Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, là một rối loạn chuyển hóa mạn tính, gây ra bởi sự suy giảm chức năng sản xuất hoặc sử dụng insulin trong cơ thể. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách ổn định đường huyết như thế nào? Cùng xem chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường

Insulin là hormone quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả, đường huyết tăng cao, dẫn đến bệnh tiểu đường. Có hai loại chính của bệnh tiểu đường: Tiểu đường type 1 và type 2. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường:

Di truyền và yếu tố gia đình

Tiểu đường type 1 thường xuất hiện khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, gây ra sự thiếu hụt insulin. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc tiểu đường type 1, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn.

Mặc dù tiểu đường type 2 chủ yếu liên quan đến lối sống và môi trường, yếu tố di truyền cũng có vai trò quan trọng. Nếu có người thân trong gia đình mắc tiểu đường type 2, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng tăng lên.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống nhiều đường và chất béo: Ăn nhiều thực phẩm chứa đường, chất béo bão hòa và các loại thức ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường type 2. Những thực phẩm này có thể gây tăng cân và ảnh hưởng đến chức năng của insulin trong cơ thể.

Chế độ ăn không lành mạnh là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Chế độ ăn không lành mạnh là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Thiếu vận động

Lối sống ít vận động là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường type 2. Việc thiếu vận động làm giảm khả năng sử dụng insulin của cơ thể, dẫn đến sự tích tụ đường trong máu.

Béo phì và thừa cân

Béo phì, đặc biệt là béo bụng, là yếu tố nguy cơ lớn nhất của tiểu đường type 2. Mỡ thừa, đặc biệt là mỡ bụng, làm giảm độ nhạy cảm của các tế bào đối với insulin, dẫn đến tăng đường huyết.

Stress và căng thẳng

Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng nồng độ hormone cortisol, dẫn đến sự tăng đường huyết. Stress cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và lối sống, góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tuổi tác

Nguy cơ mắc tiểu đường type 2 tăng theo tuổi. Người trên 45 tuổi có nguy cơ cao hơn do sự suy giảm chức năng của tuyến tụy và độ nhạy cảm insulin giảm dần.

Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, sẽ giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ mắc các bệnh như: Nhồi máu cơ tim, bệnh lý võng mạc gây mù mắt, tai biến mạch máu não, suy thận,... Sau đây là các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường:

Khát nước và uống nước nhiều

Triệu chứng đầu tiên khi mắc bệnh tiểu đường là sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt với tình trạng khát nước do mất nước.

Khát nước là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Khát nước là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Cơ thể yếu, mệt mỏi thường xuyên

Trường hợp mắc bệnh tiểu đường, do thiếu insulin nên glucose lưu thông trong cơ thể sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng để nuôi dưỡng cơ thể. Mặt khác, do mất nhiều năng lượng để đào thải glucose qua đường tiểu nên cơ thể mệt mỏi quá mức, suy nhược.

Ăn nhiều nhưng sụt cân

Glucose trong máu người bị tiểu đường tăng cao mà không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng. Do đó mà người bệnh tiểu đường ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nhưng lại gầy sút cân nhanh.

Đi tiểu nhiều lần 

Nếu bạn đi tiểu nhiều kèm với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, chất lượng nước tiểu bình thường, không gắt buốt,… đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Thị lực giảm sút

Khi thị lực của bạn không nhìn rõ như trước, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòe không rõ thì bạn cần phải đi khám mắt và kiểm tra đường huyết để xác định có mắc bệnh tiểu đường không.

Xuất hiện nhiều vết thâm nám

Bệnh tiểu đường thường trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da.

Viêm nướu

Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy giảm, khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn. Khi đó, lợi sẽ là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhiều nhất, viêm nướu, viêm họng, nấm,…thường xuyên.

Vết thương lâu lành

Người bệnh tiểu đường gây tổn thương lòng mạch, tắc mạch máu hoại tử cơ quan bộ phận, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành, dễ hoại tử nhiễm trùng.

