Thuốc Mouthpaste trị nhiệt miệng và vấn đề cần lưu ý khi dùng
Thuốc Mouthpaste là gì và công dụng ra sao?
Mouthpaste là thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc Corticosteroid. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Triamcinolon, một glucocorticoid tổng hợp. Chất này có khả năng bắt chước hormone steroid tự nhiên của cơ thể, ngăn chặn việc giải phóng các chất gây viêm. Do đó giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và làm dịu hệ thống miễn dịch nếu hoạt động quá mức.
Chính nhờ cơ chế hoạt động này, thuốc Mouthpaste thường được dùng cho các mục đích điều trị sau:
- Nhiệt miệng gây viêm loét niêm mạc miệng, môi.
- Điều trị các triệu chứng sưng, đau do viêm lợi, viêm quanh răng, đau răng,...
- Ngăn ngừa triệu chứng viêm nhiễm trong quá trình mọc răng, chỉnh răng, nhổ răng, mang răng giả, khô nẻ môi,...
Hiện nay, thuốc Mouthpaste do công ty Medipharco (Việt Nam) sản xuất và phân phối dưới dạng gel bôi niêm mạc miệng. Thuốc được đóng gói theo quy cách tuýp 5g, 10g với hàm lượng tương ứng 0.1% Triamcinolon. Giá thuốc trung bình khoảng 30.000 - 40.000 VNĐ/tuýp.
Giá thuốc chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo chính sách bán của từng nhà thuốc. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc tương tự Mouthpaste như: Amcinol-Paste, Triam, Oracortia, Orrepaste, Econazine, Neomiderm,...
Mouthpaste thường dùng điều trị tình trạng nhiệt miệng
Lưu ý trước khi dùng thuốc Mouthpaste
Để sử dụng thuốc Mouthpaste an toàn, bạn cần lưu ý các vấn đề sau trước khi dùng. Cụ thể là về đối tượng chống chỉ định, tác dụng phụ và tương tác của thuốc.
Đối tượng chống chỉ định của Mouthpaste
Không sử dụng Mouthpaste ở các nhóm đối tượng sau trong bất cứ trường hợp nào:
- Người mẫn cảm với hoạt chất triamcinolon hoặc bất kỳ thành phần tá dược khác có trong thuốc.
- Người bị tổn thương ở môi, miệng, họng bởi nguyên nhân nhiễm nấm, vi khuẩn, virus.
- Không sử dụng trong nhãn khoa.
Cần thận trọng các vấn đề sau trong khi dùng thuốc:
- Người lớn tuổi và trẻ em cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nhóm đối tượng này thường dễ gặp các tác dụng phụ.
- Trẻ em không sử dụng thuốc quá 5 ngày.
- Người viêm loét miệng kéo dài quá 3 tuần nên đi khám bác sĩ.
- Người mắc bệnh tuyến giáp, xơ gan, viêm loét đại tràng hoặc có nguy cơ loét dạ dày cần theo dõi sát sao trong quá trình dùng thuốc.
- Đối tượng lái xe, vận hành máy móc cần thận trọng khi dùng thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp thực sự cần thiết.
Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Mouthpaste
Mouthpaste là thuốc bôi niêm mạc miệng nên có độ an toàn với người dùng khá lớn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ tại chỗ khi sử dụng như: Rát, ngứa, khô, đỏ, kích ứng, mỏng môi hoặc niêm mạc miệng,... Bạn cũng có thể gặp phản ứng dị ứng hiếm gặp như: Dị ứng da, phát ban da, ngứa, sưng mặt, môi, họng, chóng mặt, khó thở,...
Ngoài ra, bạn có thể gặp những tác dụng phụ khác không được liệt kê trong bài viết này. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ của bạn khi gặp bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc.
Sử dụng thuốc Mouthpaste có thể gây ngứa, khô, kích ứng khu vực bôi thuốc
Tương tác của Mouthpaste với thuốc khác
Sử dụng chung Mouthpaste với các loại thuốc khác có thể gây ra tương tác thuốc. Tương tác này có thể gây thay đổi cơ chế hoạt động hoặc làm tăng, giảm hiệu quả điều trị, tăng khả năng mắc tác dụng phụ của cả hai loại thuốc.
Danh sách các loại thuốc có thể tương tác với Mouthpaste bao gồm:
- Thuốc ức chế hệ thần kinh barbiturat; Thuốc kháng sinh rifampicin; Thuốc chống động kinh carbamazepin, aminoglutethimide, primidon, phenytoin sẽ làm giảm tác dụng kháng viêm của của Mouthpaste.
- Thuốc chống đông máu warfarin dùng kết hợp với Mouthpaste sẽ làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu. Điều này có thể khiến cơ thể dễ chảy máu hơn.
Ngoài ra, Mouthpaste có thể tương tác với các loại thuốc, vitamin, sản phẩm hỗ trợ khác. Vì vậy, bạn cần báo cáo với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng để có phương án điều trị thích hợp nhất.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Mouthpaste an toàn
Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi cách sử dụng và liều dùng thuốc.
