Phù trong suy thận mạn là gì, có nguy hiểm không?
Suy thận mạn tính gây ra nhiều triệu chứng cho người bệnh, trong đó có phù. Vậy, cơ chế phù trong suy thận mạn là gì? Làm thế nào để cải thiện hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm? Lời giải đáp sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Cơ chế phù trong suy thận mạn
Khi bị suy thận mạn, mức độ lọc cầu thận sẽ giảm dần theo từng giai đoạn. Lúc này, chất độc và nước dư thừa không thể đào thải ra ngoài cơ thể. Bởi vậy, nước sẽ ứ đọng và tích tụ lại trong các khoang bào, gây ra hiện tượng phù nề.
Tình trạng phù do suy thận mạn thường xuất hiện nhiều vào thời gian chiều tối hoặc về đêm. Bệnh sẽ thuyên giảm vào ban ngày. Những cơ quan như mí mắt, tay, mắt cá chân là các bộ phận thường xảy ra tình trạng phù.
Cơ chế phù trong suy thận mạn
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng phù do suy thận mạn:
- Phù do suy thận mạn sẽ có triệu chứng đau âm ỉ ở vùng thắt lưng.
- Cảm thấy khó chịu, bồn chồn.
- Thường xuyên mất ngủ về đêm bởi hiện tượng đau nhức do phù kéo đến.
- Cân nặng thay đổi bất thường do hiện tượng tích nước ở các khoang bào.
- Người bệnh chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.
- Xuất hiện triệu chứng đi ngoài lỏng.
Tình trạng phù do suy thận mạn có nguy hiểm không?
Dưới đây là một biến chứng nguy hiểm khi tình trạng phù do suy thận mạn không được kiểm soát hiệu quả:
- Tràn dịch màng phổi: Tình trạng phù càng nặng, lượng nước thừa tích tụ trong cơ thể càng nhiều. Khi đó dễ khiến dịch tràn vào màng phổi. Bệnh nhân suy thận mạn sẽ cảm thấy tức ngực, khó thở.
- Tràn dịch ổ bụng: Lượng nước dư thừa mà thận không thể đào thải ra ngoài dễ gây ra hiện tượng khó tiêu, rốn lồi và bụng căng trướng.
- Máu khó đông: Cơ chế phù trong suy thận mạn là làm giảm áp lực keo của máu và hàm lượng protein trong máu, tăng nước trong các mô. Do vậy, máu ở người suy thận mạn rất khó đông kết.
- Gây ra các bệnh tim mạch: Áp suất tĩnh mạch tăng lên khi nước dư thừa đi vào các mô. Tình trạng này gây ra hiện tượng suy tim, đột quỵ,…
- Mức độ lọc cầu thận giảm: Tuần hoàn máu giảm, lượng máu vào thận cũng giảm do khoang bào đã bị nước dư thừa chiếm đóng. Mức độ lọc cầu thận càng giảm thì hiện tượng ứ muối và nước thừa càng diễn ra nặng hơn. Vì vậy mà tình trạng phù càng tiến triển xấu đi.
Tình trạng phù trong suy thận mạn có thể gây tràn dịch màng phổi
Cải thiện tình trạng phù do suy thận mạn như thế nào?
Một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng phù, hỗ trợ điều trị suy thận mà bạn có thể tham khảo như:
Kiểm soát chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những bước quan trọng để bảo tồn chức năng thận, hạn chế biến chứng nguy hiểm do suy thận mạn gây ra, cụ thể:
- Ăn nhạt, hạn chế sử dụng muối. Tránh những thực phẩm chứa nhiều muối như: Dưa muối, cà muối, đồ đóng hộp, chế biến sẵn,…
- Bổ sung đạm vừa đủ và chất béo lành mạnh: Nên chọn nguồn protein từ cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và đậu. Đồng thời, thêm vào thực đơn nguồn chất béo lành mạnh bao gồm: Cá béo, các loại hạt, olive và quả bơ,...
- Kiêng carbohydrate tinh chế và tránh thực phẩm gây viêm, dị ứng.
- Hạn chế những trái cây có nồng độ fructose cao như chuối và cam vì chúng khiến thận bị tổn thương.
- Bổ sung vitamin nhóm B: Các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B5 và B6 giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thận làm việc hiệu quả.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,…
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát tình trạng phù trong suy thận mạn
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Việc tập luyện sẽ giúp giảm đau nhức xương khớp do phù nề. Người bệnh chỉ nên lao động nhẹ, tập luyện các bài tập có cường độ vận động thấp.
Sử dụng thuốc theo chỉ định
Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng và thuốc uống mà các bác sĩ đã chỉ định. Lưu ý, khi dùng lâu dài sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ.
>>> XEM THÊM: Thuốc điều trị suy thận mạn - Nên chọn loại nào?
Giải pháp kiểm soát suy thận mạn, cải thiện tình trạng phù nề hiệu quả
Cùng với các biện pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt kể trên, bạn có thể kiểm soát bệnh suy thận cũng như cải thiện tình trạng phù nề hiệu quả bằng cách sử dụng sản phẩm thảo dược tốt cho thận. Tiêu biểu là sản phẩm chứa thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp cùng: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, râu mèo, mã đề, trầm hương,…
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh thành phần râu mèo và đan sâm trong sản phẩm có tác dụng giảm rõ rệt ure và creatinin, tăng hemoglobin huyết. Bên cạnh đó, thành phần chính dành dành cũng có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới. Đặc biệt, một trong các nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 chứng minh, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, chống xơ hóa thận, ngăn ngừa suy thận.
Dành dành cùng các thảo dược quý khác hỗ trợ kiểm soát suy thận mạn, cải thiện phù nề hiệu quả
Sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng suy thận mạn, chẳng hạn như rối loạn tiểu tiện, phù thũng, vô niệu do thận kém hoặc tiểu khó, tiểu rắt. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có tới 92,9% người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương chứa các thành phần trên.
Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về cơ chế phù trong suy thận mạn và cách cải thiện. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về bệnh thận, suy thận, hãy để lại bình luận dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn đầy đủ và nhanh nhất.
Bình luận