Nếu đang gặp các vấn đề liên quan đến rạn da, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết hơn về những sự thật liên quan đến vết rạn da mà bạn nên biết trước khi điều trị.

Những sự thật về rạn da bạn nên biết

Để bất kỳ phương pháp chữa rạn da nào đem lại hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình. Cụ thể như sau:

Tìm hiểu về rạn da là gì?

Rạn da là những những đường vân/vết sẹo tuyến tính có thể nhìn thấy được phát triển tại các vùng da tổn thương do bị kéo căng quá mức. Theo thống kê từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), tình trạng rạn da phổ biến gấp 2 lần ở nữ giới thuộc nhóm từ 5 – 50 tuổi.

Rạn da sẽ thường xuất hiện dưới dạng các đường thẳng song song trên da. Những vết rạn thường có màu sắc, kết cấu khác so với làn da bình thường. Đa số các trường hợp, vết rạn da có màu từ tím đến hồng sáng hoặc xám nhạt. Bạn có thể bị rạn da ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên, những vết rạn này thường phổ biến nhất ở khu vực đùi, bắp tay, bụng, ngực, mông.

ran-da-thuong-xua-hien-o-phu-nu-trong-hoac-sau-mang-thai

Rạn da xuất hiện phổ biến hơn ở phụ nữ trong và sau khi mang thai

Nguyên nhân gây rạn da

Nguyên nhân chính hình thành rạn da là do tình trạng da bị kéo căng quá mức và sự gia tăng cortisone trong cơ thể của bạn. Cortisone là một hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Khi cơ thể có quá nhiều hormone Cortisone, da sẽ bị mất đi độ đàn hồi. Từ đó, da của bạn sẽ bị rạn theo thời gian.

Cụ thể hơn, khi Cortisone được sản sinh quá mức, chúng sẽ tác động đến lớp hạ bì của da, ngăn chặn sản sinh collagen và elastin cần thiết. Điều này tạo ra sự thiếu hụt các chất hỗ trợ cho da khi bị kéo căng, dẫn đến tạo ra các vết sẹo dưới dạng rạn da trên biểu bì.

Có nhiều yếu tố gây ra nguyên nhân chính này. Một số yếu tố phổ biến mà bạn có thể tham khảo như:

  • Rạn da sau sinh: Theo NCBI, có từ 50 – 90% phụ nữ bị rạn da trong hoặc sau khi sinh. Đây là một yếu tố phổ biến gây rạn da. Trong quá trình mang thai, da bị kéo căng quá mức, kèm theo đó là sự gia tăng của các hormone trong cơ thể. Điều này làm suy yếu da và gây ra các vết rạn. Tuy nhiên, rạn da sau sinh thường sẽ mờ dần theo thời gian.
  • Giai đoạn dậy thì: Trọng lượng, chiều cao của cơ thể sẽ tăng trưởng nhanh chóng khiến cho da không thể kịp thời thích nghi. Lúc này, da bị kéo căng quá mức và cấu trúc da đứt gãy, hình thành các vết rạn da.
  • Một số bệnh lý gây rạn da: Hội chứng Ehler-Danlos (EDS) làm biến đổi gen đối với collagen, hội chứng Cushing, các rối loạn tuyến thượng thận khác.
  • Sử dụng một số loại thuốc, kem bôi, kem dưỡng Marfan làm suy yếu các sợi da, gây tăng trưởng bất thường, hội chứng da có thành phần corticosteroid làm giảm mức độ collagen trong da. Từ đó làm giảm sức căng của da và gây rạn.
  • Các yếu tố khác: Béo phì, tập thể hình khiến các vùng da trong cơ thể bị căng quá mức,

da-keo-cang-va-du-thua-cortisone-nguyen-nhan-chinh-gay-ran-da

Da bị kéo căng và dư thừa Cortisone là nguyên nhân chính gây rạn da

Một số đối tượng có nguy cơ bị rạn da cao hơn so với bình thường, ví dụ như: Phụ nữ mang thai, gia đình có người từng bị rạn da, có tiền sử sinh đôi hoặc sinh con lớn, người bị thừa cân béo phì, thanh thiếu niên đến tuổi dậy thì…

Triệu chứng rạn da như thế nào?

Trong giai đoạn đầu, rạn da diễn ra do các sợi đàn hồi trong da trải qua quá trình phân giải, kèm theo đó là sự suy giảm của tế bào da. Điều này làm cho các collagen, fibronectin, mô liên kết bị đứt gãy.

Ở giai đoạn này, lớp biểu bì hầu như chưa bị ảnh hưởng nên sẽ không có quá nhiều biểu hiện. Tuy nhiên, lớp hạ bì đã có nhiều tế bào lympho quanh mạch gây viêm cho da.

Khi chuyển sang giai đoạn bùng phát, tùy thuộc và mức độ, nguyên nhân gây rạn da mà biểu hiện cũng sẽ khác nhau. Một số thể rạn da phổ biến mà bạn có thể bắt gặp như:

  • Các vết, đường lồi lõm trên da, đặc biệt là những khu vực như ngực, hông, bụng, mông.
  • Các vết rạn có màu hồng, đen, đỏ hoặc tím, xanh lam trên da.
  • Các vết rạn có màu sáng mờ, sau đó theo thời gian có thể chuyển thành những vệt có màu nhạt hơn màu da.