Cách dùng
Bạn thực hiện bôi thuốc theo các bước sau:
Bước 1: Rửa sạch tay và lau khô trước khi bôi thuốc.
Bước 2: Lấy một lượng thuốc nhỏ và thoa lên vùng niêm mạc bị tổn thương. Thoa một lớp vừa phải, không quá mỏng hay quá dày.
Bước 3: Rửa tay sau khi bôi thuốc xong.
Lưu ý: Chỉ bôi thuốc lên các vết thương ở niêm mạc miệng. Sau khi bôi thuốc, bạn không ăn hay uống bất cứ thực phẩm nào. Không lạm dụng bôi thuốc trên diện rộng hay bôi thuốc thành lớp dày gây kích ứng và tổn thương niêm mạc.
Liều dùng
Liều dùng thực tế sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng cụ thể theo triệu chứng của mỗi người. Dưới đây là liều dùng thông thường cho các trường hợp phổ biến nhất.
Bạn sử dụng thuốc 2-3 lần/ngày và không quá 8 ngày. Nếu sau 8 ngày triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên ngừng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ để chẩn đoán lại và thay đổi phương pháp điều trị khác cho phù hợp.
Xử lý khi quên, quá liều
Nếu bỏ lỡ thời điểm sử dụng một liều thuốc, hoặc dùng quá liều Mouthpaste, bạn thực hiện xử lý như sau:
- Quên liều: Hãy dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Hoặc bỏ qua nó nếu gần tới thời điểm sử dụng liều kế tiếp. Không tự ý thêm thuốc để bổ sung cho liều đã quên.
- Quá liều: Sử dụng quá liều các loại thuốc corticoid tại chỗ có thể dẫn tới tình trạng suy thượng thận thứ phát, tăng tiết tuyến thượng thận và có thể gây bệnh Cushing’s. Trong trường hợp phát hiện sử dụng quá liều thuốc, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Chỉ bôi một lượng thuốc Mouthpaste vừa phải lên vùng miệng viêm loét
Lời khuyên từ dược sĩ khi dùng Mouthpaste
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Mouthpaste điều trị nhiệt miệng, bạn có thể tham khảo một số phương pháp chữa nhiệt miệng tại nhà khác. Các phương pháp này đã được nhiều người áp dụng và có hiệu quả nhất định trong việc chữa nhiệt miệng. Cụ thể như sau:
- Sử dụng hỗn hợp nước súc miệng từ nước ấm, baking soda và lô hội. Súc miệng 10 giây mỗi ngày để điều trị nhiệt miệng.
- Chườm lạnh bằng đá để giảm tình trạng đau, sưng miệng.
- Sử dụng các loại trà: Chất tanin có trong trà có thể giảm tình trạng sưng, viêm, đau miệng.
- Hạn chế các đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ để tránh viêm loét miệng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dùng thuốc Mouthpaste với các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược để điều trị nhiệt miệng một cách an toàn, êm dịu. Với thành phần thảo dược tự nhiên, các sản phẩm này hỗ trợ điều trị mà không gây kích ứng hay những tác dụng phụ cho người dùng.
Bạn nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược có thành phần từ Nano bạc. Nano bạc có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm hiệu quả trong khoang miệng.
Tại viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau như E.coli, Coliform, S.aureus, P. aeruginosa, Aci.baumannii,...
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh này ngay cả với những chủng vi khuẩn đa kháng rất nhiều loại kháng sinh. Ngoài ra khi kết hợp nano bạc với các thành phần thảo dược khác như: Duối, đinh hương, neem,... sẽ tăng cường tác dụng diệt khuẩn.
Nano bạc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm khoang miệng
Khi kết hợp Nano bạc với các thảo dược khác như Duối, lá Neem, Đinh hương, Chitosan,... sẽ làm tăng hiệu quả sát khuẩn cũng như tăng sức đề kháng các tế bào trong khoang miệng. Sử dụng đồng thời các thành phần này kết hợp cùng với thuốc Mouthpaste sẽ giúp điều trị bệnh nhiệt miệng trong thời gian ngắn và cả trong thời gian dài.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Mouthpaste thường dùng điều trị nhiệt miệng. Bạn cần sử dụng thuốc đều đặn và đúng liều lượng, cách sử dụng mà bác sĩ đã chỉ định để phát huy hiệu quả điều trị tối đa. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách dùng thuốc này hoặc các phương pháp điều trị nhiệt miệng từ thảo dược, bạn có thể đặt câu hỏi dưới phần bình luận để được các dược sĩ tư vấn.
Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/Triamcinolon#interactions
https://www.drugs.com/Triamcinolon.html
https://www.rxlist.com/consumer_Triamcinolon_kenalog_trivaris/drugs-condition.htm
Bình luận