Cách dùng Diamicron trị tiểu đường giảm biến chứng suy thận
Thuốc Diamicron được sử dụng cho các bệnh nhân tiểu đường type II nhằm giúp làm giảm các biến chứng nguy hiểm, trong đó có suy thận. Vậy, nên sử dụng Diamicron như thế nào để an toàn, hiệu quả và ngăn ngừa được biến chứng của đái tháo đường? Hãy cùng theo dõi bài viết về thuốc Diamicron MR chi tiết dưới đây.
Tìm hiểu về thuốc Diamicron và bệnh lý tiểu đường
Suy thận là một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường. Thuốc Diamicron có tác dụng chính hỗ sợ insulin làm việc hiệu quả hơn và ngăn ngừa được quá trình tiến triển từ đái tháo đường sang suy thận.
Thuốc Diamicron là gì? Công dụng của thuốc
Thuốc Diamicron (Gliclazide) là thuốc đái tháo đường thuộc nhóm thuốc Sulfonylurea. Thuốc được công ty Servier sản xuất với hai hàm lượng chính là:
- Diamicron 30mg: Đóng gói dạng viên phóng thích biến đổi chứa hàm lượng Gliclazide 30mg/viên, hộp 2 vỉ x 15 viên. Giá bán tham khảo trung bình khoảng 145.000 đồng/hộp.
- Diamicron 60mg: Đóng gói dạng viên nén giải phóng biến đổi chứa hàm lượng Gliclazide 60mg/viên, hộp 2 vỉ x 15 viên. Giá bán tham khảo trung bình khoảng 165.000 đồng/hộp.
Thuốc Diamicron có hoạt chất Gliclazide khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp giảm đường huyết bằng cách kích thích vào tuyến tụy tăng sản sinh insulin, đặc biệt là sau khi ăn. Lúc này, số lượng insulin sẽ phục hồi và đáp ứng được với số lượng glucose mà cơ thể nạp vào, từ đó giúp giảm đường huyết hiệu quả.
Nhờ cơ chế đó, Diamicron được sử dụng cho những trường hợp như:
- Người bệnh bị tiểu đường type II: Sử dụng khi các phương pháp ăn kiêng, thay đổi lối sống không giúp kiểm soát được đường huyết.
- Người suy thận do tiểu đường: Đây là loại thuốc cần thiết với trường hợp này.
Diamicron được sử dụng cho người bị tiểu đường type II
Tiểu đường và biến chứng suy thận nguy hiểm
Việc sử dụng Diamicron là điều cần thiết khi người bệnh đái tháo đường không muốn đường huyết tăng cao và dẫn đến các biến chứng khác, trong đó có suy thận. Đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận mạn tiến triển. Vậy, tiểu đường phát triển thành suy thận như thế nào?
Khi người bệnh bị đái tháo đường, có thể gây ra các vấn đề với thận và gây ra suy thận. Những vấn đề này có thể bao gồm:
- Gây ra các mảng xơ vữa tại động mạch thận, tắc mạch máu, làm tăng huyết áp và gây suy thận.
- Gây ra tình trạng huyết áp cao kéo dài, tạo ra chất oxy hóa và làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận.
- Đường huyết cao khiến thận luôn trong trại thái làm việc quá tải, gây rò rỉ albumin vi niệu và xuất hiện protein niệu.
- Đái tháo đường còn gây tổn thương hệ thần kinh, trong đó có hệ thần kinh liên quan đến thận cùng cơ quan bài tiết xung quanh. Điều này sẽ làm cho thận bị tổn thương.
Những vấn đề này sẽ làm thận bị suy yếu và chuyển thành suy thận mạn. Do đó, Diamicron được sử dụng trong đái tháo đường hoặc người bị suy thận do đái tháo đường để giúp ngăn ngừa hậu quả nguy hiểm này.
>>>XEM THÊM: Người mắc bệnh suy thận có chữa được không?
Đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc Diamicron
Một số nhóm đối tượng sẽ cần lưu ý nếu được chỉ định hoặc hướng dẫn dùng Diamicron. Nếu bạn thuộc trường hợp nào dưới đây, hãy thông báo ngay cho bác sĩ:
Chống chỉ định
- Người bị dị ứng, mẫn cảm với thành phần Gliclazide hoặc bất kỳ tá dược nào trong thuốc. Người bị dị ứng với các loại thuốc Sulfonylurea khác.
- Người bệnh tiểu đường type 1. Người bệnh có tiền sử hôn mê, nhiễm toan ceton do tiểu đường.
- Người bị suy gan, suy thận đã bước vào giai đoạn nặng.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em.
Đối tượng cần cẩn thận khi sử dụng
- Người cao tuổi trên 65 hoặc người có có hệ miễn dịch suy yếu.
- Người đang gặp các vấn đề liên quan đến ăn uống (chứng biếng ăn, chán ăn, thường xuyên bỏ bữa).
- Người đang bị rối loạn nội tiết năng, suy tuyến yên, suy giáp, suy vỏ thượng thận.
