Nhiệt miệng là gì? Các loại nhiệt miệng

Nhiệt miệng hay loét miệng là tình trạng viêm loét với những vết loét nhỏ có màu vàng nhạt, viền đỏ tươi ở mô mềm bên trong má, dưới lưỡi hoặc trên lợi, những vết loét này được gọi là Loét aphthous (loét áp-tơ). Tình trạng này khiến người mắc khó khăn khi ăn uống, gây đau nhức, khó chịu kéo dài nếu không được điều trị.

Có 2 dạng nhiệt miệng thường gặp như:

Thể nhỏ: Tỷ lệ người bị nhiệt miệng thể nhỏ chiếm đến 80%, vết loét thường nông, gây đau và vị trí riêng biệt có đường kính từ 3mm – dưới 1cm. Nhiệt miệng thể nhỏ hay bị ở môi, má và nền miệng. 

Thể lớn: Các vết loét nhiệt miệng thể lớn thường từ 1 – 3 cm, sâu hơn và có thể tập trung thành đám gần nhau ở môi, hàm ếch, họng,… Tình trạng này thường kéo dài, khi khỏi có thể để lại sẹo. 

Hiện nay, để chẩn đoán có bị nhiệt miệng không thì có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần xét nghiệm. Tuy nhiên, những trường hợp nặng cần phải làm xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.

nhiet-mieng-la-tinh-trang-pho-bien-ma-nhieu-nguoi-gap-phai.webp

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải

Nguyên nhân gây nhiệt miệng 

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, sự đặc trưng của nhiệt miệng chính là các vết loét nông gây đau, hầu hết xảy ra hiện tượng này do sự xâm nhập của virus. 

Có khá nhiều tác nhân, yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng nhiệt miệng. Trong số đó có thể là những tình trạng khá nguy hiểm. Cụ thể như sau: 

Tổn thương trong miệng: Một vài tổn thương tại vùng niêm mạch có thể gây ra nhiệt miệng. Những tổn thương này có thể xuất phát từ đánh răng quá mức, sử dụng các loại thức ăn có thể tăng sự nhạy cảm, chấn thương vùng răng miệng,...

Kích ứng miệng lưỡi: Nhiệt miệng có thể do những yếu tố kích ứng miệng lưỡi như răng giả không phù hợp, răng sắc nhọn hoặc bị mẻ, niềng răng, bỏng miệng do ăn đồ quá nóng,…

Thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng sừng hóa lớp niêm mạc - lớp đóng vai trò bảo vệ khu vực bên trong khỏi sự tổn thương, tấn công của vi khuẩn.

Thiếu máu: Thiếu sắt, vitamin B12, axit folic có thể dẫn đến việc nhiệt miệng phát triển mạnh mẽ hơn.

Sử dụng một số loại thuốc: Ví dụ như các chất ức chế men chuyển captopril, muối vàng, phenindione,... cũng có thể gây ra các vết loét - nhiệt miệng.

Các bệnh ruột nhạy cảm với gluten (GSE), viêm ruột: GSE là bệnh viêm tự miễn dịch, nó gây ra tình trạng thiếu máu, loét miệng. Trên thực tế, nhiệt miệng có thể là biểu hiện duy nhất của bệnh lý này.

Di truyền: Tuy chưa có nhiều nghiên cứu, nhưng ở những người bị nhiệt miệng có tới 40% người bệnh có tiền sử gia định bị tình trạng này. Ở nhóm người có thêm yếu tố di truyền, nhiệt miệng thường có mức độ trầm trọng hơn.

Sử dụng kem đánh răng có chứa Sodium Lauryl Sulfate: Chất này cũng có ở trên các miếng dán trắng răng.

Bệnh lý về răng: Hay bị nhiệt có thể là dấu hiệu của bệnh sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,… Đây là những bệnh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh.

Căng thẳng: Đây được nhấn mạnh là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng nhiệt miệng. Căng thẳng có thể gây ra tình trạng chấn thương mô mềm của miệng với thói quen cắn môi hoặc má.

benh-ly-ve-rang-mieng-co-the-gay-nhiet-mieng.webp

Bệnh lý về răng miệng có thể gây nhiệt miệng

Các cách chữa nhiệt miệng có thể áp dụng

Để điều trị nhiệt miệng, cần xác định được nguyên nhân gây nhiệt miệng. Nếu nguyên nhân không xuất phát từ bệnh lý, có thể sử dụng thuốc và một số phương pháp khác để điều trị trực tiếp nhiệt miệng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, người mắc sẽ cần được điều trị song song bệnh lý và triệu chứng nhiệt miệng.

