Với trường hợp tiêu chảy liên tục do nhiễm khuẩn thông thường, bạn có thể tham khảo những cách trị tiêu chảy dưới đây: 

Bù nước và điện giải

Tăng cường bổ sung nước và điện giải được xem là phương pháp hữu hiệu và cần thiết nhất cho những trẻ đang bị tiêu chảy. Khi rơi vào tình trạng tiêu chảy liên tục, biểu hiện nôn ói, đi ngoài phân lỏng làm cho lượng nước, cũng như các khoáng chất thiết yếu có trong cơ thể cũng bị đào thải liên tục, lúc này trẻ có dấu hiệu mắt trũng, khô miệng, khát và thiếu nước trầm trọng.

Các mẹo dân gian cầm tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy có thể điều trị và cải thiện bằng các phương pháp dân gian đơn giản. Một số mẹo dân gian là:

  • Cầm tiêu bằng hồng xiêm xanh: Cách này được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh đường ruột như tiêu chảy, kiết lị. Hồng xiêm sấy khô đem đi sắc lấy nước uống, tính bình có trong hồng xiêm xanh giúp cầm tiêu nhanh chóng.
  • Lá ổi: Trong lá ổi, đặc biệt là búp ổi non có vị chát, cực kỳ hữu hiệu trong quá trình chữa tiêu chảy. Với trẻ lớn, có thể nhai trực tiếp, tuy nhiên, để sử dụng cho trẻ nhỏ có thể sắc nước uống để giảm vị chát.
  • Cà rốt: Bổ sung cà rốt trong khẩu phần ăn vừa giúp bổ sung vitamin tốt cho mắt, đồng thời cung cấp chất pectin làm dịu nhu động ruột, hỗ trợ đắc lực cho quá trình cải thiện bệnh tiêu chảy, đi ngoài liên tục.

Pectin trong cà rốt giúp làm giảm tình trạng tiêu chảy, tốt cho hệ tiêu hóa

Pectin trong cà rốt giúp làm giảm tình trạng tiêu chảy, tốt cho hệ tiêu hóa

>>> XEM THÊM: Bé 5 tuổi bị tiêu chảy uống nước cam được không?

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ cải thiện tiêu chảy

Tiêu chảy gây ra không ít trở ngại trong cả sức khỏe và hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để nhanh chóng giải quyết vấn đề này, nhiều mẹ đã tìm đến các loại thuốc cầm tiêu, có thể kể đến là:

  • Dung dịch Oresol: Với thành phần chính là nước, natri, kali và đường glucose, các loại bột, viên sủi Oresol thường được sử dụng để bù nước, bù khoáng trong điều trị và phòng ngừa tiêu chảy.
  • Diosmectite: Loại thuốc này với thành phần từ đất sét hoạt tính, có khả năng bảo vệ niêm mạc, chống các tác nhân gây tiêu chảy từ virus, vi khuẩn.
  • Loperamide: Loại thuốc này được sử dụng phổ biến để điều trị triệu chứng, làm giảm nhu động ruột, giảm mất nước và số lần đi tiêu trong ngày.
  • Men vi sinh: Bệnh rối loạn tiêu hóa nói chung, tiêu chảy nói riêng làm cho hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, giảm lượng lợi khuẩn cần thiết trong cơ thể. Vì vậy, bổ sung men vi sinh có tác dụng hiệu quả trong quá trình sản sinh lợi khuẩn, gia tăng khả năng hấp thụ và phòng ngừa nguy cơ tiêu chảy. Trong số các loại men có trên thị trường thì men vi sinh chứa chủng Bacillus subtilis cho hiệu quả cải thiện tiêu chảy rất hiệu quả. Chủng này đã được các nhà khoa học nghiên cứu năm 2020 chứng minh có khả năng làm giảm tần suất đi ngoài và mức độ nghiêm trọng mà tiêu chảy gây ra. 

Men vi sinh chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis hỗ trợ tăng cường hấp thu, cải thiện tình trạng tiêu chảy liên tục ở trẻ em

Men vi sinh chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis hỗ trợ tăng cường hấp thu, cải thiện tình trạng tiêu chảy liên tục ở trẻ em

Những lưu ý phòng tránh bị tiêu chảy liên tục

Tác động của tình trạng bị tiêu chảy liên tục, kéo dài là vô cùng rõ ràng. Vì vậy, để tránh xa nguy cơ tiêu chảy cũng như gia tăng hiệu quả điều trị tiêu chảy, có một số lưu ý như sau:

  • Tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc nguồn lây, đảm bảo vệ sinh môi trường sống là những cách đơn giản, hiệu quả và cần thiết giúp chủ động phòng tránh bệnh tiêu chảy.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Thực hiện ăn chín, uống sôi, hạn chế các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc nhằm tránh xa các mầm bệnh, virus, vi khuẩn đường ruột.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng bị tiêu chảy liên tục. Nếu còn thắc mắc bất kỳ vấn đề gì liên quan, vui lòng để lại số điện thoại để nhận được sự tư vấn từ phía các chuyên gia.

Tham khảo

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4108-diarrhea
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8275-rotavirus
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4342-irritable-bowel-syndrome-ibs
Dược sĩ Đoàn Xuân

Bình luận