Nếu những vết rạn da làm cho bạn cảm thấy lo lắng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, cuộc sống thì nên đến gặp bác sĩ da liễu. Lúc này, các bác sĩ sẽ thực hiện xem xét và xác định nguyên nhân gây rạn và giúp bạn đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất.

hinh-anh-mot-so-the-ran-da-thuong-gap

Hình ảnh một số thể rạn da thường gặp

Cách trị rạn da và biện pháp khắc phục tại nhà

Trên thực tế, các vùng da bị rạn sẽ mờ dần theo thời gian và không cần phải điều trị quá nhiều. Tuy nhiên, trị rạn da nhanh hơn, bạn cũng có thể áp dụng một số cách sau đây.

Lưu ý, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp nào làm cho các vết rạn biến mất hoàn toàn. Những phương pháp này chỉ giúp làm cho vết rạn mờ nhất có thể.

Sử dụng kem trị rạn da

Các loại kem trị rạn da trên thị trường đa số sẽ chỉ giúp bạn có thể làm mờ hoặc làm cho các vết rạn giống với da bình thường nhất. Ví dụ như:

Kem trị rạn da có chứa Retinoid

Các loại kem bôi tại chỗ có chứa thành phần Retinoid đang được sử dụng phổ biến để cải thiện tình trạng bị rạn da. Retinoid là một dẫn xuất của vitamin A khi sử dụng sẽ giúp tái tạo lại collagen. Từ đó sẽ giúp cho các vết rạn da trông giống như màu da bình thường.

Tuy vậy, sử dụng Kem bôi có chứa Retinoid có thể gây kích ứng cho làn da. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, nên thận trọng khi dùng loại kem này, những tác dụng phụ của Retinoid có thể gây ảnh hưởng đến em bé.

Kem bôi rạn da có chứa Silica

Silica là thành phần được tạo từ oxy, silicon. Silica được tìm thấy nhiều trong cao lá tre (có chứa tới 70% Silica). Thành phần Silica có khả năng giữ nước cao. Với khả năng đó, Silica có thể giúp phân bố sắc tố trên da đều hơn, làm da căng mịn và làm mờ được các vết rạn da. Ngoài dạng kem bôi, bạn cũng có thể bổ sung Silica theo dạng viên uống để gia tăng hiệu quả của thành phần này.

thanh-phan-silica-trong-cao-la-tre-co-the-giup-lam-cang-min-va-lam-mo-cac-vet-ran-da

Thành phần Silica (cao lá tre) có thể giúp làm căng mịn và làm mờ các vết rạn da

Phương pháp điều trị rạn da khác

Ngoài sử dụng kem bôi, bạn cũng có thể được điều trị rạn da với các phương pháp sau đây:

Liệu pháp ánh sáng/laser

  • Liệu pháp laser: Sử dụng các luồng ánh sáng không gây ra các tác động có hại lên trên những vết da rạn mới hình thành. Các ánh sáng này sẽ giúp làm dịu mạch máu dưới da từ đó giảm mờ da.
  • Liệu pháp laser CO2 Fractional: Đây là phương pháp mới giúp làm mờ rạn da được đánh giá cao hiện nay. Phương pháp này hiệu quả với cả các vết rạn da cũ hoặc các vết rạn có màu trắng.
  • Liệu pháp Laser Excimer: Sử dụng các tia cực tím B (UVB) để chiếu thẳng vào vùng sạn da.

Microdermabrasion: Phương pháp này sử dụng các tinh thể nhỏ để chà xát lên vùng da bị rạn và làm mờ chúng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới cũng cho thấy phương pháp Microdermabrasion chỉ phù hợp với những vết rạn da mới.

Phẫu thuật thẩm mỹ: Phẫu thuật căng da bụng sẽ được áp dụng với các vết rạn. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá tốn kém và có thể để lại sẹo cho người bị.

Tần số vô tuyến: Sử dụng các sóng vô tuyến tạo nhiệt, kích hoạt cơ thể tạo ra collagen. Hiện tại vẫn có nhiều nghiên cứu và tranh cãi về sự an toàn của phương pháp này.

Sử dụng hóa chất lột da: Đây là một dung dịch có tính axit. Khi sử dụng, chúng sẽ đốt cháy lớp da trên cùng và loại bỏ các tế bào chết hoặc hư hỏng, thúc đẩy quá trình phát triển tế bào da mới.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị ở trên, bạn cũng có thể áp dụng thêm những cách giúp chữa rạn da tại nhà. Ví dụ như:

  • Sử dụng các sản phẩm trang điểm để che mờ các vết rạn.
  • Bổ sung thêm các loại thành phần như vitamin E, bơ cacao, Axit Glycolic. Những thành phần này có thể làm mềm da tốt hơn. Tuy nhiên chúng không có quá nhiều tác dụng ngăn ngừa rạn da.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa Corticosteroid.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng tăng cân quá nhanh và giúp phòng ngừa được tình trạng rạn da.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.

bo-sung-du-nuoc-giup-ho-tro-khac-phuc-tinh-trang-ran-da

Bổ sung đủ nước hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ khắc phục tình trạng rạn da

Trên đây là một số thông tin tham khảo liên quan đến tình trạng rạn da mà bạn nên biết trước khi điều trị. Các vết rạn sẽ mờ dần theo thời gian, tuy nhiên, để những vết này không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bạn có thể áp dụng những phương pháp ở trên để giúp làm mờ nhanh hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6615396/

https://kidshealth.org/en/teens/stretch-marks.html

https://www.nhs.uk/conditions/stretch-marks/

Bình luận