Đột quỵ không chỉ là nguyên nhân chính gây tử vong ở Việt Nam, mà đây còn là bệnh lý gây ra các di chứng nặng nề và các khuyết tật khó hồi phục cho người bệnh như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, thị giác, rối loạn cảm xúc. Tập vật lý trị liệu được coi là giải pháp hữu hiệu giúp người bệnh phục hồi chức năng, lấy lại tự chủ trong cuộc sống

Vai trò của vật lý trị liệu với người bệnh đột quỵ

Có đến 80% bệnh nhân sau đột quỵ đối mặt những di chứng với tổn thương nặng nề. Di chứng sau đột quỵ được xem là bệnh lý đa tàn tật bởi có nhiều dạng khuyết tật khác nhau trong một người bệnh đột quỵ. Trong các di chứng của đột quỵ, phổ biến nhất là các rối loạn vận động như liệt, hạn chế đi lại, các rối loạn về nhận thức, giao tiếp, sinh hoạt, hạn chế sinh hoạt hàng ngày, rối loạn ăn uống… Do đó, người bệnh cần thực hiện phục hồi chức năng, tập luyện bền bỉ, nhằm giảm tối đa ảnh hưởng tình trạng bệnh lý, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến tàn tật.

Hoạt động trị liệu sau đột quỵ rất quan trọng, nên thực hiện càng sớm càng tốt, giúp người bệnh đột quỵ:

  • Tối ưu khả năng hoạt động, làm việc của người bệnh
  • Gia tăng khả năng độc lập của người bệnh
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống
  • Thúc đẩy trở lại công việc, hoạt động hàng ngày, và hòa nhập xã hội

Tập vật lý trị liệu cho người đột quỵ đúng cách

Thời gian thích hợp nhất để tập vật lý trị liệu là thời điểm sau 24 giờ khi khởi phát đột quỵ. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, kỹ thuật viên hỗ trợ bệnh nhân tập các tư thế thụ động. Qua 48-72 giờ, bệnh nhân bắt đầu các bài tập chủ động. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh nhân đột quỵ bị tổn thương các tế bào não thì sau đó có hiện tượng não tự cấu trúc lại. Việc tập luyện tích cực trong khoảng thời gian 3-6 tháng sẽ kích hoạt được hệ thống các tế bào thần kinh đang ở trạng thái chờ, bù trừ cho vùng não bị tổn thương.

  • Giai đoạn cấp: bệnh nhân được hướng dẫn các tư thế phù hợp nằm hay ngồi để không gây tổn thương thêm cho bệnh nhân.
  • Vận động thụ động: tập trung những vị trí nhỏ nhất chẳng hạn khớp ngón tay, khuỷu tay, cổ tay, vai cho đến những khớp lớn như khớp háng
  • Vận động chủ động: các bài tập chủ động có trợ giúp, chủ động tăng tiến có kháng lực. Ngoài ra còn phương pháp tập với gương, đặc biệt sử dụng cho trường hợp tổn thương

 

Tập vật lý trị liệu càng sớm sẽ giúp người bệnh mau chóng hồi phục

Tập vật lý trị liệu càng sớm sẽ giúp người bệnh mau chóng hồi phục

Tập vật lý trị liệu cho người bị liệt vận động sau đột quỵ

Tùy vào từng giai đoạn sẽ có những bài tập và lưu ý thích hợp, cụ thể:

Phục hồi chức năng ở giai đoạn liệt mềm

Ở giai đoạn này, tập vận động thụ động có tác dụng giúp bệnh nhân duy trì tầm vận động khớp, phòng loét điểm tỳ đè. Các biện pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng trong giai đoạn cấp được thực hiện khi bệnh nhân ở tư thế nằm, bao gồm:

  • Đặt bệnh nhân ở tư thế đúng trên giường, bên liệt ở phía ngoài, bên lành ở phía tường, bố trí các vật dụng trong phòng và khi có người thăm đều ở về phía bên liệt
  • Xoa bóp, tập vận động thụ động các bên liệt
  • Dùng đệm hơi, vệ sinh thân thể, chế độ dinh dưỡng hợp lý

Phục hồi chức năng ở giai đoạn liệt cứng

Cần kết hợp nhiều biện pháp trị liệu khác nhau để giúp người bệnh học cách vận động trở lại và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương pháp thường được áp dụng gồm:

  • Vận động trị liệu: Tập theo tầm vận động: tập vận động có trợ giúp, vận động chủ động; tập vận động ở các tư thế: nằm, ngồi, đứng, đi; tập dáng đi; tập vận động với các dụng cụ trợ giúp
  • Vật lý trị liệu: Nhiệt, điện trị liệu, FES (kích thích điện chức năng)…
  • Âm ngữ trị liệu: tập nói, tập giao tiếp
  • Tập nuốt

