Tìm hiểu về lở lưỡi (lở loét miệng lưỡi)

Nhận biết được các triệu chứng, hiểu về nguyên nhân gây ra lở lưỡi có thể giúp bạn tìm được phương pháp cải thiện phù hợp hơn. Phần tiếp theo của bài viết sẽ trình bày cụ thể hơn về nội dung này.

Lở lưỡi là bệnh gì và triệu chứng

Lở lưỡi là những tổn thương xảy ra trên bề mặt mô mềm của lưỡi và gây ra các vết lở loét, đau đớn cho người mắc phải. Lở lưỡi còn được gọi với tên gọi khác là lở loét miệng lưỡi. Tổn thương này có thể xuất hiện ở các khu vực khác như mặt trong của môi, má, nướu,… của bạn.

Triệu chứng của lở lưỡi sẽ tùy thuộc vào tình trạng, mức độ mà bạn đang bị. Đa số thường là những vết loét gây đau, đỏ và viêm. Cụ thể bao gồm những triệu chứng sau:

  • Hình thành các vết loét (có thể là hình tròn, hình oval,…) xuất hiện ở bề mặt lưỡi, mặt trong của môi, má, nướu,…
  • Lưỡi xuất hiện cảm giác bị tê, ngứa ran, bỏng rát trước khi các vết loét xuất hiện.
  • Khi ăn uống, các vết loét gây ra sự đau nhức khó chịu, đặc biệt là những món ăn cay, chua, có nhiều muối.
  • Đôi khi có hiện tượng chảy máu tại vết loét.
  • Khát nước liên tục, khô miệng.

Bạn cần lưu ý quan sát các triệu chứng kèm theo ngoài vết lở lưỡi. Đặc biệt là sốt cao kèm theo, vết loét lớn bất thường, tái phát thường xuyên ngay cả khi vết loét cũ chưa được chữa lành, tình trạng loét kéo dài hơn 2 tuần,… Nếu gặp những triệu chứng này, cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

lo-luoi-gay-dau-nhuc-kho-chiu-cho-nguoi-benh.webp

Lở lưỡi gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh

Nguyên nhân lở miệng lưỡi

Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng miệng lưỡi bị lở chưa được xác minh rõ ràng. Tuy vậy, sẽ có một vài yếu tố góp phần gây ra tình trạng lở lưỡi, bao gồm:

  • Bị thương do quá trình thực hiện các thủ thuật nha khoa, đánh răng quá kỹ, vô tình cắn vào lưỡi hoặc do sự cố trong quá trình chơi thể thao.
  • Sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng gây kích ứng, có chứa thành phần sodium lauryl sulfate.
  • Bị kích ứng, nhạy cảm với thức ăn như cafe, socola, trứng, dâu tây, các loại hạt, thức ăn cay nóng hoặc có tính axit…
  • Chế độ ăn uống thiếu kẽm, folate (axit folic), sắt hoặc vitamin B12.
  • Sự thay đổi nội tiết tố khiến nồng độ hormone tăng lên trong kỳ kinh nguyệt, mang thai sẽ làm hệ miễn dịch ở răng miệng bị suy giảm, gây lở lưỡi do nhạy cảm với vi khuẩn.
  • Sử dụng thuốc lá thường xuyên.

Bên cạnh đó, lở lưỡi miệng cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh lý, sức khỏe khác. Ví dụ như:

  • Nhiễm các loại virus, nấm: Candida (nấm miệng), Herpes Simplex (virus gây ra mụn rộp ở miệng, bộ phận sinh dục).
  • Lichen planus: Một tình trạng mãn tính gây ra triệu chứng phát ban, ngứa, viêm trong miệng, da, từ đó gây ra lở lưỡi.
  • Viêm nướu răng: Đây là một bệnh nhiễm trùng răng miệng khá phổ biến, khi diễn ra, nó sẽ gây nên các vết lở loét ở diện rộng, những vết lở này có thể xuất hiện tại lưỡi.
  • Bệnh tay chân miệng: Sự xuất hiện của các mảng nhỏ, gây đau đớn và có thể tạo ra các vết lở loét trên những bộ phận này, trong đó có miệng lưỡi.
  • Một số bệnh khác: Ung thư miệng, bạch sản, các bệnh tự miễn (HIV/AIDS, lupus), Erythroplakia, tăng bạch cầu đơn nhân, bệnh Celiac, thiếu máu, hội chứng kích ruột kích thích,…

mot-so-nguyen-nhan-gay-ra-tinh-trang-lo-luoi.webp

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng lở lưỡi

>>>XEM THÊM: Bạn đang bị nhiệt miệng - Xem ngay cách điều trị hiệu quả tại đây TẠI ĐÂY

Các cách trị lở lưỡi nhanh nhất

Đa số các vết lở lưỡi nhỏ sẽ không cần điều trị, bạn chỉ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc răng miệng, ăn uống hàng ngày, chúng sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Đối với những vết lở loét lớn hơn, bạn có thể cần đến sự trợ giúp từ y tế.

Điều trị bằng biện pháp y tế

Để giảm tình trạng khó chịu, tăng thời gian khỏi lở lưỡi nhanh hơn, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng thêm các loại thuốc súc miệng, thuốc bôi hoặc thuốc uống. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ còn tùy thuộc vào mức độ lở lưỡi mà bạn đang gặp phải. Cụ thể như sau:

Nước súc miệng: Ví dụ như các loại có chứa steroid dexamethasone sẽ được sử dụng nếu lưỡi có nhiều vết lở loét, giúp giảm đau, viêm.

