Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và 7 điều cần đặc biệt lưu ý
Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa nói chung là những sự bất thường diễn ra ở hệ tiêu hóa, khiến khối cơ quan này không thể hoạt động đúng với chức năng của mình... Tiêu hóa bị rối loạn thường có những biểu hiện như đau quặn bụng, đi ngoài toàn nước, bụng căng chướng, khó chịu,...
Hệ tiêu hóa của chúng ta bao gồm những cơ quan như gan, tụy, túi mật và đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể có đủ dinh dưỡng và năng lượng để hoạt động. Sẽ càng nguy hiểm hơn khi rối loạn tiêu hóa xuất hiện ở trẻ em. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ.
Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa lên tới 59% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1 – 2 tuổi.
Rối loạn tiêu hóa ở người lớn gây khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, công việc của người mắc. Tiêu hóa bị rối loạn ở người lớn thường không nghiêm trọng do hệ tiêu hóa đã hoàn thiện, có thể phát hiện các triệu chứng bất thường sớm và có biện pháp xử trí kịp thời.
Rối loạn tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của trẻ
7 dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cha mẹ cần biết
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có rất nhiều. Khi thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ được thăm khám, chẩn đoán và có điều trị. Thường gặp hơn cả là những biểu hiện sau:
Đi ngoài phân sống
Đi ngoài sống phân hay đi ngoài phân sống được mô tả là tình trạng phân khi rắn, khi lại sền sệt hoặc nước, phân riêng rẽ. Hoặc trong phân có lợn cợn chất nhầy hay thực phẩm chưa được tiêu hóa hết. Đây là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Hầu hết các trẻ đều gặp phải ít nhất 1 lần.
Nôn trớ
Nếu trẻ đột nhiên bị nôn trớ nhiều, kèm theo tiêu chảy, táo bón, chán ăn,... thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng phân lỏng, toàn nước, không đóng thành khuôn, màu vàng, mùi khắm, bất thường, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Khi bị tiêu chảy nhiều và kéo dài, trẻ rất dễ bị mất nước, mất chất điện giải, có thể dẫn tới tử vong nếu không xử trí kịp thời. Đây là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa điển hình cha mẹ cần nắm rõ.
Biếng ăn
Biếng ăn thường có những biểu hiện như trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn, hay ngậm, phun thức ăn, cố ăn vào lại nôn, quấy khóc,... Đây cũng là một trong những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa cha mẹ cần lưu ý.
Táo bón
Bé đi tiêu dưới 3 lần/tuần, phân cứng, khô, nhỏ như hòn sỏi. Khi bị táo bón, trẻ đau đớn, sợ hãi mỗi khi đi đại tiện, muốn đi nhưng không thể nào đẩy phân ra ngoài được. Phải rặn và đau đớn vì rách lỗ hậu môn, chảy máu.
Chướng bụng, khó tiêu
Bụng trẻ luôn chướng to, phồng căng như quả bóng, hay ợ hơi, tức vùng bụng. Luôn có cảm giác bụng đầy, không muốn ăn.
Đau bụng âm ỉ
Trẻ có thể bị đau bụng âm ỉ quanh rốn. Cũng có trường hợp đau quặn từng cơn hoặc dữ dội. Kèm theo biểu hiện quấy khóc nhiều, mặt đỏ hoặc tái, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt, đau vùng bụng xung quanh rốn,...
Đau bụng là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Những nguyên nhân đó có thể xuất phát từ chính hệ tiêu hóa hoặc từ những nguyên nhân bên ngoài. Cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống không hợp lý
- Bố mẹ không nắm vững kiến thức, hiểu lầm về chế độ ăn uống, chăm sóc nên cho con ăn dặm hoặc ăn cơm quá sớm.
- Thức ăn không phù hợp độ tuổi.
- Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu như gạo lứt, ngô, sắn,…
- Các món ăn chứa quá nhiều đạm, đường, dầu mỡ, rau củ nhiều chất xơ,…
- Đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu, cách chế biến, nguồn nước và bảo quản không đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Cho trẻ ăn quá no, ăn nhiều một loại thức ăn.
Tất cả các nguyên nhân này đều do hệ tiêu hóa bài tiết enzym không đủ để đáp ứng chức năng phân hủy thức ăn, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,...
Nhiễm virus, vi khuẩn
Trẻ ít vận động, không vệ sinh nhà ở, đồ chơi thường xuyên, trước lúc ăn hoặc sau khi đi vệ sinh không rửa tay,... Điều này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương với biểu hiện như: Đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày
Kháng sinh là “con dao hai lưỡi”, việc sử dụng kháng sinh dài ngày không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn “giết” chết cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Việc này sẽ khiến hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Thiếu vi chất dinh dưỡng
Vi chất dinh dưỡng là những chất cơ thể cần với số lượng rất ít. Nhưng chúng lại đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là bài tiết. Thiếu các vi chất dinh dưỡng này sẽ làm giảm sản xuất các enzyme tiêu hóa, thức ăn không được chuyển hóa. Giữ nguyên trạng thái tại đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa.
