Viêm da dị ứng tiếp xúc là bệnh mạn tính khá phổ biến trong đời sống hiện nay, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc là gì và cách phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là bệnh xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất kích ứng hoặc dị nguyên, gây nên các biểu hiện như mẩn ngứa, nóng rát, nứt nẻ tại vị trí tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc hay gặp ở người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu hoặc do nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. 

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất kích ứng hoặc dị nguyên

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất kích ứng hoặc dị nguyên

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm da tiếp xúc?

Có rất nhiều tác nhân có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc, làn da có thể bị kích thích khi tiếp xúc với một hoặc nhiều loại, bao gồm:

  • Kích ứng với những sản phẩm dùng cho da như sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng da, mỹ phẩm… khi mới sử dụng hoặc khi đã dùng trong nhiều tháng, nhiều năm.
  • Đeo trang sức chứa Niken hoặc dị ứng với sơn móng tay, nước hoa, giày dép hay vật dụng có nguồn gốc từ cao su hoặc chứa thành phần là chất gây dị ứng.
  • Sử dụng thuốc điều trị có chứa thành phần gây kích ứng, thường gặp như kháng sinh, thimerosal, benzocaine,…
  • Độc tố thực vật như: cây sồi, cây sơn, cây thường xuân,…

Để điều trị bệnh viêm da tiếp xúc, trước tiên cần tìm ra loại sản phẩm, thực vật,… chứa tác nhân gây kích thích và loại bỏ. Do đó bạn cần xem lại những sản phẩm mới sử dụng hoặc thuốc uống hay thực vật từng tiếp xúc có nguy cơ gây viêm da dị ứng tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc đặc trưng bằng những mảng hồng ban tróc vảy 

Viêm da tiếp xúc đặc trưng bằng những mảng hồng ban tróc vảy 

Dấu hiệu bệnh viêm da tiếp xúc

Tùy vào tác nhân gây dự ứng mà da tiếp xúc, thời gian xuất hiện triệu chứng trên da sẽ khác nhau. Thông thường, dấu hiệu trên da sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc, bao gồm:

- Da tại vị trí tiếp xúc với các chất dị ứng và kích ứng thay đổi màu sắc từ hồng đến tím.

- Xuất hiện mụn nước hoặc bóng nước.

- Xuất hiện những nốt sần nổi gồ trên da, có kích thước thay đổi (nhỏ thì vài cm, lớn thì cả mảng trên da).

- Vùng da bị kích ứng luôn có cảm giác bỏng và nóng rát. Sau một thời gian, vùng da này sẽ khô và đóng vảy.

Đôi khi các biểu hiện bệnh không chỉ ở vùng da tiếp xúc mà còn lan ra các vùng khác của cơ thể.

Điều trị viêm da tiếp xúc

Khi đã xác định được nguyên nhân và mức độ bệnh, lựa chọn phương pháp điều trị sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả tốt hơn. Đầu tiên cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, ngưng sử dụng sản phẩm dưỡng da, tránh gây trầy xước vùng da bị kích ứng. 

Hầu hết trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc đều gây ngứa nghiêm trọng khiến người bệnh phải gãi, tuy nhiên việc này càng khiến da tổn thương nặng hơn. Đặc biệt cần tránh gãi da, làm tổn thương ngoài da, nếu có dấu hiệu nhiễm trùng cần thông báo với bác sĩ để sử dụng kháng sinh.

Để làm dịu cảm giác ngứa rát do viêm da dị ứng tiếp xúc, có thể áp dụng một số cách sau:

- Rửa sạch vùng da bị kích ứng với nước sạch, có thể đắp khăn lạnh để giảm đau rát và ngứa. Có thể sử dụng một số loại dung dịch có tác dụng tương tự như: hồ nước, dung dịch Jarish, hồ neopred,…

- Bôi kem mỡ chứa corticoid với viêm da dị ứng tiếp xúc dạng tổn thương khô.

- Bôi kem chứa hydrocortisone với trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc nhẹ.

- Dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi chứa histamin với trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc do dị ứng.

Hầu hết trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc không quá nghiêm trọng và sẽ cải thiện dần khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát nếu không tìm ra nguyên nhân chính xác và loại bỏ. Nhiều trường hợp điều trị không đúng cách khiến viêm da dị ứng tiếp xúc lan rộng, cùng với nhiễm trùng tạo thành sẹo ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ.

Viêm da tiết xúc khiến da khô ráp và ngứa ngáy 

Viêm da tiết xúc khiến da khô ráp và ngứa ngáy 

 Phòng ngừa viêm da dị ứng tiếp xúc như thế nào?

Để phòng ngừa viêm da dị ứng tiếp xúc, nhất là những người có làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng thì quan trọng nhất là tránh tiếp xúc với những sản phẩm có khả năng gây bệnh. Dưới đây là một số biện pháp nên áp dụng:

- Mua sản phẩm dưỡng da lành tính, được dán nhãn không mùi, không gây dị ứng.

- Khi thay đổi sản phẩm dưỡng da mới, cần thử trước trên vùng da nhỏ một vài ngày để thử phản ứng trước khi bôi hàng ngày trên vùng da rộng.

- Không sử dụng sản phẩm từ cao su nếu bị dị ứng với cao su, nhất là găng tay đeo hàng ngày. 

- Dùng kem dưỡng ẩm khi thời tiết khô hoặc sử dụng máy lạnh tránh da bị khô.

- Mặc quần áo dài khi đến nơi nhiều cây xanh hoặc nhiều côn trùng, tránh côn trùng đốt gây kích ứng da.

- Dùng chất tẩy rửa lành tính hoặc xà phòng nhẹ để làm sạch da, tránh dùng sản phẩm chứa hương liệu, chất khử mùi dễ gây kích ứng da.

Cần sử dụng sản phẩm dưỡng da lành tính để phòng ngừa viêm da tiếp xúc 

Cần sử dụng sản phẩm dưỡng da lành tính để phòng ngừa viêm da tiếp xúc 

Giải pháp từ kem bôi thảo dược tự nhiên cho bệnh nhân viêm da dị ứng tiếp xúc

Để cải thiện viêm da dị ứng tiếp xúc, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm kem bôi từ thiên nhiên có thành phần là kẽm salycilate, nano bạc, chitosan, dầu hạt neem, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa mang lại tác động toàn diện cho viêm da dị ứng tiếp xúc, viêm da cơ địa và các thể bệnh eczema: Vừa giảm ngứa, sát khuẩn, kháng viêm, vừa giúp dưỡng ẩm, tăng tái tạo da và tăng cường sức khỏe cho da. 

Sản phẩm được kế thừa kinh nghiệm của lương y Aditya của Ấn Độ trong việc sử dụng lá neem để chữa lành bệnh viêm da, ngứa, lở loét, bong tróc da. Đặc biệt, kem bôi này được bào chế theo công nghệ lượng tử giúp chiết xuất tối đa hoạt chất và loại bỏ các độc tố gây kích ứng da, có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên có thể dùng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Trên đây là các thông tin cần thiết về bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc và cách cải thiện bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin liên hệ, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

Dược sĩ Thu Hiền

Eczestop.webp

Bình luận