Tất tần tật về suy giáp - Thông tin hữu ích bạn đừng bỏ qua!
Tìm hiểu về bệnh lý suy tuyến giáp
Suy tuyến giáp ngày càng trở nên phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc cao, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Vậy, suy tuyến giáp là gì và có bao nhiêu loại suy tuyến giáp hiện nay?
Bệnh lý suy giáp là gì?
Suy giáp (còn gọi là nhược giáp) là tình trạng tuyến giáp kém hoạt động, sản xuất không đủ hormone T3, T4. Đây là hai hormone có vai trò quan trọng trong kiểm soát quá trình trao đổi chất giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để tế bào sử dụng, ví dụ như nhiệt độ và nhịp tim.
Phân loại suy giáp
Suy tuyến giáp được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn trong quá trình điều trị, dựa vào nguyên nhân người ta chia bệnh suy giáp làm 3 loại đó là:
- Suy giáp nguyên phát; Suy giáp cận lâm sàng: Nguyên nhân gây bệnh tại tuyến giáp.
- Suy giáp thứ phát: Nguyên nhân gây bệnh là ở tuyến yên.
Suy giáp nguyên phát
Suy giáp nguyên phát xảy ra khi tuyến giáp bị phá hủy. Nguyên nhân chủ yếu là do tự miễn dịch, phẫu thuật tuyến giáp, phóng xạ hoặc bức xạ. Người bị suy giáp nguyên phát thường có nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) thấp và nồng độ thyroxine (T4) giảm.
Suy giáp cận lâm sàng
Suy giáp cận lâm sàng hay còn gọi là suy tuyến giáp nhẹ. Bệnh được chẩn đoán khi nồng độ hormone tuyến giáp trong phạm vi cho phép nhưng nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong huyết thanh tăng nhẹ. Người bị suy giáp cận lâm sàng thường không có triệu chứng điển hình vì vậy rất khó nhận biết. Suy giáp cận lâm sàng có nguy cơ cao tiến triển thành suy giáp thứ phát và gây ra các biến chứng trên hệ tim mạch.
Suy giáp thứ phát
Suy giáp thứ phát là một rối loạn tuyến giáp hiếm gặp. Nguyên nhân gây bệnh có thể do khối u trong tuyến yên. Suy giáp gây ra nhiều triệu chứng khác nhau và làm ảnh hưởng đến tất cả các chức năng của cơ thể.
Suy giáp nguyên phát xảy ra khi tuyến giáp bị phá hủy
Nguyên nhân gây suy giáp là gì?
Nguyên nhân chính gây ra suy giáp là do tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ lượng hormone cần thiết để cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Điều này diễn ra khi tuyến yên bị kích thích bởi tác động nào đó, khiến nó bị lỗi và không thể tiết ra và gửi TSH (Hormone kích thích tuyến giáp) đến cho tuyến giáp để giúp cân bằng hormone. Từ đó gây suy giáp.
Một số nguyên nhân thứ phát có thể gây ra hiện tượng này, ví dụ như:
- Viêm tuyến giáp Hashimoto: Hệ thống miễn dịch “tấn công ngược” vào tuyến giáp, khiến cơ quan này bị thương và không thể sản xuất đủ các hormone tuyến giáp.
- Điều trị các bệnh lý tuyến giáp: Điều trị bệnh tuyến giáp bằng phẫu thuật (cắt bỏ một phần, toàn phần) hoặc xạ trị sẽ là những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp.
- Điều trị cường giáp quá mức: Một vài trường hợp người bệnh điều trị cường giáp quá mức bằng liệu pháp i-ốt phóng xạ, thuốc kháng giáp cũng có thể khiến việc sản xuất hormone tuyến giáp bị suy yếu và chuyển thành suy giáp.
- Thiếu i-ốt: I-ốt là một khoáng chất mà tuyến giáp cần để tạo ra hormone T3, T4. Thiếu i-ốt sẽ làm cho quá trình sản xuất hormone bị suy giảm.
- Sử dụng thuốc men: Một số loại thuốc như lithium có thể gián tiếp gây ra suy giáp.
- Thai kỳ: Phụ nữ đang mang thai hoặc sau thai kỳ thường có nguy cơ bị suy giáp do cơ thể tự sản xuất ra kháng thể kháng giáp. Suy giáp thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai, tiền sản giật, đẻ non.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy giáp
>>>Xem thêm: SUY GIÁP BẨM SINH có chữa được không?
