Da chảy xệ là tình trạng gì?

Da chảy xệ xảy ra khi da của bạn mất đi sự đàn hồi, săn chắc vốn có và trở nên lỏng lẻo. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên, nó phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Tình trạng da bị chảy xệ không gây nguy hiểm đến sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, điều này làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể tác động đến tâm lý của người bệnh.

Nguyên nhân da bị chảy xệ

Làn da bình thường sẽ có đặc tính đàn hồi tự nhiên để giúp nó được căng bóng hơn. Tuy nhiên, do thời gian hoặc một số yếu tố khác, độ đàn hồi này bị mất đi, khiến da khó co lại hơn và dẫn đến tình trạng da chảy xệ, da bị nhăn nheo.

Nguyên nhân sâu xa hơn là do da bị mất đi mức độ collagen và elastin cần thiết. Đây là những protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống lão hóa da, làm da căng bóng.

Sẽ có một số trường hợp, tác nhân gây ra tình trạng thiếu hụt các protein này. Ví dụ như:

Quá trình lão hóa da theo tuổi tác

Mỗi năm, mức độ sản xuất collagen trên làn da của bạn sẽ bắt đầu bị suy giảm đi 1% so với tuổi 20. Điều này khiến cho da của bạn mỏng hơn. Những yếu tố khác như axit hyaluronic (chất có tác dụng giữ ẩm tự nhiên ở da), khả năng sản xuất dầu,… cũng bị suy giảm.

Những yếu tố đó khiến da bị mất nước, ảnh hưởng đến chức năng của da và dẫn đến lão hóa sớm. Khi bạn bị lão hóa sớm da bạn sẽ bị chảy xệ, chùng nhão và nhăn nheo.

lao-hoa-da-la-nguyen-nhan-pho-bien-dan-den-tinh-trang-chay-xe-da

Lão hóa là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chảy xệ da

Người đang thực hiện giảm cân

Đây cũng là một trong những trường hợp có thể thường gặp tình trạng da chảy xệ. Khi bạn bị thừa cân, béo phì quá mức sẽ khiến cho làn da căng ra để thích ứng với khối lượng của cơ thể. Điều này làm “hỏng” các sợi collagen, elastin trên da.

Sau khi giảm cân, da sẽ khó hoặc không thể co lại được như trạng thái ban đầu. Từ đó dẫn đến tình trạng da bị chảy xệ. Đối với những trường hợp do nguyên nhân này, thông thường người bệnh sẽ cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vùng da bị chảy xệ.

Phụ nữ sau khi mang thai

Tương tự với tình trạng béo phì, khi bạn mang thai, với sự xuất hiện của thai nhi, da sẽ cần phải căng ra để có thể thích ứng với vấn đề này. Sau quá trình sinh nở, cơ thể bạn sẽ phục hồi lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi bạn mang thai quá lớn hoặc sinh đôi trở lên, da sẽ bị căng quá mức và khó có thể phục hồi lại được. Từ đó dẫn đến tình trạng da bị chảy xệ kèm rạn da, rất mất thẩm mỹ.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những yếu tố trên, một số nguyên nhân khiến collagen, elastin bị suy giảm. Ví dụ như:

  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia cực tím.
  • Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong môi trường.
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá.
  • Lối sống sinh hoạt không khoa học, dinh dưỡng kém, sử dụng quá nhiều rượu, bia,…
  • Mắc một số bệnh lý như hội chứng Ehler-Danlos (EDS), đây là hội chứng rối loạn mô liên kết di truyền và khiến cho cơ thể xuất hiện khiếm khuyết trong quá trình sản xuất collagen.

thuong-xuyen-tiep-xuc-voi-anh-nang-cung-lam-tang-nguy-co-chay-xe-da

Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng cũng làm tăng nguy cơ chảy xệ da

Các cách khắc phục da chảy xệ

Bạn có thể tự khắc phục tình trạng da chảy xệ tại nhà. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả và an toàn hơn, hãy áp dụng những biện pháp giảm chảy xệ da theo hướng dẫn từ bác sĩ. Một số cách khắc phục da chảy xệ mà bạn có thể tham khảo như sau:

Sử dụng kem bôi tại chỗ

Sử dụng kem bôi tại chỗ là một cách khắc phục tình trạng da bị chảy xệ mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Ví dụ như một số thành phần như sau:

Retinoids

Đây là một dẫn xuất của vitamin A, bao gồm Tretinoin, axit retinoic, adapalene,… Retinoids sẽ tác động vào sự phát triển, tăng trưởng của các tế bào da, trong đó có collagen và elastin. Tuy vậy, Viện da liễu Hoa Kỳ cho biết, sử dụng Retinoids cải thiện da chảy xệ chỉ mang tính chất tạm thời. Bởi, thành phần này không có khả năng xâm nhập đủ sâu vào da.

Ngoài ra, không phải tình trạng da nào cũng có thể sử dụng được thành phần Retinoids. Nếu sử dụng không cẩn thận, bạn có thể bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, sưng da.