Sản phẩm bôi tại chỗ: Ví dụ như benzocaine, hydrogen peroxide, fluocinonide,… dưới dạng kem, gel bôi hoặc chất lỏng có thể hỗ trợ giảm đau, tăng tốc độ lành bệnh nhanh hơn.

Thuốc uống: Nếu những phương pháp trên không đáp ứng được các vết lở lưỡi, bạn có thể được chỉ định một số loại thuốc uống. Ví dụ như thuốc uống steroid khi vết loét nặng, thuốc sucralfate làm chất phủ phối hợp với colchicine.

Cautery vết loét: Sử dụng một dụng cụ hoặc chất hóa học để đốt, cắt, phá hủy mô tại vết loét. Ví dụ như debacterol, nitrat bạc,… sẽ được sử dụng để làm các vết lở loét đóng vảy, giảm thời gian chữa lành các tổn thương.

Điều trị các vấn đề sức khỏe: Nếu lở lưỡi là dấu hiệu của các bệnh lý khác, bạn cần điều trị, kiểm soát các vấn đề đó để giúp giảm tình trạng lở lưỡi.

tuy-vao-tinh-trang-lo-luoi-co-the-su-dung-thuoc-boi-thuoc-uong-de-cai-thien.webp

Tùy vào tình trạng lở lưỡi, có thể sử dụng thuốc bôi, thuốc uống để cải thiện

Các vấn đề cần lưu ý khi bị lở lưỡi

Trong quá trình đang điều trị các vết lở lưỡi, bạn sẽ cần lưu ý thêm những vấn đề sau đây để đạt kết quả điều trị tốt nhất:

  • Bổ sung dinh dưỡng: Nếu lở lưỡi có liên quan đến việc thiếu hụt các nhóm chất, bạn sẽ cần bổ sung thêm chúng. Ví dụ như thực phẩm có chứa folate, kẽm, sắt, vitamin B6, B12,...
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có tính axit hoặc cay nóng khi đang bị lở lưỡi. Chúng có thể khiến cho vết lở loét bị kích ứng, đau và khó chịu thêm.
  • Gặp nha sĩ nếu những biện pháp nha khoa như niềng răng gây ra kích ứng cho lưỡi của bạn để được xử lý, chỉnh sửa phù hợp.
  • Hạn chế căng thẳng, uống nhiều nước hơn hàng ngày.
  • Tránh hút thuốc, sử dụng các sản phẩm có thành phần tương tự thuốc lá, tránh các loại rượu, bia.
  • Sử dụng bàn chải mềm khi chăm sóc răng miệng.

Trên thực tế, những cách chữa lở lưỡi ở trên sẽ mang lại được hiệu quả điều trị tích cực, tuy vậy bạn sẽ tốn thời gian để nhận thấy được sự thay đổi đó. Vì vậy, để giúp đẩy nhanh tốc độ lành của các vết lở lưỡi, bạn có thể sử dụng thêm các loại kem bôi hỗ trợ an toàn, lành tính khác.

Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần sát khuẩn tốt như nano bạc, thành phần chống viêm như kẽm salicylate, các thành phần thảo dược an toàn như đinh hương, duối, nem,… Trong đó, thành phần nano bạc đã có nhiều nghiên cứu chứng minh về hiệu quả giúp sát khuẩn vượt trội.

nano-bac-kem-salicylate-giup-khang-khuan-khang-viem-khi-dieu-tri-lo-luoi.webp

Nano bạc, kẽm salicylate giúp kháng khuẩn, kháng viêm khi điều trị lở lưỡi

Theo đó, tại Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, một đề tài đã được thực hiện để nghiên cứu và tác dụng của nano bạc. Kết quả của đề tài nghiên cứu này cho thấy, nano bạc mang lại khả năng diệt khuẩn với nhiều chủng virus khác nhau, trong đó có các chủng gây ra lở lưỡi như candida,... Chỉ với 1ml/L nano bạc có thể giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây ra các tình trạng viêm, lở loét trong khoang miệng.

Khi phối hợp các thành phần thảo dược được nhắc đến ở trên theo sẽ giúp tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm khi bị lở lưỡi. Công thức này cũng sẽ giúp giảm được những triệu chứng đau xót, nhức, ngứa rát khó chịu do lở lưỡi gây ra. Dùng kiên trì sẽ hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh hơn, ngừa tái phát.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng lở lưỡi. Tuy không gây ra nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nó vẫn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Vì vậy, hãy lưu ý áp dụng những phương pháp được nhắc đến trong bài để giúp cải thiện và phòng ngừa lở lưỡi tái phát.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo thêm về lở lưỡi. Nếu bạn còn các thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này, hãy đặt câu hỏi dưới phần bình luận để được giải đáp cụ thể hơn.

>>>XEM THÊ: Tìm hiểu về viêm loét miệng và cách giảm đau rát, khó chịu TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo

https://kidshealth.org/en/teens/canker.html

https://www.cedars-sinai.org/blog/canker-sores.html

https://www.uofmhealth.org/health-library/sig258359

Dược sĩ Thanh Hoa

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-gumimouth.webp

Bình luận