Phục hồi chức năng ở giai đoạn hòa nhập 

Quá trình phục hồi chức năng ở giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào người bệnh và người nhà của bệnh nhân. Các biện pháp phục hồi ở giai đoạn này gồm:

  • Tư vấn  bệnh nhân và gia đình cách phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát.
  • Tạo điều kiện về môi trường xung quanh cho phù hợp với bệnh nhân
  • Cung cấp các dụng cụ hỗ trợ đi lại, sinh hoạt và làm việc
  • Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân và gia đình và giúp họ chấp nhận những chức năng không thể phục hồi

Bài tập nâng chân giúp cải thiện chức năng vận động ở người bệnh

Bài tập nâng chân giúp cải thiện chức năng vận động ở người bệnh

Các bài tập trị liệu cho người méo miệng sau đột quỵ

Đối với mỗi bài tập dưới đây, người bệnh nên thực hiện 4 đợt tập mỗi ngày, mỗi bài tập lặp lại 30 lần.

  • Bài tập số 1: Tập mở miệng cười khoe răng, sau đó đóng miệng lại. Liên tục lặp đi lặp lại trước gương để dễ quan sát.
  • Bài tập số 2: Chu môi nhọn tối đa, sau đó thả lỏng cơ miệng về bình thường. Nên thực hiện trước gương để dễ quan sát.
  • Bài tập số 3: Cười nhếch mép lần lượt mỗi bên. Bạn có thể dùng ngón tay hỗ trợ nâng khóe miệng bên bị liệt lên trong khi thực hiện động tác.
  • Bài tập số 4: Há miệng sau đó đưa lưỡi xuống dưới cằm, tiếp theo thu lưỡi vào trong và khép miệng lại.

Với người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ có thể tham khảo các biện pháp sau đây:

  • Bài tập số 1 – Tập đẩy lưỡi: Người bệnh há miệng đẩy lưỡi ra ngoài và giữ nguyên trong hai giây, sau đó thu lưỡi lại trong hai giây và tiếp tục lặp lại
  • Bài tập số 2 – Tập đưa lưỡi sang hai bên: Người bệnh há miệng và đưa lưỡi sang phải chạm vào khóe miệng bên phải và giữ trong hai giây, sau đó làm tương tự ở bên trái.
  • Bài tập số 3 – Tập đưa lưỡi lên xuống: Người bệnh há miệng, đưa lưỡi ra ngoài và hướng đầu lưỡi về phía mũi giữ trong hai giây, sau đó đưa lưỡi xuống dưới cằm, và giữ trong hai giây.
  • Bài tập số 4 – Tập phát âm bảng chữ cái: Bắt đầu thực hiện với các nguyên âm (a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y), sau đó tăng dần độ khó.

Người bệnh méo miệng cần thường xuyên luyện tập cơ miệng

Người bệnh méo miệng cần thường xuyên luyện tập cơ miệng

Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa nattokinase

Ngoài ra, để cải thiện các di chứng sau đột quỵ, bạn nên sử dụng thêm viên uống chống đột quỵ có thành phần chính nattokinase. Nattokinase là một enzyme có trong món đậu tương lên men của người Nhật. Khả năng làm tan cục máu đông của nattokinase mạnh gấp 3 lần plasmin - enzyme nội sinh duy nhất trong cơ thể có khả năng tiêu sợi fibrin. Ngoài ra nattokinase còn kích thích cơ thể tăng tổng hợp các chất làm tan cục máu đông; điều hoà đường huyết, hạ huyết áp giảm cholesterol, chống xơ vữa động mạch từ đó giúp phòng ngừa đột quỵ não.

Sản phẩm có thành phần chính nattokinase giúp hỗ trợ cải thiện di chứng sau đột quỵ não

Sản phẩm có thành phần chính nattokinase giúp hỗ trợ cải thiện di chứng sau đột quỵ não

Khả năng làm tan cục máu đông của nattokinase mạnh gấp 3 lần plasmin - enzyme nội sinh duy nhất trong cơ thể có khả năng tiêu sợi fibrin. Ngoài ra nattokinase còn kích thích cơ thể tăng tổng hợp các chất làm tan cục máu đông; điều hoà đường huyết, hạ huyết áp giảm cholesterol, chống xơ vữa động mạch từ đó giúp phòng ngừa đột quỵ não. Chính vì thế các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng và cho ra đời sản phẩm có thành phần nattokinase giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ. Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng tại các viện TWQĐ 108, viện Quân y 103, viện Bạch Mai… về khả năng cải thiện di chứng sau đột quỵ hiệu quả. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng liều 4-6 viên/ ngày, liên tục từ 3-6 tháng.

Nếu có băn khoăn về các vấn đề tập vật lý trị liệu sau đột quỵ, đừng ngần ngại hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn sớm nhất.

Dược sĩ Lan Khuê

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Nattospes.webp

Bình luận