Tìm hiểu về rối loạn nhịp tim - Hưởng ứng Tuần lễ nhịp tim thế giới 5-11/6/2024
Rối loạn nhịp tim là tình trạng khá phổ biến hiện nay, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách thì người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nhằm nâng cao hiêu biết về tình trạng rối loạn nhịp tim và giúp mọi người kiểm soát nhịp tim hiệu quả, từ 5-11/6/2024 được lựa chọn là Tuần lễ nhịp tim thế giới.
Rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có biểu hiện đặc trưng là nhịp tim quá nhanh (>100 lần/phút) hoặc quá chậm (< 60 lần/phút) hoặc lúc nhanh lúc chậm. Tình trạng rối loạn nhịp có thể xảy ra thoáng qua hoặc xuất hiện thành từng đợt mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trước đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, rối loạn nhịp tim lại kéo dài nhiều giờ, thậm chí liên tục trong nhiều năm.
Rối loạn nhịp tim sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim. Đối với những trường hợp rối loạn nhịp tim nặng, tim ngừng đập sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào.
Rối loạn nhịp tim có thể thoáng qua hoặc kéo dài nhiều giờ
Một số loại rối loạn nhịp tim thường gặp
Dựa vào cách thức rối loạn và những biểu hiện cụ thể, có thể chia rối loạn nhịp thành một số loại dưới đây:
Ngoại tâm thu
Trong các loại rối loạn nhịp tim, ngoại tâm thu là dạng hay gặp hơn cả. Đặc trưng của ngoại tâm thu là việc xuất hiện những nhịp tim co bóp quá sớm. Sau nhịp ngoại tâm thu, tim thường như ngừng lại một chút, được gọi là “nghỉ bù”. Tiếp đó đập một nhịp mạnh rồi mới tiếp tục co bóp bình thường trở lại. Những trường hợp ngoại tâm thu điển hình, người bệnh có thể thấy rõ 3 cảm giác theo thứ tự: hẫng hụt, ngừng, rồi đập mạnh. Ngoại tâm thu có thể xảy ra ở cả nam và nữ, ở người già cũng như người trẻ, ở cả người có bệnh tim và người khỏe mạnh bình thường.
Rung nhĩ
Rung nhĩ là rối loạn nhịp phổ biến, chỉ đứng sau ngoại tâm thu. Đây là rối loạn xảy ra do các sợi cơ nhĩ hoạt động không đồng thời với nhau. Cụ thể, lúc sợi này co bóp thì sợi kia ngừng nghỉ. Hậu quả là hiệu suất bơm máu giảm sút, dẫn đến suy tim, khó thở, phù, gan to… Tình trạng này kéo dài có thể khiến máu ứ đọng trong tâm nhĩ, sinh ra cục máu đông, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn các mạch máu ở nhiều nơi, nguy hiểm nhất là ở não.
Rung thất
Rung thất thường là nguyên nhân gây đột tử phổ biến ở những người bị bệnh về tim. Đặc điểm của loại loạn nhịp này là việc hoạt động điện học trong tâm thất bị xáo trộn khiến cơ tim không còn đập đồng bộ nữa. Thay vào đó là sự xuất hiện các co thắt khu trú. Chỉ sau một vài phút từ khi rung thất xảy ra, tất cả các hoạt động điện học của tim sẽ ngừng lại.
Nhịp nhanh thất
Nhịp nhanh thất là một loại rối loạn nhịp tim đặc trưng bằng các cơn nhịp nhanh (có ≥ 3 nhịp thất liên tiếp với tần số ≥ 120 lần/phút), cảm giác choáng váng, đôi khi là đau ngực. Loại loạn nhịp này thường xảy ra trong các bệnh tim mạch nặng nhưng cũng có thể diễn tiến thầm lặng và gây ngất. Nhịp nhanh thất nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời có thể tiến triển thành rung thất, gây ngừng tim.