>>>XEM THÊM: Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em làm sao để cải thiện hiệu quả?
Bệnh lý hệ thống
Là các bệnh lý trong hệ thống tiêu hóa gây ảnh hưởng trực tiếp đế hệ tiêu hóa của bé. Một số bệnh lý của hệ tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột cũng gây rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa do một số nguyên nhân khác như yếu tố di truyền, ảnh hưởng sau khi vừa thực hiện phẫu thuật. Một số bất thường cấu trúc khác trong hệ tiêu hóa cũng có thể gây ra bệnh lý này.
Chế độ ăn uống không khoa học có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em - Cần làm gì?
Muốn điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em đạt hiệu quả cao, cha mẹ cần rà soát chế độ ăn uống, sinh hoạt, đang dùng những thuốc gì để xác định chính xác căn nguyên. Từ đó mới có hướng điều trị hiệu quả, an toàn, ngăn chặn tái phát. Dưới đây là một số cách điều trị tình trạng hệ tiêu hóa bị rối loạn ở trẻ cần biết:
Điều chỉnh thực đơn cho trẻ mỗi ngày
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần có chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh, hạn chế những đồ ăn nhiều dầu mỡ. Nên lựa chọn thực phẩm sạch, giàu chất xơ, chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi. Thực đơn cho trẻ lúc này cần cân bằng giữa các nhóm chất. Chú ý rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
- Chuối: Chứa pectin – một chất giúp quá trình tiêu hóa và đại tiện thuận lợi hơn. Ngoài ra, chuối rất giàu kali – chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là khi trẻ bị rối loạn ở hệ tiêu hóa có dấu hiệu mất nước do nôn trớ, tiêu chảy. Chuối là thực phẩm cần đưa vào thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa.
- Táo: Có rất nhiều pectin, giúp giảm các triệu chứng rối loạn ở hệ tiêu hóa hiệu quả. Táo còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho việc cải thiện táo bón, rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
- Thịt gà: Cha mẹ cần ghi nhớ ngay loại thực phẩm này nếu chưa biết trẻ bị rối loạn nên ăn gì? Lượng chất béo trong thịt gà thấp nên đây được cho là loại thực phẩm dễ tiêu hóa mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Các enzyme trong thịt gà có thể làm dịu cảm giác khó chịu khi bị rối loạn tiêu hóa.
- Gạo: Khi trẻ bị rối loạn ở hệ tiêu hóa, bạn cho ăn thực phẩm nhạt chế biến từ gạo trắng, khoai tây,... Đây đều là những thực phẩm bổ dưỡng, lại dễ tiêu hóa, không tạo gánh nặng cho đường ruột.
- Rau xanh: Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Chúng cung cấp lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa.
- Sữa chua: Đây là loại thực phẩm không thể thiếu nếu cha mẹ đang thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Sữa chua chứa lợi khuẩn lên men giúp tăng số lượng vi khuẩn có ích, cân bằng tỷ lệ lợi khuẩn, hại khuẩn và giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ là do bất dung nạp lactose thì không nên dùng.
- Các loại hạt như: Mè, gạo nếp, gạo tẻ, đỗ, đậu, lúa mì. Đây đều là những thực phẩm giàu đạm, rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
Một số thực phẩm tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống gì?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống đủ nước mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng mất nước do tiêu chảy nhiều. Ngoài ra, còn có một số loại nước trẻ bị rối loạn ở tiêu hóa nên uống đó là:
- Nước gừng: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống nước gừng giúp giảm đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy rất tốt. Bạn chỉ cần đập dập một củ gừng già đã rửa sạch, cạo vỏ. Cho vào cốc, đổ 50-100ml nước sôi, đậy nắp, để đến còn ấm thì cho trẻ uống.
- Nước gạo rang: Lấy một nắm gạo tẻ, sao vàng rồi đun với 200-300ml nước. Gạn lấy nước cho trẻ uống. Nước gạo rang giúp bổ sung nước, điện giải cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
- Nước hồng xiêm xanh: Bé bị rối loạn ở hệ tiêu hóa tiêu hóa nên uống nước hồng xiêm còn non và xanh để trị tiêu chảy rất tốt, được áp dụng từ nhiều năm trước. Bạn chỉ cần đun 200ml nước với một nửa quả hồng xiêm xanh đến khi còn một nửa lượng nước thì tắt bếp. Gạn lấy nước chia thành hai phần uống trong ngày.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho trẻ
Ngoài chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa. Về chế độ sinh hoạt, cần lưu ý:
- Động viên trẻ tham gia các môn thể dục thể thao hay các hoạt động ngoài trời hàng ngày sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, trẻ có cảm giác đói và thèm ăn. Lưu ý, không nên cho trẻ vận động mạnh ngay sau khi ăn no.
