Tất tần tật về ngoại tâm thu
Ngoại tâm thu là một dạng rối loạn nhịp tim khá phổ biến hiện nay. Bệnh được chia làm nhiều dạng với các mức độ nguy hiểm khác nhau. Để tìm hiểu kỹ hơn về ngoại tâm thu và cách để điều trị hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Ngoại tâm thu là gì?
Ngoại tâm thu là một trong số những dạng rối loạn nhịp tim thường gặp. Ở người bệnh ngoại tâm thu sẽ có các nhịp đến sớm bất thường ngoài tầm kiểm soát của nút xoang. Điều này khiến người bệnh có cảm giác tim hẫng bụt, bỏ nhip hoặc ngừng đập 1 chút.
Ngoại tâm thu có thể là một rối loạn nhịp sinh lý và không gây nguy hiểm ở người khỏe mạnh, không mắc các bệnh tim mạch tiềm ẩn. Ngược lại, bệnh có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ gặp các biến chứng trên tim mạch.
Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh ngoại tâm thu được chia làm 2 loại là:
- Ngoại tâm thu nhĩ (ngoại tâm thu trên thất).
- Ngoại tâm thu thất.
Trong đó ngoại tâm thu thất thường phổ biến hơn ngoại tâm thu nhĩ.
Ngoại tâm thu là một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp
Triệu chứng để nhận biết ngoại tâm thu
Ngoại tâm thu có thể xuất hiện mà không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện khi đi định kỳ hoặc khám một bệnh lý khác. Khi cơn ngoại tâm thu xuất hiện dày đặc hơn hoặc người bệnh có bệnh nền tim mạch, thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Hụt hẫng trong lồng ngực như kiểu bước hụt, cảm giác tim ngừng đập 1 chút hoặc bỏ qua 1 vài nhịp.
- Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, tim đập mạnh và nhịp tim nhanh.
- Cảm giác nghẹn ở cổ, đôi khi kèm theo đau ở ngực.
- Chóng mặt, bị hụt hơi.
- Ngất xỉu.
- Thể lực bị giảm, không thể hoạt động nhiều.
- Khi bắt mạch thấy bị loạn nhịp.
Nguyên nhân gây nên ngoại tâm thu
Nguyên nhân gây ngoại tâm thu rất đa dạng. Nếu là ngoại tâm thu trên thất thì nguyên nhân hầu hết là do tác động bên ngoài như thiếu ngủ, căng thẳng, sử dụng nhiều cà phê, thuốc lá… Trong khi đó, ngoại tâm thu thất thường là hậu quả của các bệnh tim mạch gây nên, cụ thể như:
- Bệnh nhiễm khuẩn: Thường gặp nhất là thấp tim, sau đó là thương hàn, bạch cầu…
- Bị nhiễm độc: Thường là do sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp như chẹn beta giao cảm, digital, quinidine, procainamide, reserpine…
- Rối loạn điện giải: Kali máu không ổn định, magnesi máu, calci máu…
- Các bệnh toàn thân như cường giáp, tiểu đường, dị ứng.
- Các bệnh cơ tim: Nhồi máu cơ tim, thoái hoá tim, bệnh lao, ung thư.
- Bệnh tim bẩm sinh: Thông liên thất, tứ chứng Fallot, còn ống động mạch.
- Rối loạn thần kinh thực vật.
- Các nguyên nhân khác: Di truyền, hậu phẫu thuật, không rõ nguyên nhân.
Căng thẳng, stress có thể là nguyên nhân gây ngoại tâm thu
Ngoại tâm thu có nguy hiểm không?
Để trả lời bệnh ngoại tâm thu có nguy hiểm không thì còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Đối với người có sức khỏe tốt, trẻ tuổi, không mắc bệnh tim mạch thì ngoại tâm thu đa phần là sinh lý, không nguy hiểm. Ở trường hợp này, chỉ cần cải thiện một số thói quen sinh hoạt là bệnh sẽ cải thiện.
Trường hợp ngoại tâm thu xuất hiện trên nền bệnh tim mạch, ngoại tâm thu dày nhịp đôi, nhịp 3, tần suất xuất hiện thường xuyên và có các triệu chứng như hụt hơi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực thì sẽ nguy hiểm hơn. Người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm bởi nếu để lâu dài thì có thể dẫn đến các rối loạn nhịp tim nguy hiểm như xoắn đỉnh, rung thất hoặc khiến trái tim phải tăng co bóp và dẫn đến tình trạng suy tim. Do đó, người bệnh cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thuốc đều đặn và thay đổi lối sống tích cực hơn.
Các phương pháp điều trị ngoại tâm thu
Mục tiêu cơ bản trong điều trị ngoại tâm thu là giúp ổn định nhịp tim, làm giảm tần suất của các cơn rối loạn nhịp và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một số phương pháp điều trị ngoại tâm thu có thể kể đến như:
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Áp dụng lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng. Một số lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người bị ngoại tâm thu như:
- Không dùng đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Tập thói quen ngủ sớm.
- Giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống và công việc hằng ngày.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
- Tránh làm việc và học tập quá sức.
Sử dụng thuốc tây điều trị ngoại tâm thu
Việc điều trị ngoại tâm thu cần đáp ứng 2 mục tiêu tương ứng với 2 nhóm thuốc sau:
- Điều trị nguyên nhân gây bệnh: Ngoại tâm thu trên thất gây ra bởi các căn bệnh khác như: tăng huyết áp, cường giáp… dùng thuốc điều trị nguyên nhân đó thì bệnh cũng thuyên giảm theo.
- Điều trị triệu chứng: Thuốc chống loạn nhịp tim có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng tim đập không đều ở người bệnh như thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi...
Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị ngoại tâm thu
Can thiệp đốt điện tim
Đốt điện tim bằng năng lượng sóng radio qua ống thông có thể dùng để điều trị ngoại tâm thu rất hiệu quả. Bác sĩ sẽ đưa ống thông qua tĩnh mạch háng, tìm các vị trí phát xung điện bất thường để triệt đối. Nhưng nếu ngoại tâm thu xảy ra không phổ biến hoặc tại thời điểm đốt không xuất hiện thì có thể bị bỏ sót. Những người phù hợp để đốt điện tim bao gồm:
- Bị đánh trống ngực do nhịp ngoại tâm thu
- Dùng thuốc điều trị không có tác dụng hoặc gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng. Trường hợp này can thiệp đốt điện sẽ rất hiệu quả.
- Người không muốn dùng thuốc trong thời gian dài.
- Chức năng tim suy giảm do ngoại tâm thu tiến triển.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị ngoại tâm thu
Song song với các phương pháp điều trị ngoại tâm thu kể trên, người bệnh có thể sử dụng phối hợp thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để tăng cường hiệu quả điều trị. Một trong những thảo dược hỗ trợ điều trị ngoại tâm thu đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, đó là Khổ sâm. Trong Khổ sâm có chứa matrine và oxymatrine giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, hỗ trợ giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp nhịp tim ổn định vững vàng, sợ chi hồi hộp, chẳng màng lo âu.
Sử dụng sản phẩm có chứa Khổ sâm hỗ trợ ổn định nhịp tim do ngoại tâm thu hiệu quả
Để có kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính từ Khổ sâm giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực… do ngoại tâm thu hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.
Bình luận