Suy giáp có nguy hiểm không?
Suy giáp sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Lúc này, lượng hormone bị thiếu hụt sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Lúc đó, suy giáp có thể gây ra nhiều biến chứng như:
Bướu cổ
Trong bệnh lý suy giáp, nồng độ hormone T3, T4 luôn ở mức thấp. Vì vậy tuyến yên sẽ liên tục kích thích tuyến giáp hoạt động để giải phóng hormone nhiều hơn. Điều này khiến cho tuyến giáp ngày càng mở rộng và hình thành khối bướu. Bướu to sẽ gây mất thẩm mỹ chèn ép lên thực quản, khí quản khiến người bệnh nuốt nghẹn, khó thở.
Vấn đề tim mạch
Suy giáp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nguyên nhân chủ yếu là do ở những người bị suy giáp, nồng độ cholesterol lipoprotein thấp (LDL) - cholesterol "xấu" thường tăng cao gây cản trở máu lưu thông, làm tăng áp lực lên tim.
Trầm cảm
Trầm cảm thường xuất hiện ở giai đoạn đầu suy giáp. Bệnh sẽ dần trở nên nặng nếu như không được điều trị. Suy giáp cũng có thể khiến cho người mắc sa sút trí tuệ, suy nghĩ chậm chạp.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Suy giáp kéo dài không kiểm soát có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại vi. Đây là những dây thần kinh mang thông tin từ não và tủy sống đến các cơ quan của cơ thể như cánh tay và chân. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể gây đau, tê và ngứa ran ở các vùng tay, chân.
Phù niêm (Myxedema)
Phù niêm (myxedema) là biến chứng hiếm gặp của suy giáp. Khi bị bệnh phù niêm người mắc thường mệt mỏi, buồn ngủ, sau đó là hôn mê sâu và bất tỉnh. Nếu người bệnh có các triệu chứng trên thì cần đến ngay cơ sở y tế.
Vô sinh
Hiện nay nhiều người thắc mắc suy giáp có mang thai được không? Trả lời câu hỏi này các chuyên gia cho biết: Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể cản trở quá trình rụng trứng gây vô sinh. Vì vậy, phụ nữ bị suy giáp cần được thăm khám và điều trị đúng cách để tránh biến chứng nguy hiểm này.
Dị tật bẩm sinh
Phụ nữ mang thai mắc suy giáp có nguy cơ cao sinh ra con bị dị tật bẩm sinh hoặc suy giáp bẩm sinh. Những em bé này sẽ chậm phát triển về trí tuệ và thể chất.
Các biến chứng thường gặp khi bị suy tuyến giáp
>>>Xem thêm: Bị bệnh suy giáp nên tập luyện như thế nào?
Làm thế nào để phát hiện suy giáp?
Suy giáp thường tiến triển khá âm thầm và khó phát hiện khi ở giai đoạn đầu. Để có thể chẩn đoán được bạn có bị suy giáp hay không, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng và thực hiện xét nghiệm y khoa cụ thể.
Dấu hiệu, triệu chứng của suy giáp
Suy giáp tiến triển chậm, vì vậy người mắc không thể nhận biết được các triệu chứng của bệnh. Suy giáp có nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào từng người. Dưới đây là một số triệu chứng suy giáp thường gặp:
- Mệt mỏi, tăng cân, nhạy cảm với nhiệt độ, đặc biệt sợ lạnh.
- Có thể thấy được nhiều thay đổi trên khuôn mặt, đặc biệt khu vực mí mắt bị sụp, bọng mắt xuất hiện vô căn.
- Sợ lạnh.
- Đau khớp và cơ, cảm thấy tê, ngứa ran ở tay, ngoài ra có thể thấy đau nhức khắp cơ thể, yếu cơ.
- Da khô, tóc rụng.
- Kinh nguyệt không đều, giảm hứng thú trong quan hệ tình dục.
- Nhịp tim chậm.
- Lo lắng, buồn phiền, hay quên, luôn cảm thấy áp lực.
- Một số trường hợp sẽ bị khàn tiếng, giọng nói trầm hơn.
Các triệu chứng mà người bị suy giảm chức năng tuyến giáp thường gặp
Các xét nghiệm chẩn đoán suy giáp
Chẩn đoán suy giáp không thể chỉ dựa vào các triệu chứng. Vì vậy để chẩn đoán suy giáp, bác sĩ cần cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu và siêu âm tuyến giáp để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Suy giáp có thể gây ảnh hưởng đến việc sinh sản nên những phụ nữ khó mang thai sẽ thường được chỉ định làm các xét nghiệm về tuyến giáp.
