Thực hiện xét nghiệm Creatinine sẽ được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân đang có triệu chứng và nghi ngờ có các vấn đề liên quan đến thận. Đặc biệt là suy thận. Vậy, xét nghiệm Creatinine là gì? Ý nghĩa của chỉ số này đối với thận của bạn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết “Mọi điều cần biết về ý nghĩa chỉ số Creatinine xét nghiệm thận” ngày hôm nay.

Tìm hiểu về Creatinine và chỉ số Creatinine là gì?

Chỉ số Creatinine có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán các bất thường chức năng thận.

Creatinine là gì?

Creatinine là chất thải hóa học được sinh ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt là ở các cơ bắp. Khi thận hoạt động bình thường, máu sẽ được lọc Creatinine và các chất thải khác và loại bỏ bằng đường tiểu tiện.

Tuy nhiên, khi thận gặp vấn đề, khả năng đào thải Creatinine sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm Creatinine để xác định nồng độ của chất này trong máu (GFR).

Chỉ số Creatinine là gì?

Chỉ số Creatinine sau khi xét nghiệm là chỉ số thông báo cho bác sĩ biết về trạng thái hoạt động của thận. Từ đó đưa ra kết luận thận có đang khỏe mạnh, hoạt động bình thường hay không.

Xét nghiệm Creatinine thường sẽ được thực hiện chung với xét nghiệm Ure máu (BUN), xét nghiệm nước tiểu (xác định máu và protein trong nước tiểu). Khi thực hiện kết hợp 2 hoặc 3 xét nghiệm này, chỉ số này cùng các chỉ số liên quan sẽ phản ánh được chính xác hơn thông tin liên quan đến chức năng thận.

chi-so-xet-nghiem-creatinine-giup-bac-si-chan-doan-duoc-chuc-nang-than-cua-ban.webp

Chỉ số xét nghiệm Creatinine giúp bác sĩ chẩn đoán được chức năng thận của bạn

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Creatinine?

Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm Clearance Creatinine khi nghi ngờ có vấn đề về thận. Cụ thể, người bệnh có một số dấu hiệu, triệu chứng như sau:

  • Mệt mỏi thường xuyên, chán ăn, bỏ bữa;
  • Bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng;
  • Xuất hiện bọng mắt bất thường;
  • Da bị khô, ngứa;
  • Thường xuyên bị chuột rút;
  • Đi tiểu đau, tiểu nhiều lần, nước tiểu có bọt, máu;
  • Bị khó ngủ kèm theo các triệu chứng khác.

Chẩn đoán tình trạng thận qua chỉ số Creatinine

Sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có chỉ số Creatinine. Bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán tình trạng thận qua chỉ số này. Cụ thể như sau:

Đối với chỉ số Creatinine mức bình thường

Kết quả khi xét nghiệm Creatinine sẽ được tính bằng mmol hoặc dl trong vòng 24 – 48 giờ. Nếu chỉ số Creatinine của người bệnh nằm trong các mức sau đây, điều đó có nghĩa thận của họ đang làm việc và hoạt động bình thường:

Nữ: Chỉ số Creatinine từ 0.5 – 1.1 mg/dl (hay 44 – 97 mmol/l);

Nam: Chỉ số từ 0.6 – 1.2 mg/dl (hay 53 – 106 mmol/l);

Trẻ vị thành niên: Chỉ số từ 0.5 – 1.0 mg/dl (hay 44 – 88.4 mmol/l);

Trẻ em: Chỉ số từ 0.3 – 0.7 mg/dl ( hay 26.25 – 61.88 mmol/l);

Trẻ sơ sinh: Chỉ số từ 0.3 – 1.2 mg/dl (hay 26.52 – 106.08 mmol/l).

Nếu chỉ số Creatinine nằm trong những trường hợp sau đây, bạn có nguy cơ cao bị suy thận:

  • Từ bình thường đến dưới 1.5 mg/dl: Suy thận độ I, thường không có biểu hiện lâm sàng gì.
  • Từ 1.5 – 3.4 mg/dl: Suy thận độ II, thường có biểu hiện lâm sàng liên quan đến thiếu máu nhẹ.
  • Từ 3.5 – 5.9 mg/dl: Suy thận độ IIIa, thường có biểu hiệu chán ăn, thiếu máu vừa.
  • Từ 6.0 – 10 mg/dl: Suy thận độ IIIb, thường có biểu hiện chán ăn, thiếu máu nặng. Lúc này người bệnh sẽ được chỉ định bắt đầu thực hiện lọc máu.
  • Lớn hơn >10 mg/dl: Suy thận độ IV. Trường hợp này được chỉ định bắt buộc phải lọc máu.

Ngoài chẩn đoán về suy thận, việc chỉ số Creatinine cao hơn mức bình thường cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác như nhiễm trùng thận, tắc nghẽn được tiết niệu, sỏi thận, loạn dưỡng cơ giai đoạn cuối, nhược cơ,… Lúc này, bác sĩ có thể cho người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác.

neu-chi-so-creatinine-cao-hon-muc-binh-thuong-than-cua-ban-co-the-khong-khoe.webp

Nếu chỉ số Creatinine cao hơn mức bình thường, thận của bạn có thể không “khỏe”

Vì sao nồng độ Creatinine tăng cao?

