Tìm hiểu về các loại hormon tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ và chịu trách nhiệm sản xuất hormone tuyến giáp. Đây là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống nội tiết. Tuyến giáp tiết ra Triiodothyronine (T3) và Thyroxine (T4). Những hormone này giúp điều chỉnh cân nặng, mức năng lượng, nhiệt độ cơ thể,...

Thyroxine (T4) là hormon được sản xuất bởi tuyến giáp, giúp điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi nồng độ hormone T4 trong máu thấp sẽ truyền tín hiệu đến vùng dưới đồi để giải phóng hormone thyrotropin kích thích tuyến yên tiết ra TSH . Hormone TSH sẽ kích thích tuyến giáp sản xuất hormone T4.

Triiodothyronine (T3) là hormone thứ hai được sản xuất bởi tuyến giáp. T3 giúp kiểm soát sự phát triển của cơ bắp, chức năng của não, tim và hệ tiêu hóa. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn có thể làm thay đổi nồng độ hormone T3, T4 trong máu khiến người bệnh gặp phải các vấn đề như:

  • Nhiễm độc tuyến giáp, cường giáp: Có quá nhiều hormone T3 do tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Suy giáp: Diễn ra khi tuyến giáp sản xuất không đủ hormon cần thiết.

hormone-t3-t4-giup-kiem-soat-qua-trinh-trao-doi-chat-cua-co-the.webp

Hormone T3, T4 giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể

Triệu chứng khi bị rối loạn hormon tuyến giáp

Rối loạn tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều (cường giáp) hoặc quá ít hormone tuyến giáp (suy giáp). Cụ thể như sau:

Bảng 1: Dấu hiệu rối loạn hormone tuyến giáp

Dấu hiệu suy giáp

Dấu hiệu cường giáp

Cơ thể mệt mỏi.

Tăng cân.

Suy giảm trí nhớ.

Mệt mỏi.

Rối loạn kinh nguyệt.

Tóc khô và xơ.

Giọng nói khàn.

Sợ lạnh.

Lo lắng, khó chịu và căng thẳng.

Khó ngủ.

Giảm cân.

Bướu cổ.

Bị yếu cơ và run.

Rối loạn kinh nguyệt.

Mắt lồi, nhìn đôi.

Da nhờn.

Tim đập nhanh.

Sợ nóng, vã mồ hôi.

>>>Xem thêm: Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu suy giáp?

Rối loạn hormon tuyến giáp gây ra bệnh gì?

Rối loạn hormone tuyến giáp có thể gây ra các bệnh liên quan đến hội chứng cường giáp và suy giáp. Cụ thể:

  • Tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm tăng nồng độ T3 trong máu gây ra các triệu chứng cường giáp. Hội chứng này thường xuất hiện trong các bệnh Graves, viêm tuyến giáp hoặc do u tuyến giáp lành tính. Cường giáp cũng có thể xảy ra khi uống quá liều hormone thay thế trong điều trị suy giáp.
  • Suy giáp có thể xảy ra sau điều trị cường giáp hoặc do hệ thống miễn dịch bị rối loạn, mang thai, bẩm sinh,... Hội chứng này thường xuất hiện trong các bệnh như: Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto, u tuyến yên.

Cách điều trị rối loạn hormone tuyến giáp

Để cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp, người mắc cần áp dụng các cách sau:

Điều trị theo tình trạng bệnh lý

Mục tiêu điều trị rối loạn tuyến giáp là ổn định nồng độ hormone, cải thiện các triệu chứng của bệnh. Dựa vào nguyên lý này, trong điều trị các chuyên gia thường có phác đồ cho từng trường hợp cụ thể.

Đối với các bệnh có biểu hiện cường giáp

Sử dụng thuốc kháng giáp (methimazolepropylthiouracil): Đây là những loại thuốc có tác dụng ngăn chặn tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone.

I-ốt phóng xạ: Phương pháp điều trị này làm tổn thương các tế bào của tuyến giáp, ngăn chặn việc sản xuất quá nhiều hormone T3, T4.

Thuốc chẹn beta: Những loại thuốc này giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp của người bệnh. Bởi khi bị cường giáp người mắc thường gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh.

Phẫu thuật: Phẫu thuật giúp thu nhỏ khối bướu tuyến giáp, ngăn ngừa tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone T3, T4. Tuy nhiên, sau phẫu thuật tuyến giáp người mắc có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Chảy máu, nhiễm trùng, suy giáp phải sử dụng hormone thay thế suốt đời,...

Với trường hợp bị suy giáp

Sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp: Khi bị suy giáp người bệnh thường phải sử dụng thuốc hormone tổng hợp được bổ sung từ bên ngoài vào. Một loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi hiện nay đó là levothyroxine. Khi sử dụng thuốc này, người mắc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Loạn nhịp tim, lo lắng, mất ngủ, tiêu chảy, vã mồ hôi,...

Hiện nay, để cải thiện tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây nhiều người có xu hướng sử dụng thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là: Hải tảo, bán biên liên, lá neem, ba chạc, khổ sâm nam,... Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy: Hải tảo giúp điều hòa miễn dịch, ổn định nồng độ hormone, tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Vì vậy, để điều trị suy giáp, cường giáp hiệu quả, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc tây cùng với các thảo dược có tác dụng cải thiện chức năng tuyến giáp.

cac-thao-duoc-giup-cai-thien-roi-loan-hormone-tuyen-giap-an-toan-hieu-qua.webp

Các thảo dược giúp cải thiện rối loạn hormone tuyến giáp an toàn, hiệu quả

Phòng ngừa biến chứng do rối loạn hormon tuyến giáp

Rối loạn hormone tuyến giáp không được điều trị đúng cách có thể khiến người mắc gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Vô sinh, suy tim, dị tật bẩm sinh, loãng xương và thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Để phòng ngừa biến chứng do rối loạn hormon tuyến giáp, người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả.
  • Người bị rối loạn hormone tuyến giáp nên tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế ăn đậu nành, gluten,...
  • Nên ăn các thực phẩm như: Sữa chua, rong biển, các loại hạt, sữa, thịt gà, cá, trứng, quả mọng, súp lơ và cải xoăn.
  • Tránh căng thẳng kéo dài.
  • Nói không với các đồ uống chứa chất kích thích như: Rượu, bia,...

Công việc bận rộn, lối sống không khoa học là những yếu tố làm tăng nguy cơ gây rối loạn hormone tuyến giáp. Tình trạng này gặp trong nhiều bệnh lý nội tiết khác nhau kể cả bướu cổ lành tính và ác tính. Để điều trị bệnh hiệu quả, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, người mắc cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp, hãy gọi ngay tới tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.

>>>Xem thêm: 4 phương pháp điều trị cường giáp hiện nay

Link tham khảo:

https://www.endocrineweb.com/conditions/hypothyroidism/symptoms-hypothyroidism

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8541-thyroid-disease

https://www.medicinenet.com/thyroid_disorders/article.htm

Dược sĩ Kim Ngân

box-igv.webp

Bình luận