Tổn thương thận cấp khi mắc Covid đang dấy lên lo ngại về suy giảm chức năng thận kéo dài sau đó. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá nguy cơ trên nhóm đối tượng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, đối tượng nguy cơ gặp phải tổn thương thận sau khi mắc Covid.

Nguyên nhân gây tổn thương thận kéo dài hậu Covid

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây tổn thương thận ở người bệnh Covid 19. Nguyên nhân được nhiều nhà khoa học chấp thuận nhất là cơ chế virus SARS-CoV-2 gắn vào thụ thể trên thận. 

Khi xét nghiệm mẫu nước tiểu của những người mắc Covid 19 có tổn thương thận phải nhập viện, các nhà khoa học thấy thời gian virus xuất hiện trong nước tiểu trùng khớp với thời gian tổn thương thận bắt đầu xuất hiện. Tổn thương ở nhiều cơ quan có thụ thể ACE2 như tim, phổi và thận là bằng chứng cho việc virus có ái tính với thụ thể này. Thụ thể ACE2 có ở các tế bào cầu thận và ống thận.

sars-cov-2-gay-ton-thuong-than-thong-qua-nhieu-co-che.webp

SARS-CoV-2 gây tổn thương thận thông qua nhiều cơ chế

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tổn thương thận nặng là cơn bão miễn dịch Cytokine. Phản ứng miễn dịch quá mức làm giải phóng hàng loạt các yếu tố gây viêm và tấn công tế bào thận. Người ta nhận thấy rằng, ở những người mắc Covid, tổn thương thận khởi phát sẽ báo hiệu cho một loạt các tổn thương đa cơ quan sau đó.

Đối tượng có nguy cơ cao bị tổn thương thận hậu Covid

Chưa có một nghiên cứu với số lượng lớn để đánh giá nhóm đối tượng nào có nguy cơ cao bị tổn thương thận hậu Covid. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập viện theo dõi và điều trị cho thấy, những người cao tuổi, mắc kèm nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao hơn phải lọc máu trong bệnh viện.

Sau khi điều trị, những người bệnh đã từng lọc máu vẫn có cơ hội để hồi phục chức năng thận như bình thường. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, những người đã từng lọc máu sẽ có nguy cơ suy giảm chức năng thận lâu dài sau đó hơn nhóm đối tượng còn lại. 

Dấu hiệu tổn thương thận sau khi khỏi Covid

Không giống như những tổn thương hậu Covid tại các cơ quan như phổi, tim, biểu hiện tổn thương thận lại vô cùng nghèo nàn và khó phát hiện. Người bệnh đôi khi chỉ có sự thay đổi khi đi tiểu (tiểu nhiều lần, số lượng nước tiểu ít, tiểu đêm,...) ở giai đoạn đầu. Khi các triệu chứng rõ ràng và rầm rộ hơn thì chức năng thận đã suy giảm mạnh. Người bệnh có thể có triệu chứng như:

  • Mệt mỏi.
  • Thở hụt hơi.
  • Phù chi, phù mặt.
  • Đau vùng ngang lưng.
  • Đau xương.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Cảm thấy choáng váng.

nguoi-suy-giam-chuc-nang-than-hau-covid-co-bieu-hien-phu-chan.webp

Người suy giảm chức năng thận hậu Covid có biểu hiện phù chân

Do đó, nếu chủ quan, người bệnh rất khó để phát hiện suy thận ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu tầm soát định kỳ hậu Covid bằng các xét nghiệm đánh giá chức năng thận như albumin niệu, nồng độ creatinin sẽ giúp chẩn đoán sớm suy thận. 

>>>XEM THÊM: Tổng hợp thông tin về suy thận và phương pháp điều trị

Suy giảm chức năng thận hậu Covid có khỏi được không?

Chưa có nghiên cứu nào đủ lớn để đánh giá hậu Covid chức năng thận của người bệnh có hồi phục được hay không. Trong nghiên cứu của An-Hui Zhang và cộng sự thì tới 91% số người mắc Covid 19 có thể hồi phục được chức năng thận hoàn toàn trong vòng 4 tháng sau đó. Tuy nhiên, những tổn thương lâu dài sau này rất khó để đánh giá trên nhóm đối tượng này.

Thông thường, khi bước vào độ tuổi trung niên, chức năng thận ở người trưởng thành có thể giảm 1% mỗi năm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới đây tại Mỹ thì người đã từng có tổn thương cấp tính trong thời gian mắc Covid có thể bị suy giảm chức năng thận lên tới 30% trong năm đầu tiên.

Do đó, những người đã từng mắc Covid cần phải có biện pháp tăng cường chức năng thận kịp thời để tránh những tổn thương kéo dài không thể hồi phục.

Thảo dược giúp tăng cường chức năng thận hậu Covid

Sử dụng thảo dược đang là hướng đi tiềm năng trong việc cải thiện tình trạng tổn thương thận hậu Covid. Nổi bật trong số đó là thảo dược dành dành đã được chứng minh trong nhiều tài liệu y học cổ truyền và nghiên cứu trên toàn thế giới.

Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Xiaobo Li và cộng sự, dành dành có tác dụng ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô thận và giúp ngăn ngừa xơ hóa thận tiến triển.

thao-duoc-danh-danh-giup-giam-nguy-co-suy-giam-chuc-nang-than-sau-mac-covid.webp

Thảo dược dành dành giúp giảm nguy cơ suy giảm chức năng thận sau mắc Covid

>>>XEM THÊM: Tác dụng của dành dành trong bệnh suy thận

Để tăng hiệu quả giảm tổn thương thận do Covid 19, sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính dành dành còn kết hợp với các thảo dược khác như đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, râu mèo, bạch phục linh,... giúp:

  • Cải thiện triệu chứng suy giảm chức năng thận như: Bí tiểu, tiểu khó, vô niệu, phù thũng, mệt mỏi,...
  • Tăng thanh thải cho thận, tăng đào thải các chất độc hại trong cơ thể.
  • Tăng dinh dưỡng cho tế bào thận, giảm nguy cơ xơ hóa tiến triển ở nhóm đối tượng này.

Trong khảo sát mới đây của Tạp chí Kinh tế Việt Nam 2021, có tới 92,9% khách hàng sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính dành dành có trải nghiệm hài lòng và rất hài lòng.

Tổn thương thận sau mắc Covid 19 có thể được kiểm soát thông qua thăm khám định kỳ, sử dụng sản phẩm thảo dược chứa dành dành để bổ thận, tăng cường chức năng thận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về biến chứng này hoặc thông tin về sản phẩm chứa dành dành, vui lòng để lại bình luận, bạn sẽ được chuyên gia tư vấn.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8313500/ 
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5526097/ 
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7521884/#!po=39.4737 
  4. https://www.nytimes.com/2021/09/01/health/covid-kidney-damage.html
Dược sĩ Đào Ngọc

banner web sản phẩm.jpg

Bình luận