Silica

Silica là một hợp chất được tạo thành từ oxy và silicon, silica được tìm thấy nhiều ở lá tre. Theo các nghiên cứu khoa học, silica là thành phần của coenzyme, đây là một chất đóng vai trò xúc tác quan trọng cho quá trình tổng hợp protid cho collagen, gelatin, elastin hoặc các mô liên kết khác.

Khi sử dụng các sản phẩm có thành phần Silica kết hợp với collagen, cao hoa hồng, kẽm gluconate sẽ giúp tác động được vào nguyên nhân gây da chảy xệ. Sự phối hợp này cũng sẽ giúp bổ sung được hàm lượng collagen thiếu hụt, tăng sự đàn hồi cho da hiệu quả.

trong-la-tre-co-chua-70-thanh-phan-la-silica-tot-cho-da

Trong lá tre có chứa 70% thành phần là Silica tốt cho da

Axit hyaluronic

Đây cũng là một thành phần có tác dụng giúp giảm độ sâu của các nếp nhăn do da chảy xệ gây ra. Ngoài ra, Axit hyaluronic còn hỗ trợ tăng độ săn chắc, giảm độ nhám của da. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm có thành phần này với lanolin có thể làm tăng nguy cơ bị viêm da tiếp xúc ở vùng sử dụng.

Các biện pháp khắc phục khác

Ngoài sử dụng kem bôi tại chỗ, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số biện pháp khắc phục dưới đây:

Căng da bằng sóng siêu âm: Phương pháp này sẽ kích thích sản sinh collagen trên bề mặt da bằng nhiệt từ sóng siêu âm.

Liệu pháp laser: Một số phương pháp điều trị bằng tia laser, tia cực tím có thể giúp cải thiện tình trạng màu da và cũng kích thích cơ thể sản xuất thêm collagen. Tuy nhiên, kết quả khi sử dụng liệu pháp này khá chậm.

Phương pháp tái tạo bề mặt bằng laser Ablative: Hay là quá trình lột da bằng laser. Phương pháp này sẽ loại bỏ lớp da bị chảy xệ ở trên bề mặt. Các tia laser sẽ làm ấm lớp da trên cùng và thúc đẩy collagen được sản xuất nhiều hơn.

Điều trị bằng tần số vô tuyến: Là hình thức truyền năng lượng an toàn để làm nóng bề mặt da.

Phương pháp điều trị kết hợp IPL/RF: Là sự kết hợp giữa ánh sáng xung cường độ cao (IPL) và tần số vô tuyến (RF). Cơ chế tác động nhiệt tương tự các phương pháp còn lại.

Sử dụng Botox: Đây là một loại độc tố còn có tên gọi khác là botulinum. Botox sẽ được tiêm vào các vùng da chảy xệ. Tuy đây không phải là phương pháp điều trị toàn diện, nhưng tiêm Botox có thể cải thiện được hiện tượng da bị chùng não.

lieu-phap-laser-duoc-su-dung-kha-pho-bien-trong-giam-da-chay-xe

Liệu pháp Laser được sử dụng khá phổ biến trong giảm da chảy xệ

Cải thiện da chảy xệ tại nhà

Để giúp khắc phục tình trạng da chảy xệ tốt hơn, bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp cải thiện khác tại nhà. Ví dụ như:

  • Thực hiện các bài tập trong quá trình giảm cân hoặc mang thai để xây dựng các khối cơ săn chắc. Điều này có tác dụng rất tốt với việc làm giảm tình trạng chảy xệ da.
  • Thực hiện các phương pháp massage, tẩy tế bào chết tại vùng da bị chảy xệ. Tuy không có tác dụng trực tiếp làm căng da, nhưng các phương pháp này sẽ giúp tăng lưu lượng máu, oxy đến vùng da cần làm căng, da của bạn sẽ hoạt động tốt hơn.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều vitamin, khoáng chất. Đặc biệt là những thực phẩm dồi dào vitamin C, collagen. Ngoài ra, bạn nên bổ sung đầy đủ lượng đạm cần thiết cho cơ thể để giúp các loại protein, trong đó có Collagen được sản xuất tốt hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng hoặc các biện pháp bảo vệ da khi ra ngoài.
  • Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá bởi đây là sản phẩm có thể làm thu hẹp các mạch máu, giảm lưu lượng máu, gây cản trở cơ thể sản xuất collagen.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng da chảy xệ. Tuy không thể làm biến mất hoàn toàn, nhưng bạn có thể cải thiện được da bị chảy xệ nếu áp dụng kiên trì các biện pháp khắc phục.

Tuy vậy, những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn còn những vấn đề thắc mắc khác liên quan đến tình trạng da chảy xệ, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này. Đội ngũ dược sĩ sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết hơn.

Tham khảo:

https://www.hollywooddermatology.com/2019/07/16/what-causes-sagging-skin-how-do-you-treat-it/

https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/skin-elasticity#prevention

https://www.healthline.com/health/skin/saggy-skin#minor-saggin

Dược sĩ Quỳnh Anh

Bình luận