Rối loạn nhịp tim được chia làm nhiều loại khác nhau
Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
Người bị rối loạn nhịp tim thường chủ quan bởi hầu hết nó sẽ biến mất khi nghỉ ngơi. Đó cũng là lý do khiến người bệnh bỏ qua các triệu chứng và không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn nhịp tim kéo dài và nặng hơn sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Suy tim: Rối loạn nhịp tim khiến tim hoạt động lúc nhanh, lúc chậm. Điều đó làm tăng áp lực cho tim khiến tim hoạt động nhiều hơn, lâu ngày tim bị suy yếu không cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể.
- Đột quỵ: Nguyên nhân thường gặp của đột quỵ là do cục máu đông. Bởi nhịp tim không đều khiến áp lực và sự co bóp thành tim càng lớn, là yếu tố nguyên nhân gây vỡ cục máu đông. Nó có thể theo động mạch tới não gây tắc nghẽn và tổn thương não nặng nề, nghiêm trọng hơn có khả năng tử vong cao.
>>> XEM THÊM: Tất tần tật về ngoại tâm thu
Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiện nay
Để có hiệu quả hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp dưới đây:
Sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Thuốc tây là phương pháp có thể được chỉ định trong điều trị rối loạn nhịp tim nếu bạn đến các cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh sau đó đưa ra liều lượng và các loại thuốc bạn cần sử dụng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn có thể kể đến như:
- Thuốc chẹn beta: Đây là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị rối loạn nhịp tim. Nhóm thuốc này mang lại hiệu quả thư giãn cơ tim, chuyên dùng trong điều trị nhịp tim nhanh, huyết áp cao hoặc ngăn chặn các cơn rối loạn nhịp tim tái phát. Thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ như khó ngủ, rối loạn tiêu hoá…
- Thuốc chẹn kênh canxi: Nhóm thuốc này có công dụng kiểm soát rối loạn nhịp tim của các khoang trên như làm chậm nhịp tim nhanh hoặc tốc độ truyền tín hiệu. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài, thuốc chẹn canxi có thể dẫn đến rung thất hoặc một số tác dụng phụ khác như sưng bàn chân, huyết áp thấp hoặc các vấn đề về tiêu hoá.
- Thuốc chống đông máu: Các thuốc này có công dụng ngăn ngừa nguy cơ hình thành máu đông và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ. Một số loại thường dùng như aspirin, warfarin...
- Thuốc làm tăng nhịp tim cho người bị nhịp tim chậm như atropine, adrenaline, dopamine…
Sử dụng thuốc tây để ổn định nhịp tim có thể gặp phải tác dụng phụ
Phương pháp can thiệp phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật điều trị rối loạn nhịp khi các phương pháp nêu trên không có hiệu quả. Một số biện pháp can thiệp có thể kể đến như:
- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Nếu người bệnh bị động mạch vành thì tình trạng rối loạn nhịp tim sẽ tệ hơn. Phẫu thuật này giúp lưu lượng máu đến tim được cải thiện hơn.
- Phẫu thuật Maze: Ở tầng nhĩ của tim bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường để hình thành mô sẹo. Các mô sẹo giúp cắt đường đi của xung điện gây rối loạn nhịp.
Thay đổi lối sống giúp ổn định nhịp tim
Lối sống hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định nhịp tim. Một số lưu ý dành cho người bệnh bị rối loạn nhịp tim như:
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, ngũ cốc, hoa quả tươi...
- Hạn chế ăn muối, ăn đường, mỡ động vật.
- Luyện tập các bài tập vừa sức mỗi ngày.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích khác.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, không căng thẳng: tập yoga và thiền là cách làm đem lại hiệu quả cao.
- Tái khám định kỳ theo chỉ định.
Người bệnh rối loạn nhịp tim nên bổ sung rau xanh trong thực đơn mỗi ngày
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim
Ngoài các phương pháp điều trị kể trên, người bệnh có thể sử dụng kết hợp thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để tăng cường hiệu quả ổn định nhịp tim. Một trong những thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, đó là Khổ sâm. Trong Khổ sâm có chứa matrine và oxymatrine giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, hỗ trợ giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp nhịp tim ổn định vững vàng, sợ chi hồi hộp, chẳng màng lo âu.
Thảo dược Khổ sâm được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có nhiều dạng và không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh nên có phương pháp ổn định nhịp tim lâu dài để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Để có kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính từ Khổ sâm giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực... Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.
Bình luận