Các phương pháp điều trị và phòng ngừa suy giáp
Tùy thuộc vào từng loại suy giáp, người bệnh sẽ được hướng dẫn một số biện pháp điều trị và phòng ngừa riêng biệt. Cụ thể như sau.
Sử dụng thuốc thay thế hormone
Trong hầu hết các trường hợp, suy giáp được điều trị bằng cách sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp. Thuốc thường được sử dụng để điều trị suy giáp là levothyroxine. Người bệnh nên uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài việc sử dụng đơn lẻ Levothyroxine, các bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn dùng thêm triiodothyronine. Tuy liệu pháp này không được sử dụng thường xuyên, nhưng một số thử nghiệm tại Anh đã cho thấy hiệu quả của nó tốt hơn so với việc sử dụng Levothyroxine đơn lẻ.
Suy giáp sẽ không thể chữa khỏi được hoàn toàn, do đó, sau khoảng thời gian dùng thuốc hormone thay thế từ 6 - 8 tuần, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xét nghiệm máu và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp. Sau đó sẽ thực hiện kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần.
Levothyroxine là thuốc thường dùng để điều trị suy giáp
Cách phòng ngừa bệnh suy giáp tiến triển
Hiện tại, chưa có cách phòng ngừa suy giáp đặc hiệu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên bổ sung i-ốt cao hơn. Bởi đây là nguyên tố giúp tuyến giáp tổng hợp hormone T3, T4.
Mặc khác, để phòng ngừa và cải thiện bệnh suy giáp hiệu quả, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe hàng năm, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể như sau:
Thực đơn cho người bị suy giáp
Suy giáp xảy ra khi hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn, không tiết đủ hormone hormone T3, T4. Bên cạnh các biện pháp điều trị, thay đổi chế độ ăn sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Theo các chuyên gia, người bị suy giáp nên bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn của mình mỗi ngày:
- Thực phẩm giàu iốt bao gồm: Phô mai, sữa, muối ăn iốt, cá nước mặn, rong biển, trứng.
- Thực phẩm giàu selen bao gồm: Hạnh nhân, hạt điều, cá ngừ, tôm thịt bò, gà tây, bột yến mạch bánh mì nguyên cám.
- Thực phẩm giàu kẽm bao gồm: Hàu, cua, thịt lợn, hạt bí ngô, sữa chua.
Bên cạnh đó người bệnh nên tránh ăn các thực phẩm giàu gluten (lúa mì, yến mạch), thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, hamburger,...), các chế phẩm từ đậu nành.
Thay đổi lối sống lành mạnh
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần kết hợp thêm lối sống lành mạnh hơn để giúp tăng cường sức đề kháng, giảm được các nguy cơ làm tiến triển bệnh suy giáp. Việc thay đổi lối sống có thể bao gồm như kiểm soát cân nặng, thay đổi giờ giấc sinh hoạt như ngủ đúng giờ, tránh thức khuya,...
Bổ sung thêm các thảo dược hỗ trợ
Ngoài các phương pháp phòng ngừa trên, người bệnh có thể bổ sung thêm các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng giúp hỗ trợ, phòng ngừa rối loạn tuyến giáp tiến triển xấu hơn. Một trong các bài thuốc thảo dược thường được sử dụng hiện nay là sự kết hợp giữa chiết xuất hải tảo, cao khổ sâm nam, cao ba chạc, cao bán biên liên, ca lá neem,... Đây đều là những loại thảo dược an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả tốt cho người sử dụng. Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy: Hải tảo giúp điều hòa miễn dịch, ổn định nồng độ hormone, tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Vì vậy, để điều trị suy giáp hiệu quả, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc tây cùng với các thảo dược có tác dụng cải thiện chức năng tuyến giáp.
Hải tảo có tác dụng tốt cho người bệnh suy giáp
Suy giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, người mắc cần phát hiện bệnh sớm và được điều trị đúng cách. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh suy giáp, các bạn có thể liên hệ đến số 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn hỗ trợ thêm.
Link tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/symptoms-causes/syc-20350284
https://www.webmd.com/women/hypothyroidism-underactive-thyroid-symptoms-causes-treatments
Bình luận