- Người bị các bệnh lý giai đoạn nặng liên quan đến mạch máu như bệnh tim mạch vành, khuếch tán bệnh mạch máu, suy tim…
Không dùng Diamicron cho người bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần tá dược
Cách dùng, liều dùng Diamicron ngăn ngừa biến chứng
Để ngăn ngừa biến chứng của đái tháo đường thành suy thận, người bệnh nên sử dụng Diamicron theo đúng hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ. Những thông tin hướng dẫn về cách dùng, liều dùng dưới đây chỉ nên mang tính chất tham khảo.
Cách dùng: Thuốc Diamicron được khuyến khích sử dụng theo đường uống, trong quá trình sử dụng không được nhai, nghiền hoặc bẻ thuốc trước khi dùng. Nên sử dụng thuốc trong bữa ăn sáng.
Liều dùng của Diamicron
Diamicron được sử dụng cho người lớn. Vì vậy, những thông tin về liều dùng sau đây sẽ chủ yếu dành cho nhóm đối tượng này.
Người bệnh đái tháo đường Type II: Liều khởi đầu 30mg/ngày, dùng 1 lần duy nhất. Sau khi đường huyết đã được kiểm soát, người bệnh có thể giảm liều dùng theo hướng dẫn từ bác sĩ. Trong trường hợp đường huyết không được kiểm soát tốt, liều dùng có thể đương tăng lên, tối đa 120mg/ngày.
Người bệnh suy thận do đái tháo đường: Liều dùng tương đương với người bệnh có thận khỏe mạnh. Sử dụng cho trường hợp suy thận còn ở mức độ nhẹ đến trung bình. Trong quá trình sử dụng thuốc cần có sự theo dõi cẩn thận.
Xử lý khi quên/quá liều Diamicron
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể quên hoặc sử dụng quá liều thuốc. Nếu gặp những tình huống này, người bệnh có thể xử lý như sau:
Quá liều: Sử dụng quá liều thuốc Diamicron có thể gây ra hiện tượng hạ đường huyết (chóng mặt, đau đầu,…), nghiêm trọng hơn có thể bị hôn mê, co giật, các rối loạn thần kinh khác. Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào sau khi sử dụng quá liều thuốc, cần liên hệ với trung tâm cấp cứu hoặc bác sĩ để được hỗ trợ.
Quên liều: Uống ngay liều đã quên ngay khi nhớ. Tuy nhiên, nếu đã sang ngày hôm sau, bạn nên bỏ qua liều đã quên và tiếp tục liệu trình. Không sử dụng tăng liều trong một lần uống. Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Quá liều Diamicron có thể làm hạ đường huyết
Những lưu ý cần biết thêm về thuốc Diamicron
Ngoài cách sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý thêm về tác dụng phụ, tương tác thuốc của Diamicron. Cẩn trọng trong những lưu ý này sẽ giúp bạn sử dụng thuốc được an toàn hơn.
Tác dụng phụ có thể xảy ra của Diamicron
Tương tự với các loại thuốc khác, Diamicron có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh. Những tác dụng phụ sau đây được ghi nhận từ các trường hợp người bệnh đã sử dụng Gliclazide. Bao gồm:
Phản ứng nghiêm trọng liên quan đến đường huyết
Đây là những phản ứng cảnh báo liên quan đến hạ đường huyết. Hầu hết các phản ứng này sẽ được bác sĩ lưu ý trước và có cách điều trị, hỗ trợ phù hợp cho người bệnh.
Hạ đường huyết
Xảy ra khi người bệnh có chế độ ăn uống kém. Do đó, khi chỉ định thuốc, bác sĩ sẽ thường yêu cầu bệnh nhân không sử dụng các biện pháp ăn kiêng cắt giảm carbohydrate, cần ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa sáng.
Dấu hiệu của hạ trường huyết bao: Đói dữ dội, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, bị rối loạn giấc ngủ. Trở nên kích động hoặc hung hăng hơn. Khả năng tập trung bị giảm sút, nhận thức giảm, phản ứng chậm, lú lẫn, rối loạn ngôn ngữ, thị giác. Liệt, run, rối loạn cảm xúc, chóng mặt, bất lực, mê sảng, co giật, hô hấp nông, nhịp tim giảm, mất ý thức hoặc hôn mê.
Nếu gặp phản ứng phụ này, người bệnh có thể cung cấp thêm cho cơ thể những loại thực phẩm có carbohydrate. Trong trường hợp không hiệu quả, cần gọi ngay cho trung tâm cung cấp để được hỗ trợ.
Kiểm soát đường huyết không hiệu quả
Nếu người bệnh đang gặp các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, chấn thương hoặc đang cần phẫu thuật. Cần lưu ý khi dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết, trong đó có Diamicron. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định truyền thêm Insulin với trường hợp này.
Phản ứng gây rối loạn đường huyết
Người bệnh có thể bị hạ/tăng đường huyết bất thường khi sử dụng thuốc Diamicron điều trị cũng nhóm thuốc fluoroquinolon. Đặc biệt ở nhóm người cao tuổi.