Những phương pháp được giới thiệu sau đây chủ yếu sẽ phục vụ cho mục tiêu điều trị triệu chứng nhiệt miệng. Cụ thể: 

Thuốc điều trị nhiệt miệng

Một số loại thuốc được chỉ định dùng tại chỗ dưới dạng gel, dung dịch như:

  • Nitrate bạc: Bôi trực tiếp lên vị trí tổn thương.
  • Kem bôi chứa triamcinolone acetonide, hoặc amlexanox (aphthasol).
  • Gel lidocaine 2%.

Thuốc bôi nhiệt miệng giúp giảm đau và nhanh lành vết thương trong 3 – 5 ngày. Nên bôi thuốc trước bữa ăn khoảng 1 giờ hoặc trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ để có tác dụng kháng viêm, giúp giảm đau.

Bên cạnh bôi thuốc thì sử dụng thuốc uống để điều trị triệu chứng bệnh cũng được áp dụng khá phổ biến. Colchicine 0,6mg; Prednisone thường được lựa chọn để cải thiện vết nhiệt. Ngoài ra, bổ sung sắt, vitamin PP, vitamin B12, vitamin C hoặc vitamin tổng hợp để nâng cao thể trạng cũng góp phần cải thiện bệnh

Để điều trị nhiệt miệng trong 1 ngày là rất khó vì chỉ có thể giảm dần triệu chứng bệnh, chứ không thể khỏi ngay. Những trường hợp nặng thì cần phải xem xét uống thêm corticosteroid. Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân, suy giảm miễn dịch, xương giòn dễ gãy,… 

thuoc-boi-giup-cai-thien-nhiet-mieng.webp

Thuốc bôi giúp cải thiện nhiệt miệng

7 cách chữa nhiệt miệng tại nhà

Những trường hợp nhiệt miệng nhẹ thì có thể điều trị bằng các biện pháp dân gian. Tuy nhiên, hầu hết những biện pháp này chỉ được lưu truyền và chưa có quá nhiều kết quả, nghiên cứu về tính an toàn, hiệu quả của các cách này. Vì vậy, những phương pháp này chỉ mang tính tham khảo thêm.

Cách 1 - Nước muối

Súc miệng bằng nước muối giúp diệt khuẩn, cải thiện nhiệt miệng. Tuy nhiên, không nên tự ý pha nước muối, có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn nếu quá đặc hoặc không cải thiện vì quá loãng. Nên sử dụng nước muối nồng độ 0,9% súc miệng trong 15 – 30 giây rồi nhổ ra. Có thể súc miệng nhiều lần, cách nhau vài giờ.

Cách 2 - Baking soda

Dùng baking soda là một trong những cách trị nhiệt miệng khá hiệu quả. Baking soda là muối nở giúp cân bằng PH, giảm viêm loét nhanh. Cách sử dụng: Hòa 5g baking soda vào 230ml nước. Sau đó súc miệng trong 15 – 30 giây, có thể súc miệng vài giờ một lần.

Cách 3 - Dầu dừa

Dầu dừa chứa acid lauric có khả năng kháng khuẩn tốt, giảm đau, giảm sưng. Người bị nhiệt miệng có thể thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vị trí loét để làm lành vết thương. 

Cách 4 - Mật ong

Mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm sưng đỏ, cải thiện nhiệt miệng. Người bị loét miệng có thể thoa mật ong lên vết nhiệt 4 lần mỗi ngày để cải thiện. Đây là một trong những cách cải thiện nhiệt miệng ở trẻ em được sử dụng nhiều.

Cách 5 - Bã chè khô

Trong chè chứa tanin có tác dụng chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả. Vì vậy, sau khi uống chè, có thể giữ lại bã để đắp lên vết loét giúp giảm đau, sưng tấy và chống viêm.

Cách 6 - Nước khế chua

Khế chua chứa acid oxalic, các vitamin C, B1, B2, A và khoáng chất  như calci, Na, Fe, K nên có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm. Cách sử dụng: 2 – 3 quả khế chua rửa sạch, cắt múi đun sôi 5 phút cùng 500 ml nước. Sau đó, gạn lấy nước, ngậm từng ngụm rồi nuốt từ từ.