Vết thương lâu lành có thể do bệnh tiểu đường

Vết thương lâu lành có thể do bệnh tiểu đường

Tê, ngứa đầu chi

Đây là tình trạng tê ngứa hay cảm giác nóng rát, tê rần như kiến bò ở tay và chân đặc biệt là ngón tay, ngón chân. Tình trạng này cũng là hậu quả của sự tổn thương các dây thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra.

Biện pháp giúp ổn định đường huyết tại nhà

Dưới đây là một số cách ổn định đường huyết tại nhà, giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên:

Đi dạo sau bữa ăn

Đi dạo sau bữa ăn là cách hạ đường huyết tại nhà mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày. Việc dành thời gian đi bộ nhẹ nhàng 1 giờ sau bữa ăn mang lại rất nhiều lợi ích, vừa giúp cơ thể chuyển hóa đường hiệu quả, vừa hạn chế được nguy cơ tăng đường huyết.

Bổ sung đủ nước

Một trong những cách hạ đường huyết tại nhà hiệu quả là uống nhiều nước. Nước góp phần vào việc quản lý lượng đường trong máu, khi tăng lượng nước uống vào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc loại bỏ đường khỏi cơ thể.

Kiểm soát lượng tinh bột

Mặc dù tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người nhưng việc kiểm soát lượng đưa vào cơ thể lại rất quan trọng, đặc biệt đối với những người đang bị tiểu đường. 

Bổ sung vi chất dinh dưỡng

Tăng cường bổ sung magiê và crom cho cơ thể, bởi sự thiếu hụt các vi chất này có liên quan đến việc tăng đường huyết. Crom hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, có trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, bông cải xanh. Trong khi đó, magiê có nhiều trong sô cô la và rau xanh, hỗ trợ giúp hạ đường huyết hiệu quả.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ ngon, ngủ đủ giấc có tác dụng vô cùng to lớn đối với sức khỏe người bị tiểu đường. Việc nghỉ ngơi không đầy đủ sẽ làm gián đoạn lượng đường trong máu và độ nhạy của insulin, dẫn đến tăng cân, tăng mức cortisol. Do đó, bạn hãy đảm bảo ngủ 7-9 giờ mỗi đêm và kết hợp nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe tổng thể.

Kiểm soát cân nặng

Cân nặng là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Chỉ cần giảm 7% trọng lượng cơ thể là bạn đã có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 58%. Đặc biệt là vòng eo vì đây là chỉ số quan trọng về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Cân nặng phù hợp cũng giúp kiểm soát đường huyết

Cân nặng phù hợp cũng giúp kiểm soát đường huyết

Giải pháp ổn định đường huyết từ thảo dược

Ngoài các biện pháp tại nhà đã nêu trên, các chuyên gia cũng khuyến khích người bị tiểu đường nên kết hợp sử dụng thêm viên uống chứa thành phần chính là lá xoài để giúp ổn định đường huyết. Viên uống là sự kết hợp các thành phần lá xoài, hoàng bá, lá neem, mướp đắng, quế chi. Viên uống kế thừa từ công thức bí truyền của người Ấn Độ (thường dùng lá xoài, đặc biệt là những lá còn non đun sôi để tạo thành trà, uống hàng ngày giúp kiểm soát lượng đường trong máu) được các nhà khoa học ứng dụng bào chế bằng công nghệ lượng tử nên đem lại hiệu quả kiểm soát đường huyết vô cùng vượt trội mà lại an toàn. 

Ngoài ra, thành phần chính lá xoài còn được nghiên cứu chứng minh tác dụng hạ đường huyết của lá xoài được chứng minh là tương tự Metformin - Thuốc điều trị tiểu đường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Sản phẩm chứa thành phần chính giúp:

  • Hạ nhanh và ổn định đường huyết chỉ sau 2 - 4 tuần, từ đó cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, gầy sút cân, mờ mắt, tiểu đêm nhiều, tê bì tay chân,...
  • Giảm cholesterol máu và nguy cơ biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.
  • Giúp người tiền tiểu đường hạn chế tiến triển thành bệnh tiểu đường.

Để nhanh chóng ổn định đường huyết, bạn nên có lối sống khoa học kết hợp thêm viên uống chứa thành phần chính lá xoài mỗi ngày nhé.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận để được chuyên gia giải đáp!

thao-duoc-glutex.png

Bình luận