Tác dụng phụ liên quan khác
Ngoài các phản ứng về đường huyết, thuốc Diamicron cũng có thể gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác. Cụ thể như:
- Rối loạn da, mô mềm da: Nổi phát ban, ngứa, phù mạch, ban đỏ, nổi mày đay, bỏng nước.
- Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, táo bón.
- Rối loạn máu, bạch huyết: Những tác dụng phụ này khá hiếm, biểu hiện chủ yếu qua hiện tượng chóng mặt do thiếu máu, chảy máu kéo dài, xanh xao, bầm tím, sốt. Những tác dụng phụ này sẽ biết mất khi ngừng thuốc.
- Rối loạn đến gan – mật: Xuất hiện hiện tượng vàng da, vàng mắt, phân có màu đậm. Những rối loạn này có thể biến mất khi dừng điều trị.
- Rối loạn mắt: Ảnh hưởng đến tầm nhìn.
- Gây ra hiệu ứng phân bổ theo lớp: Giảm hồng cầu, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, viêm mạch dị ứng, nồng độ men tăng, suy giảm chức năng gan. Nặng hơn có thể bị viêm gan thoái hóa, ngay khi đã dùng thuốc có thể gây ra suy gan nặng.
Nếu người bệnh gặp bất kỳ triệu chứng nào trong nhóm tác dụng phụ này, cần liên hệ ngay cho trung tâm y tế, bác sĩ. Bạn có thể được hỗ trợ giảm thiểu các tác dụng phụ hoặc đổi sang loại thuốc thay thế khác.
Diamicron có thể gây ra tác dụng phụ với nhiều cơ quan trong cơ thể
Tương tác của thuốc Diamicron với thuốc khác
Nếu người bệnh đang sử dụng các loại thuốc khác, bao gồm cả vitamin, hãy thông báo cho bác sĩ. Đặc biệt, những loại thuốc sau đây có thể làm thay đổi tác dụng, tăng nguy cơ bị tác dụng phụ hơn khi dùng Diamicron. Bao gồm:
- Thuốc trị nấm Miconazole, thuốc giảm đau Phenylbutazon: Làm tăng tác dụng phụ của Diamicron.
- Thuốc ức chế Danazol: Tăng khả năng bị đái tháo đường mất kiểm soát.
- Thuốc kháng viêm Glucocorticoid, peptide tổng hợp tetracosactrin: Làm tăng đường huyết, tăng khả năng nhiễm ceton.
- Nhóm thuốc Ritodrine, terbutaline, salbutamol: Tăng nồng độ đường huyết.
- Thuốc kháng sinh Fluoroquinolones: Tăng nguy cơ bị rối loạn đường huyết.
- Thuốc chống đông máu Warfarin: Tăng tác dụng chống đông máu.
Lời khuyên của dược sĩ khi sử dụng Diamicron
Trong quá trình sử dụng Diamicron, người bệnh cần đặc biệt lưu ý không sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích vì có thể làm tăng đường huyết và dẫn đến hôn mê. Ngoài ra, không sử dụng các chế phẩm thực vật Hypericum Perforatum (chế phẩm St. John’s wort – Cây Bân âu).
Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến hạ đường huyết, cần dừng ngay các hoạt động cần sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy móc. Bảo quản thuốc đúng cách, không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng, bị mốc, biến đổi màu sắc.
Có tới gần 50% bệnh nhân suy thận mạn là do biến chứng mạch máu nhỏ của tiểu đường. Do đó, kiểm soát tốt đường huyết là chưa đủ để ngăn ngừa các biến chứng trên thận. Bên cạnh sử dụng thuốc người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học và sử dụng các sản phẩm từ thảo dược có tác dụng đa cơ chế, vừa bổ thận, vừa ổn định đường huyết.
Trong đó, thảo dược dành dành trong đông y hoặc tây y đều được ghi nhận tác dụng làm bền thành mạch, giảm các biến chứng trên mạch máu gây ra suy thận. Theo nghiên cứu tiến hành năm 2017 của tác giả Xiaobo Li và cộng sự, dành dành giúp bảo vệ các tế bào thận trước nguy cơ bị xơ hóa hoặc làm chậm xơ hóa tiến triển thông qua ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô và trung mô.
Dành dành giúp giảm biến chứng suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường
Khi kết hợp dành dành cùng các thảo dược khác như đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo, bạch phục linh giúp giảm nhanh các triệu chứng của suy thận như bí tiểu, phù thũng, vi đạm niệu, thiếu máu,... Ngoài ra, sản phẩm thảo dược chứa các thành phần trên giúp kiểm soát đường huyết và làm chậm quá trình xơ hóa thận tiến triển hiệu quả ở bệnh thận đái tháo đường.
Theo khảo sát 2021 của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam có 92,9% người dùng hài lòng hoặc rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm với thành phần chính từ dành dành.
>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?
Biến chứng suy thận từ tiểu đường rất nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời. Trên đây là những thông tin liên quan đến thuốc Diamicron và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hạn chế đái tháo đường tiến triển thành suy thận. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến Diamicron và các vấn đề bệnh lý xung quanh, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được giải đáp.
Tài liệu tham khảo
Bình luận