Chạy thận nhân tạo giúp cải thiện trình trạng suy thận. Vậy, khi nào cần chạy thận nhân tạo? Chi phí là bao nhiêu, người bệnh có gặp rủi ro gì không?

Khi nào phải chạy thận nhân tạo?

Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu khi chức năng thận của người bệnh suy giảm rất nhiều hoặc gần như mất hoàn toàn. Phương pháp này giúp lọc các chất thải như creatinin, ure cùng chất lỏng dư thừa; cân bằng khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như kali, natri, canxi trong máu và kiểm soát huyết áp.

Do đó, phương pháp chạy thận nhân tạo thường được chỉ định trong những trường hợp như sau:

  • Người bệnh suy thận giai đoạn từ 3B đến 5. Đặc biệt là giai đoạn 5, khi chức năng thận chỉ còn 10-15% hay mức lọc cầu thận (eGFR) ≤ 15ml/phút/1,73m².
  • Người bệnh mắc kèm đái tháo đường được chỉ định sớm hơn.
  • Chỉ định trong suy thận cấp, ngộ độc và quá liều thuốc.

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định chạy thận nhân tạo dựa trên tình trạng sức khỏe. Đôi khi người bệnh cũng có thể đưa ra quyết định việc có chạy thận nhân tạo hay không.

Chay-than-nhan-tao-thuong-duoc-chi-dinh-doi-voi-nguoi-bi-suy-than-giai-doan-tu-3B-den-5-hoac-tinh-trang-suy-than-cap-tinh.jpg

Chạy thận nhân tạo thường được chỉ định đối với người bị suy thận giai đoạn từ 3B đến 5 hoặc tình trạng suy thận cấp tính

>>> XEM THÊM: Những dấu hiệu bệnh suy thận điển hình nhưng không phải ai cũng biết

Bao lâu phải chạy thận một lần? 

Chạy thận nhân tạo được thực hiện theo chu kỳ ít nhất 12 giờ mỗi tuần. Tức là, mỗi lần chạy thận nhân tạo được thực hiện ít nhất 4 giờ, 3 lần/tuần đối với người bệnh suy thận giai đoạn nặng và 2 lần/tuần nếu suy thận ở giai đoạn nhẹ.

Chi phí chạy thận nhân tạo là bao nhiêu?

Tùy theo từng trường hợp mà chi phí người bệnh phải trả cho phương pháp chạy thận nhân tạo sẽ khác nhau, bao gồm có hoặc không có bảo hiểm y tế. 

  • Đối với trường hợp không có bảo hiểm y tế: Người bệnh phải tự thanh toán toàn bộ chi phí khi chạy thận. 
  • Đối với trường hợp có bảo hiểm y tế: Theo quy định, bảo hiểm y tế hỗ trợ chi phí không vượt quá 543.000 đồng. Mức chi trả bảo hiểm còn tùy thuộc vào vấn đề người bệnh được thanh toán ở mức 80%, 95% hay 100%. Nếu không được chi trả toàn bộ, các khoản chi phí còn lại người bệnh cần nộp có thể lên đến vài triệu hoặc vài chục triệu mỗi tháng.

Quá trình chạy thận diễn ra trong thời gian dài nên các khoản chi phí bỏ ra không hề nhỏ, tạo áp lực lớn cho nhiều gia đình có điều kiện kinh tế eo hẹp.

Một số biến chứng khi chạy thận nhân tạo lâu dài

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, người bệnh suy thận có thể gặp một số biến chứng sau:

  • Hạ huyết áp: Thường xảy ra ở 25-60% số người bệnh. Hạ huyết áp trong quá trình lọc máu có thể xuất hiện tình trạng suy tim, rối loạn nhịp tim,...
  • Chuột rút: Xảy ra ở 5-25% số người bệnh. Hiện tượng này có thể là do tình trạng hạ huyết áp và quá trình siêu lọc quá mức cũng như dịch lọc có nồng độ natri thấp.
  • Buồn nôn, nôn: Chiếm tỷ lệ 5-15%. Đây là triệu chứng của tình trạng mất cân bằng điện giải. Sự mất cân bằng này có thể xuất phát từ nồng độ bất thường của kali và natri, liên quan đến tỷ lệ tử vong do tim mạch.
  • Đau ngực: Xảy ra ở 2-5% số người bệnh. Biến chứng này thường xuất hiện ở người bệnh bị thiếu máu cơ tim hoặc do chạy thận lần đầu.
  • Ngứa: Xảy ra ở 1-5% số người bệnh. Nguyên nhân là do người bệnh dị ứng với một số chất có trong dịch lọc.

Ngoài ra, một số biến chứng ít phổ biến hơn mà người bệnh có thể gặp phải như: Đau đầu, sốt, khó thở, đau lưng, xẹp tĩnh mạch trong quá trình lọc máu,...

Ha-huyet-ap-la-bien-chung-thuong-gap-o-nguoi-benh-phai-chay-than-nhan-tao.jpg

Hạ huyết áp là biến chứng thường gặp ở người bệnh phải chạy thận nhân tạo

Dành dành - Thảo dược giúp ngăn ngừa nguy cơ chạy thận nhân tạo an toàn, hiệu quả

Nhiều nghiên cứu của các trường đại học và bệnh viện tại Trung Quốc (Đại học Tế Nam, Đại học Y khoa Côn Minh,...) vào năm 2017 cho thấy những hoạt chất sinh học trong quả dành dành giúp giảm tình trạng thiếu máu thận nhờ cơ chế tăng sinh mạch máu mới và kích thích tủy thận sinh hồng cầu mới; chống xơ hóa thận và giảm tổn thương thận. 

Thực tế sử dụng đã chứng minh: Khi dành dành kết hợp với các thảo dược khác thì hiệu quả sẽ bền vững và vượt trội hơn do tỷ lệ đã được chuẩn hóa, bào chế bằng dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn WHO-GMP.

Tận dụng những thành tựu trên, các nhà nghiên cứu đã bào chế thành công sản phẩm với thành phần chính là cao dành dành, kết hợp với nhiều thảo dược khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo, linh chi đỏ,... giúp cải thiện chức năng thận, bảo vệ thận, làm chậm quá trình suy thận và giảm nhu cầu phải lọc máu ở người bệnh suy thận.

Qua-danh-danh-ho-tro-dieu-tri-suy-than-hieu-qua.jpg

Quả dành dành hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả

Theo khảo sát mới nhất của VnEconomy - Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là cao dành dành để cải thiện triệu chứng suy thận.

Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp chạy thận nhân tạo và giải pháp thảo dược an toàn cho người bệnh suy thận. Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là cao dành dành mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ chạy thận nhân tạo. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.kidney.org/atoz/content/hemodialysis

https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/kidney-failure/hemodialysis

https://www.kidneyfund.org/treatments/dialysis/hemodialysis-type-dialysis

Bình luận