- Tạo các hoạt động thú vị để trẻ thấy thích thú hơn với bữa ăn như cùng trẻ làm đồ ăn, cùng trẻ đi mua nguyên liệu,... Hãy ngừng ngay nếu trẻ từ chối ăn tiếp để tránh gây áp lực, sợ hãi cho trẻ...
- Tránh gây căng thẳng, áp lực khiến trẻ ăn mất ngon, ức chế sẽ làm giảm bài tiết men tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc rối loạn tiêu hóa ở trẻ em khi có các biểu hiện bất thường là phương pháp được nhiều cha mẹ áp dụng hiện nay. Bác sĩ, dược sĩ có thể hướng dẫn bố mẹ sử dụng một số loại thuốc sau đây để điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ:
- Thuốc giảm đầy bụng khó tiêu: Domperidone maleate,...
- Thuốc trị táo bón: Sorbitol, Bisacodyl,...
- Thuốc bổ sung chất xơ: Inulin,...
- Thuốc điều trị tiêu chảy: Racecadotril, loperamide, berberin
- Bù nước và chất điện giải: oresol, hydrite,...
- Men vi sinh: Enterogermina, biosubtyl,...
- Thuốc kháng sinh: Sulfamethoxazole trimethoprim, metronidazole,...
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc giảm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy
Lời khuyên đặc biệt từ dược sĩ với rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Không nên sử dụng men vi sinh khi chưa có sự tư vấn của dược sĩ: Theo các chuyên gia, thông thường, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể kéo dài từ 4 ngày đến 1 tuần hoặc hơn thế. Vì vậy, khi có biểu hiện bất thường, ngay lập tức cha mẹ sẽ cho con sử dụng các loại thuốc, men tiêu hóa, men vi sinh cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, căn nguyên gây ra bệnh là gì thì hầu hết cha mẹ không nắm rõ. Điều này khiến cho các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có giảm, nhưng kéo dài dai dẳng hoặc hay tái phát.
Rối loạn ở tiêu hóa có thể tái phát: Trẻ đã từng bị rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa thường suy yếu, dễ bị tấn công. Tuy sức khỏe đường ruột đã tạm thời ổn định, nhưng vẫn còn non yếu, dễ bị vi khuẩn tấn không và làm tái phát rối loạn tiêu hóa. Thực tế là, trẻ có thể bị tái phát nhiều lần thì các triệu chứng rối loạn ở hệ tiêu hóa thường nghiêm trọng và khó điều trị dứt điểm hơn. Có trường hợp tái phát thường xuyên, tháng nào cũng bị vài ngày hoặc 1-2 tuần.
Thời gian khỏi khi điều trị: Trẻ thông thường sẽ khỏi sau 4-7 ngày dùng thuốc. Tuy nhiên, để tránh tái phát, sau đó cha mẹ cần cho con sử dụng men vi sinh hàng ngày, khoảng 1-2 tháng để hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tái phát. Trẻ bị rối loạn hệ tiêu hóa cũng có thể kéo dài hàng tháng nếu không có biện pháp điều trị hợp lý, hiệu quả.
Hiện nay, để cải thiện và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, nhiều cha mẹ lựa chọn sử dụng sản phẩm bổ sung lợi khuẩn, chất xơ cùng nhiều vitamin khoáng chất khác giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó giảm thiểu nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,...
Dẫn đầu cho xu hướng này là sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis kết hợp với inulin, fructose oligosaccharide (FOS), vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calcium,… vừa giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,... Đồng thời tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng, hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bacillus subtilis là một lợi khuẩn có vai trò lớn trong việc giữ ổn định cân bằng vi khuẩn đường ruột; giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng; cạnh tranh và ức chế tốt với các vi khuẩn gây hại khác. Từ đó hạn chế tối đa những phản ứng của cơ thể do loạn khuẩn đường ruột gây ra như rối loạn tiêu hóa. Nghiên cứu tại Đại học London đã chứng minh được các bào tử Bacillus subtilis có khả năng cạnh tranh tốt với các lợi khuẩn, nâng cao hệ tiêu hóa hiệu quả.
Sử dụng sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis giúp cải thiện và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả
Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em không chỉ giúp cha mẹ không hoang mang, lúng túng khi gặp phải tình trạng này. Mà còn giúp trẻ tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến rối loạn tiêu hóa, vui lòng để lại thông tin dưới đây để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn sớm nhất.
Tài liệu tham khảo
https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-disease-eating-healthy
Bình luận