Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau tim mạch. Đáng báo động, tỷ lệ đột quỵ trong những năm gần đây ngày càng tăng cao, đặc biệt ở người trẻ tuổi…

Thực trạng tỷ lệ đột quỵ tại Việt Nam

Trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam thuộc nhóm màu đỏ đậm nhất - tức nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất, tỷ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân. Theo tỷ lệ này, với dân số 100 triệu, số ca đột quỵ tại Việt Nam khoảng trên 200.000 mỗi năm. Sau các bệnh về tim mạch, đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Thống kê cho thấy, độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay bị đột quỵ khoảng 65 tuổi, độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%.Tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 1,5 lần so với nữ. Tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não là 76%, chảy máu não là 24%.

PGS.TS Mai Duy Tôn – Giám đốc Trung tâm đột quỵ bệnh viện Bạch Mai cho biết, năm 2023 trung bình mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận đến 50 bệnh nhân đột quỵ, có ngày cao điểm khoảng 55 bệnh nhân, tuy nhiên trong đó chỉ khoảng 20% bệnh nhân đến viện trong thời gian vàng. Con số này đã tăng lên so với trước đó, nhưng so với nhiều trung tâm trên thế giới, tỉ lệ này còn khá thấp. Có nhiều trung tâm, bệnh nhân đến trong thời gian vàng đạt 50-75%.

Bên cạnh đó, tình trạng người trẻ bị đột quỵ lại càng tăng cao. Thống kê tại các bệnh viện cho thấy năm 2023, số lượng bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi bị đột quỵ tăng 20-25%, tăng gấp đôi so với các năm trước. Điều này cho thấy đột quỵ ngày càng trẻ hóa và nguy hiểm khôn lường.

Bản đồ cho biết mức độ đột quỵ của các nước trên thế giới

Những nguyên nhân khiến tỷ lệ đột quỵ tăng cao

Có nhiều yếu tố khiến tỷ lệ đột quỵ tại Việt Nam ngày càng tăng cao: Cụ thể như:

Lối sống không khoa học

Một lối sống không học về chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống cùng các thói quen xấu cũng khiến cho đột quỵ gia tăng, đặc biệt ở người trẻ.

  • Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm giàu calo, muối và chất béo, đồng thời ít ăn rau củ và hoa quả có thể dẫn đến tăng cân, tăng cholesterol và tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và đột quỵ.
  • Thiếu vận động và ít hoạt động thể chất sẽ làm giảm sức khỏe tim mạch và cường độ của hệ thống tim mạch, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về đột quỵ.
  • Nếu bạn có thói quen uống nhiều rượu bia thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích cũng sẽ làm tăng các mảng xơ vữa, tăng huyết áp và gây ra tăng nguy cơ mắc các vấn đề về đột quỵ. 
  • Nếu chế độ làm việc của bạn quá căng thẳng, nghỉ ngơi ít cũng sẽ gây thiếu máu não cục bộ, đột quỵ.

Ăn uống nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ

 

Yếu tố bệnh nền

Đột quỵ thường xuất hiện ở những người mắc sẵn các bệnh nền như: Tiểu đường, tim mạch, huyết áp, rối loạn lipid máu… Nếu không kiểm soát các yếu tố bệnh nền bằng việc sử dụng thuốc uống đều đặn, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi ăn uống điều độ… sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ não.

Môi trường thời tiết

Môi trường thời tiết cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Cụ thể khi môi trường quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ dẫn đến đột quỵ, đặc biệt ở người cao tuổi và người thường xuyên phải làm việc ngoài trời.  Nắng nóng làm thân nhiệt tăng cao, khi thân nhiệt lên đến 40 độ C dẫn đến mất muối và nước, khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt hoạt động quá mức, từ đó ảnh hưởng hệ tim mạch, hô hấp, gan thận và hệ thần kinh... Nếu không được bổ sung nước, máu đặc hơn, lưu thông kém và làm tăng huyết áp gây đột quỵ.

Với môi trường quá lạnh sẽ khiến cho các mạch máu co lại, có thể làm tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ xuất huyết não. Máu cũng có xu hướng đặc và dính hơn khi thời tiết lạnh, điều này làm cho cục máu đông dễ xuất hiện hơn, gây ra đột quỵ thiếu máu cục bộ.

Thời tiết nắng nóng cũng làm tăng nguy cơ bị đột quỵ não

Tâm lý chủ quan

Nhiều người có tâm lý chủ quan, không nghĩ bản thân có thể bị đột quỵ, thường gặp ở người trẻ, người vốn luôn khỏe mạnh và không có bệnh nền. Tuy nhiên đột quỵ là bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ đối tượng nào và đang có xu hướng ngày trẻ hóa. Việc chủ quan sẽ khiến bạn không có ý thức chủ động phòng ngừa, hoặc khi bản thân đã có những dấu hiệu báo trước của cơn đột quỵ, người bệnh không nhận thấy để đi cấp cứu trong giờ vàng, điều này là cực kỳ nguy hiểm.

Biện pháp phòng ngừa đột quỵ từ sản phẩm thảo dược

Để phòng ngừa đột quỵ, bên cạnh việc điều chỉnh lại lối sống khoa học, kiểm soát các bệnh nền… thì các chuyên gia khuyến cáo bạn nên dùng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ. Trong đó sản phẩm có thành phần chính từ nattokinase đã được nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện được nhiều người lựa chọn. Từ lâu nattokinase được biết đến là một enzyme có trong món đậu tương lên men của người Nhật. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho biết tác dụng của nattokinase như: làm tan cục máu đông, ổn định huyết áp, giảm xơ vữa động mạch, giảm cholesterol, giảm mỡ máu xấu, điều hòa đường huyết…

Chính vì thế các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng và cho ra đời sản phẩm thảo dược có thành phần chính nattokinase giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ. Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng tại các viện TWQĐ 108, viện Quân y 103, viện Bạch Mai… về khả năng hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng liều 4-6 viên/ ngày, liên tục từ 3-6 tháng.

Sản phẩm có thành phần chính nattokinase giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ

Qua bài viết vừa rồi chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được tại sao tỷ lệ đột quỵ tại Việt Nam lại tăng cao đáng báo động từ đó chủ động phòng ngừa. Nếu có băn khoăn về các vấn đề đột quỵ não, đừng ngần ngại hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn sớm nhất.

Dược sĩ Lan Khuê

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Nattospes.webp

Bình luận