Cách 7 - Cỏ mực

Cỏ mực còn được gọi là nhọ nồi giúp sát khuẩn, cầm máu, cải thiện nhiệt miệng. Cách sử dụng: Lá cỏ mực rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm 1 thìa mật ong. Sau đó dùng tăm bông bôi vào vị trí lở loét 2 – 3 lần/ngày. 

co-muc-co-the-giup-sat-khuan-cai-thien-nhiet-mieng.webp

Cỏ mực có thể giúp sát khuẩn, cải thiện nhiệt miệng

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ ngay cho bác sĩ nếu:

  • Tình trạng các vết loét to hơn thông thường và có chiều hướng lan rộng.
  • Nhiệt miệng diễn ra trong thời gian quá 3 tuần.
  • Đã sử dụng các biện pháp điều trị trên nhưng tình trạng bệnh không suy giảm.
  • Gây đau ngay cả khi uống nước.
  • Loét miệng kèm theo sốt cao.

Cách phòng tránh nhiệt miệng tái phát

Nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng đến người mắc. Để ngăn ngừa nhiệt miệng quay trở lại và gây khó chịu, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng dưới đây.

Chăm sóc nhiệt miệng đúng cách

Để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa nhiệt miệng tái phát, người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách. Cụ thể như sau:

  • Hạn chế các tác nhân gây ra kích ứng cho các vết loét miệng, lớp niêm mạc: Những tác nhân này có thể bao gồm các loại đồ uống, thức ăn có chứa các chất gây kích ứng.
  • Sử dụng các loại kem đánh răng có thành phần an toàn với răng miệng. Hạn chế việc sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có sodium lauryl sulfate. Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, khuyến khích sử dụng bàn chải điện, sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để hạn chế vi khuẩn tích tụ và an toàn cho khu vực nướu, niêm mạc.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc răng miệng, ngay cả khi đang gặp nhiệt miệng, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn có thành phần chính nano bạc. Nano bạc là một chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm,... hiệu quả. Tại viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau như E.coli, Coliform, S.aureus, P. aeruginosa, Aci.baumannii,... Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh này ngay cả với những chủng vi khuẩn đa kháng rất nhiều loại kháng sinh. Đặc biệt khi kết hợp với nhiều loại  thảo dược khác như: Duối, lá neem, đinh hương,... sẽ cho tác dụng nhanh, mạnh giúp vết nhiệt miệng nhanh lành.

nano-bac-giup-tri-nhiet-mieng-hieu-qua.webp

Nano bạc giúp trị nhiệt miệng hiệu quả

Lưu ý trong chế độ ăn uống thường ngày

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả. Ngoài ra, ăn uống khoa học có thể giúp bạn ngăn ngừa nhiệt miệng quay lại cũng như các bệnh lý khác. Về chế độ ăn uống, cần lưu ý những vấn đề sau:

Thực phẩm nên bổ sung, bao gồm: 

  • Đồ ăn mềm: Khi bị nhiệt miệng, người bệnh thấy đau xót, đặc biệt lúc ăn uống thì mức độ khó chịu lại càng cao. Vì vậy, người bị nhiệt miệng nên ăn thức ăn mềm và dễ nuốt.
  • Rau xanh và trái cây: Để phục hồi vết loét thì vitamin và khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, bổ sung các loại vitamin từ hoa quả, rau xanh là lựa chọn đúng đắn.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, giúp tăng khả năng hấp thu của ruột, góp phần đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
  • Trà xanh: Trà xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương. Người bị nhiệt miệng uống trà xanh sẽ giúp giảm đau, vết loét nhanh lành. 
  • Nước rau má: Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Đặc biệt, hợp chất triterpenoids có tác dụng làm lành vết thương, đẩy nhanh quá trình lành vết loét. Vì vậy, người bị nhiệt miệng có thể uống nước ép rau má để cải thiện tình trạng bệnh. 

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thực phẩm cay, nóng, đồ nướng, rán, đồ uống có chứa chất kích thích. Những loại đồ ăn, thức uống này có thể làm tăng sự kích ứng và làm tình trạng nhiệt miệng trở nên tồi tệ hơn.

Tạm kết

Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng có thể tái phát nhiều lần nếu không chăm sóc răng miệng cẩn thận và chế độ ăn uống thiếu khoa học. Do đó việc nắm vững những kiến thức cơ bản về căn bệnh này sẽ giúp bạn phòng tránh tốt hơn. Nếu còn băn khoăn về tình trạng nhiệt miệng, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận  để được giải đáp sớm nhất.

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/symptoms-causes/syc-20350911

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323063

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3227248/ 

https://www.msdmanuals.com/professional/dental-disorders/symptoms-of-dental-and-oral-disorders/recurrent-aphthous-stomatitis 

https://www.spandidos-publications.com/10.3892/br.2019.1221 

 

Bình luận