Thuốc kháng giáp Methimazole và công dụng

Methimazole là thuốc kê đơn thuộc nhóm kháng giáp và thường được sử dụng để điều trị bệnh cường giáp. Methimazole có khả năng kháng giáp tổng hợp bằng cách ức chế sự tái tạo của các hormone T3, T4 đồng thời ngăn cản và hạn chế tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone.

Chính vì vậy loại thuốc này được dùng để điều trị cho những người đang gặp tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp). Ngoài ra, Methimazole cũng được sử dụng cho người sắp thực hiện phẫu thuật hoặc điều trị bệnh tuyến giáp bằng iod phóng xạ.

methimazole-duoc-chi-dinh-trong-dieu-tri-benh-cuong-giap.webp

Methimazole được chỉ định trong điều trị bệnh cường giáp

Trên thị trường hiện nay, thuốc được sản xuất và phân phối dưới dạng bào chế viên nén với các hàm lượng sau:

  • Methimazole 5mg: Được đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ x 10 viên. Giá bán trung bình khoảng 130.000 VNĐ/hộp.
  • Methimazole 10mg: Được đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ x 10 viên. Giá bán trung bình khoảng 200.000 VNĐ/hộp.

Lưu ý đơn giá trên chỉ là tham khảo và hoàn toàn có thể thay đổi theo chính sách bán của mỗi hiệu thuốc cũng như thời điểm mua thuốc. Bên cạnh tên biệt dược Methimazole 5mg thì thuốc cũng được biết tới với các tên thương mại khác như Tapazole, Northyx, Kuptapazol, Mynis Tablet, Tapdin,...

Cách sử dụng Methimazole điều trị cường giáp

Methimazole là thuốc kê đơn, vì vậy tốt nhất bạn hãy sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hoặc bạn có thể tham khảo cách dùng thuốc được nhà sản xuất cung cấp dưới đây.

Cách dùng: Sử dụng viên nén Methimazole theo đường uống với một cốc nước lọc. Bạn có thể sử dụng thuốc trước và sau khi ăn theo chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc nguyên viên, không nhai nát, cắn, bẻ nhỏ tránh giảm tác dụng điều trị.

Liều dùng: Liều dùng cụ thể cho từng người sẽ được bác sĩ xác định dựa trên tình trạng sức khỏe và thể chất người bệnh.

Với người lớn:

  • Điều trị cường giáp mức độ nhẹ: Sử dụng liều khởi đầu 15mg/ngày. Sau đó duy trì sử dụng 5 - 15mg/ngày chia làm 3 lần uống. Mỗi lần cách nhau khoảng 8 giờ.
  • Điều trị cường giáp mức độ vừa: Sử dụng liều khởi đầu 30 - 40mg/ngày. Sau đó duy trì sử dụng 5 - 15mg/ngày chia làm 3 lần uống. Mỗi lần cách nhau khoảng 8 giờ.
  • Điều trị cường giáp mức độ nặng: Sử dụng liều khởi đầu 60mg/ngày. Sau đó duy trì sử dụng 5 - 15mg/ngày chia làm 3 lần uống. Mỗi lần cách nhau khoảng 8 giờ.

Với trẻ em: Sử dụng liều khởi đầu khoảng 0,4mg/kg/ngày. Sau đó duy trì sử dụng 0,2mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, mỗi lần uống cách nhau khoảng 8 giờ.

methimazole-co-the-duoc-dung-dieu-tri-cuong-giap-o-ca-nguoi-lon-va-tre-em.webp

Methimazole có thể được dùng điều trị cường giáp ở cả người lớn và trẻ em

Xử lý quên, quá liều hoặc ngưng liều

Trong trường hợp quên, quá nhiều hoặc có ý định ngừng dùng thuốc, bạn cần xử lý như sau:

  • Quên liều: Dùng thuốc khi nhớ ra hoặc bỏ qua liều này nếu sắp tới thời điểm uống thuốc. Không dùng thêm liều để bù vào phần thuốc đã quên.
  • Quá liều: Khi dùng quá liệu, người bệnh sẽ có triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau khớp, nhức đầu, sốt, da nhợt nhạt và dễ bầm tím, chảy máu,... Nếu xuất hiện các triệu chứng trên hoặc nghi ngờ mình sử dụng thuốc quá liều, bạn nên gọi cấp cứu để được điều trị kịp thời.
  • Ngưng liều: Methimazole cần được sử dụng duy trì trong thời gian lâu dài. Bạn không được tự ý ngừng sử dụng thuốc khi thấy triệu chứng bệnh cải thiện nhưng chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.

>>>XEM THÊM: Cường giáp nguy hiểm ra sao? Làm sao để điều trị bệnh hiệu quả?

Những vấn đề cảnh báo khi dùng Methimazole

Một số người sử dụng Methimazole điều trị cường giáp có thể gặp phải tác dụng không mong muốn. Dưới đây là một số cảnh báo bạn nên nắm rõ trước khi dùng thuốc.

Cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc Methimazole

Dưới đây là danh sách tác dụng phụ có thể gặp phải khi bạn sử dụng thuốc sắp xếp theo mức độ phổ biến. Cụ thể như sau:

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Giảm bạch cầu nhẹ ở cả người lớn và trẻ em.
  • Phát ban, ngứa da, bỏng rát da, sưng tấy, rụng tóc bất thường
  • Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Bệnh bạch cầu hạt với các triệu chứng như ớn lạnh, viêm họng, ho, nhiễm khuẩn, khàn giọng.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Đau khớp, đau cơ, viêm khớp.
  • Viêm dây thần kinh ngoại biên.
  • Mất vị giác, buồn nôn, nôn.

Các tác dụng phụ này thường xảy ra vào thời gian đầu bạn sử dụng thuốc và thường sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên nếu chúng kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn thì hãy báo cho bác sĩ.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Các bệnh về máu như suy tủy, giảm tiểu cầu, giảm prothrombin huyết với các triệu chứng xuất huyết, da bầm tím, phân chuyển màu đen,...
  • Các bệnh về gan như viêm gan, hoại tử gan với biểu hiện vàng mắt, vàng da,..
  • Các bệnh khác như viêm thận, viêm phổi kẽ.
  • Tăng thể tích bướu giáp nếu sử dụng lâu dài.
  • Phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt,...
  • Nhiễm trùng thuốc với các triệu chứng như cảm giác ớn lạnh, sốt, đau họng, miệng lở loét, khó nuốt, da xanh xao, dễ bị bầm tím,...

Ngoài ra bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác không thuộc danh sách trên. Nếu gặp phải bất cứ dấu hiệu nào, hãy báo ngay cho bác sĩ để được cấp cứu nhanh chóng.

Cảnh báo về chống chỉ định khi dùng Methimazole

Những đối tượng sau đây không sử dụng thuốc:

  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với Methimazole.
  • Người mắc chứng suy gan nặng.
  • Người đang mắc các bệnh về máu như suy tủy, mất hạt bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng hoặc đang có dự định mang thai.

Còn với những đối tượng dưới đây cần thận trọng khi sử dụng thuốc:

  • Người đang chuẩn bị phẫu thuật cần thông báo cho bác sĩ về việc đang sử dụng Methimazole.
  • Phụ nữ mang thai từ 3 tháng trở lên.

phu-nu-cho-con-bu-khong-nen-dung-methimazole.webp

Phụ nữ cho con bú không nên dùng Methimazole

Cảnh báo về tương tác thuốc của Methimazole

Các loại thuốc khi sử dụng chung với Methimazole có thể tạo thành những tương tác thuốc không mong muốn. Báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc nằm trong danh sách dưới đây:

  • Các loại thuốc Aminophylin, Oxtriphylline hoặc Theophylin: Dùng chung với Methimazole sẽ làm tăng liều lượng của chúng.
  • Các loại thuốc có iod như Amiodarone, Iodoglycerol, Iod hoặc Kali iodid: Dùng chung với Methimazole sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc.
  • Các loại thuốc chống đông máu (Coumarin, Indandion, Warfarin): Dùng với Methimazole sẽ làm tăng tác dụng của thuốc chống đông.
  • Các loại thuốc chẹn beta, glycosid tim: Cần giảm liều lượng khi sử dụng chung với Methimazole.
  • Muối iod phóng xạ I-131: Dùng chung với Methimazole sẽ làm giảm tác dụng của muối I-131.

Lưu ý từ dược sĩ khi sử dụng Methimazole

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Methimazole, người bệnh cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh. Cụ thể như sau:

Với chế độ ăn uống: Người bị cường giáp nên sử dụng các thực phẩm hỗ trợ điều hòa hormone tuyến giáp như các loại rau họ cải, vitamin D và omega 3, kẽm, sữa, đạm thực vật,.. Đồng thời bạn nên hạn chế các thực phẩm dẫn tới bệnh cường giáp như thực phẩm giàu iod, cafein, đồ ăn nhiều đường, các loại thịt đỏ, rượu bia,...

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ: Bên cạnh việc sử dụng Methimazole, người bệnh hoàn toàn có thể phối hợp thêm các sản phẩm thảo dược chứa thành phần như: Hải tảo, lá neem, ba chạc, khổ sâm nam,... có tác dụng điều hòa miễn dịch, ổn định nồng độ hormone tuyến giáp. Hải tảo đã được nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa miễn dịch, cải thiện triệu chứng của cường giáp. Đặc biệt, tác dụng của hải tảo được tăng lên khi kết hợp cùng với lá neem, bán biên liên, khổ sâm nam,... Để hỗ trợ điều trị cường giáp hiệu quả, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm chứa các thành phần trên.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Methimazole thường dùng để điều trị cường giáp. Khi sử dụng, bạn cần tuân thủ theo đơn thuốc và chỉ dẫn sử dụng do bác sĩ đưa ra.

Toàn bộ thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo thêm. Nếu bạn gặp phải những vấn đề trong quá trình sử dụng thuốc, hãy vui lòng liên hệ 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn.

Link tham khảo

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-7251/methimazole-oral/details

https://www.drugs.com/mtm/methimazole.html

https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682464.html

https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/19402-methimazole-tablets

Bình luận