Nguyên nhân khiến cho Creatinine tăng cao có thể bao gồm:

  • Có các bệnh lý liên quan đến thận như sỏi thận, tổn thương cầu thận, nhiễm trùng thận,…
  • Đang gặp các vấn đề liên quan đến huyết áp cao, tiểu đường.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc như cimetidine.
  • Chỉ số này cũng sẽ tăng bất thường ngay sau khi bạn vừa ăn một lượng thịt lớn.

Ngoài ra, một số yếu tố khách quan khác cũng có thể làm thay đổi nồng độ Creatinine như sau:

  • Người có nhiều cơ bắp thường có Creatinine cao hơn so với người bình thường.
  • Người có vóc dáng nhỏ, ít cơ bắp, người cao tuổi hoặc trẻ sơ sinh sẽ có nồng độ Creatinine thấp hơn bình thường.
  • Người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh lâu năm, bị sụt cân nghiêm trọng cũng có thể có mức Creatinine thấp.
  • Người có các vấn đề liên quan đến hòa loãng máu, suy giáp, nhiễm trùng, thiếu máu, cường giáp, người ăn chay, phụ nữ có thai.

Một số câu hỏi thường gặp về xét nghiệm Creatinine

Tôi có thể thực hiện xét nghiệm chỉ số Creatinine tại nhà không?

Bạn có thể thực hiện một phần của xét nghiệm này tại nhà. Hãy thu thập nước tiểu của mình trong khoảng 24h. Trong thời gian thu thập nước tiểu, bạn vẫn có thể thực hiện các hoạt động khác bình thường.

Sau đó, bạn sẽ cần đến bệnh viện để thực hiện lấy máu, xét nghiệm các bước còn lại.

Tôi có cần chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm Creatinine không?

Trên thực tế, bạn sẽ không cần chuẩn bị quá nhiều khi thực hiện xét nghiệm Creatinine. Bác sĩ sẽ thực hiện hướng dẫn cho bạn cách thức xét nghiệm, thu thập nước tiểu tại nhà trong 24 giờ. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc điều trị khác, hãy báo với bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Bạn cũng không cần phải nhịn ăn trước và trong quá trình thực hiện xét nghiệm này. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn không được ăn qua đêm, không ăn thịt trước khi xét nghiệm để đảm bảo tính chính xác.

Thực hiện xét nghiệm Creatinine có rủi ro gì không?

Xét nghiệm này nói chung là một trong những biện pháp xét nghiệm an toàn, có độ tin cậy và ít xảy ra rủi ro với người xét nghiệm.

xet-nghiem-creatinine-tuong-doi-an-toan-va-it-rui-ro.webp

Xét nghiệm Creatinine tương đối an toàn và ít rủi ro

Ổn định chỉ số creatinin từ thảo dược như thế nào?

Creatinin tăng chủ yếu do các bệnh lý liên quan tới thận. Do đó, để kiểm soát creatinin hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng các thảo dược tăng độ thanh thải cho thận như dành dành, mã đề, đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo,...

Dành dành đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới tiến hành nhằm đánh giá khả năng bảo vệ thận của dịch chiết từ thảo dược này. Trong đó, nghiên cứu năm 2017 của Xiaobo Li và cộng sự cho kết quả, thành phần chiết từ quả và thân cây dành dành có tác dụng ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô và trung mô, giảm đáng kể quá trình xơ hóa thận tiến triển.

Theo khảo sát năm 2021 của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam, 92,9% người hài lòng hoặc rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ dành dành.

danh-danh-giup-on-dinh-chi-so-creatinin-nho-kiem-soat-tot-nguyen-nhan-tu-than.webp

Dành dành giúp ổn định chỉ số creatinin nhờ kiểm soát tốt nguyên nhân từ thận

Trong đó, dành dành được nhiều nghiên cứu chứng minh là giúp tăng cường chứng năng thận, bảo vệ thận, làm bền thành mạch, giảm các biến chứng của suy thận. Từ đó, giúp ổn định chỉ số creatinin hiệu quả.

>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?

Sản phẩm chứa các thảo dược trên không chỉ giúp tăng thanh thải cho thận mà còn giúp bảo vệ thận trước những tổn thương xơ hóa tiến triển, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh thận như loạn dưỡng xương, thiếu máu, nhiễm độc ure,...

Trên đây là những thông tin liên quan đến xét nghiệm và chỉ số Creatinine. Trong trường hợp bạn đang xuất hiện các biểu hiện trên, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được thực hiện xét nghiệm Creatinine. Nếu người bệnh đang được chỉ định thực hiện xét nghiệm này thì bạn hoàn toàn có thể an tâm về mức độ an toàn của xét nghiệm này.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến chỉ số Creatinine và các bệnh lý liên quan đến thận, hãy liên hệ ngay tới Hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=167&contentid=creatinine_urine
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/16380-creatinine-clearance-test
  3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
  4. https://www.medicinenet.com/creatinine_blood_test/article.htm
Dược sĩ Đào Ngọc

banner web sản phẩm.jpg

Bình luận